Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành nghề chỉ chuyển đổi chứ không mất đi

Tạp Chí Giáo Dục

Các em đng quá băn khoăn, lo lng v ngh nghip tương lai. Bi tương lai nm trong tay các em t chính ngày hôm nay. Các em hãy không ngng hc tp, rèn luyn, trau di kiến thc đ phát trin bn thân…

Ông Trn Anh Tun (chuyên gia d báo ngun nhân lc) gii đáp thc mc v ngành ngh cho hc sinh Trưng THPT Gia Đnh

Đây là một trong những chia sẻ được các chuyên gia tư vấn đưa ra trong chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức tại Trường THPT Gia Định (Q.Bình Thạnh) vừa qua. Chương trình do Báo Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP và ĐHQG TP.HCM tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Có ngành bác sĩ tâm lý không?

Đây là câu hỏi được nhiều học sinh trong trường quan tâm. Tuy nhiên, theo ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Phó phòng Tuyển sinh và Truyền thông, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM), không có ngành đào tạo nào mang tên bác sĩ tâm lý, mà bác sĩ tâm lý chỉ là một trong nhiều hướng đi của ngành tâm lý học. “Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về hành vi của con người, đi sâu vào các ngõ ngách của đời sống tinh thần con người. Hiện nay, ngành này đang rất phát triển và có ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực của xã hội. Theo đó, ngành này trang bị cho người học những kiến thức về tâm lý con người đặt trong bối cảnh gia đình, công việc, các mối quan hệ đời sống, cách xử lý những tình huống…”, ThS. Phương thông tin. Từ những chia sẻ này, ThS. Phương cho hay, các ngã rẽ của ngành tâm lý học là rất lớn. Sau khi ra trường, người học có thể trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý tại doanh nghiệp, công ty, chuyên viên tư vấn tâm lý trong trường học, chuyên viên phụ trách bộ phận về nhân sự, marketing, chăm sóc khách hàng. Riêng muốn trở thành bác sĩ tâm lý thì người học cần trang bị thêm những khóa học kiến thức về y tế.

“Để theo ngành tâm lý học, các em cần phải có tố chất thích khám phá thế giới nội tâm, biết lắng nghe và chia sẻ. Trong vai trò giúp người khác thay đổi nhận thức, hành vi theo hướng tích cực, các em còn phải có thêm tố chất kiên nhẫn, hòa nhã, chịu được áp lực trong công việc về tâm lý, có năng khiếu giao tiếp…”, ThS. Phương chỉ ra.

Nên hc ngành kinh doanh quc tế hay qun tr kinh doanh?

Giải đáp băn khoăn này của một số học sinh, ThS. Lê Dũng (Trưởng phòng Đào tạo, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho biết quản trị kinh doanh và kinh doanh quốc tế là hai ngành thuộc khối kinh tế nhưng lại đi sâu theo những hướng khác nhau. Trong đó, ngành quản trị kinh doanh học về những hoạt động kinh doanh thuần túy của một doanh nghiệp, cung cấp kiến thức về hàng hóa, xây dựng, phát triển kinh doanh, giúp người học có cái nhìn về marketing, truyền thông… Đặc biệt là những kiến thức về thương mại điện tử bên cạnh kiến thức quản trị doanh nghiệp, quản trị con người để làm sao nhân sự cống hiến cho doanh nghiệp. Ngược lại, ngành kinh doanh quốc tế nghiêng về hướng quốc tế với những kiến thức về tài chính, ngoại thương, xuất nhập khẩu… “Vài năm trở lại đây, kinh doanh quốc tế là ngành học phát triển mạnh, rất đông sinh viên theo học. Cơ hội phát triển của ngành này cũng rộng mở, khi ra trường người học có thể làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Còn với ngành quản trị kinh doanh, khi ra trường người học có thể làm việc trong nhiều lĩnh vực, ở nhiều vai trò khác nhau ngoài kinh doanh”, ThS. Dũng chia sẻ.

Hiện nay có nhiều trường đào tạo 2 ngành trên, mỗi trường có những thế mạnh riêng. Để có cái nhìn toàn diện, cụ thể về hai ngành này, lời khuyên được ThS. Dũng đưa ra là người học nên tìm hiểu kỹ thông tin tuyển sinh, mức học phí, chương trình đào tạo ở nhiều trường để có thể chọn lựa được môi trường học tập phù hợp với khả năng của bản thân và điều kiện kinh tế gia đình cũng như hướng phát triển ngành nghề sau này.

Trường hợp nào thì được phép học song bằng?

Theo ThS. Trần Nam (Trưởng phòng Truyền thông và Quan hệ doanh nghiệp Trường ĐH KHXH-NV, ĐHQG TP.HCM), học song bằng là học song song hai ngành cùng một lúc trong một trường. Thông thường, điều kiện để học song bằng là người học phải đủ điều kiện để theo học một ngành nào đó của trường trong năm đầu tiên. Đến năm thứ hai, nếu điểm bình quân các môn học đạt từ 6,5 trở lên, người học được phép đăng ký ngành học thứ hai. “Tùy từng trường sẽ có những quy định riêng về các ngành học mà sinh viên được phép học song bằng. Ở Trường ĐH KHXH-NV TP.HCM, các ngành sinh viên được phép đăng ký học song bằng là báo chí, du lịch, tiếng Anh, Nhật Bản học…”, ThS. Nam cho biết.

Ngoại ngữ tốt dễ chinh phục nhà tuyển dụng

Tại chương trình tư vấn hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 12 năm học 2019-2020 tổ chức ở Trường THPT Hiệp Bình (Q.Thủ Đức) mới đây, Nguyễn Thị Hồng Sinh (lớp 12 A6) chia sẻ: “Em dự định theo học ngành quản trị khách sạn nhưng khả năng ngôn ngữ rất yếu thì phải làm sao?”. Với vấn đề này, ThS. Nguyễn Xuân Luyện (Phó ban Tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết: Hiện nay bất cứ ngành nghề nào cũng cần đến ngoại ngữ. Quản trị khách sạn nằm trong khối ngành dịch vụ gồm 3 ngành có liên quan đến nhau là: Quản trị du lịch và dịch vụ lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị khách sạn. Học ngành quản trị khách sạn, sinh viên sẽ được học tất cả lĩnh vực liên quan về quản lý một khách sạn, các kỹ năng, những bộ phận liên quan đến khâu quản lý khách sạn. Ngoài kiến thức và kỹ năng được học trên lớp, sinh viên được thực hành tại các khách sạn mô phỏng tại trường, hoặc kiến tập tại các khách sạn bên ngoài; tuy nhiên, tiêu chí quan trọng nhất của nghề vẫn là ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt, năng động. Do đó, khi quyết định lựa chọn ngành nghề, các em cần chăm chỉ trau dồi kiến thức ngoại ngữ. Theo đó, khi có ngoại ngữ tốt, các em dễ chinh phục nhà tuyển dụng, thuận lợi hơn trong quá trình làm việc.

H.Thương

Bổ sung thêm, ThS. Lê Dũng cho hay, trong quá trình học song bằng, nếu ngành học chính không đạt yêu cầu học tập thì sinh viên phải ngưng ngành học thứ hai. “Bất luận thế nào, các em cũng phải tốt nghiệp ngành học chính trước, sau đó mới có thể tốt nghiệp ngành học thứ hai”, ThS. Dũng nhấn mạnh.

Trong khi đó, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương đưa ra lời khuyên: Trước khi lựa chọn ngành nghề theo học, các em nên tính toán kỹ lưỡng, cân nhắc nhiều yếu tố để lựa chọn được một ngành học phù hợp nhất. Trước hết, các em nên quan tâm đúng một ngành thôi, ngành mà mình yêu thích nhất để theo học thật chuyên sâu, bài bản. Các ngành nghề hiện nay được đào tạo rất linh hoạt và đa dạng, vì thế học một ngành nhưng khi ra trường, các em có thể làm được nhiều nghề. Quan trọng là trong quá trình học, các em tích lũy được những kiến thức gì để thích nghi với nghề nghiệp sau này.

Các ngành nghề chỉ chuyển đổi chứ không mất đi

Trước lo lắng của học sinh về việc trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngành nghề truyền thống có thể bị mất đi và bị máy móc thay thế, ông Trần Anh Tuấn (chuyên gia dự báo nguồn nhân lực) khẳng định: Tương lai các ngành nghề sẽ không mất đi mà chỉ được gắn với công nghệ để chuyển đổi sang tầm cao hơn. Quá trình chuyển đổi như thế nào thì có thể chính các em sẽ là những người quyết định và vận hành. Tuy nhiên, robot chỉ có thể thay thế con người ở một số công việc tay chân đơn giản. “Vậy tương lai việc làm sẽ như thế nào?”. Đây là câu hỏi lớn. Các em có thể sẽ làm trong doanh nghiệp Nhà nước, tư nhân, nước ngoài, có thể dịch chuyển lao động sang ASEAN, quốc tế hay có thể sử dụng công nghệ và tri thức để khởi nghiệp. Rất đa dạng. Nhưng điều chắc chắn là tương lai thế giới cần nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ có sự am hiểu về chuyên môn mà còn kỹ năng, ngoại ngữ. Các em đừng quá lo lắng tương lai sẽ vận hành như thế nào. Tương lai nằm trong tay các em ngày hôm nay.

Bài, ảnh: Đ.Yến

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)