Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành nghề nào còn đào tạo thì xã hội vẫn rất cần

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là nhn mnh ca các chuyên gia trong chương trình hưng nghip “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 17 din ra ti Trưng THPT Hùng Vương (Q.5) mi đây. Chương trình do Tp chí Giáo dc TP.HCM phi hp cùng S GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát trin GD-ĐT phía Nam (B GD-ĐT) t chc, vi s đng hành ca Trưng ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trưng ĐH Công ngh TP.HCM.

Chuyên gia đang tư vấn cho các em học sinh Trường THPT Hùng Vương

 

Có trình đ làm nhng công vic “cao cp”

Trong chương trình tư vấn, nhiều học sinh bày tỏ sự quan tâm đối với một số ngành nghề “hot” hiện nay. Cụ thể, em Nguyễn Phúc (học lớp 12A19) chia sẻ: “Em nghe một số người nói rằng học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường làm shipper, không biết thông tin này có đúng không?”. Ông Huỳnh Văn Thanh (đại diện Gloucetershire Việt Nam) khẳng định, nghề shipper chỉ là một phần nhỏ trong ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng. Công việc shipper chỉ dành cho những người không có bằng cấp, không có cơ hội học cao. Còn với người học hành có bằng cấp, có kiến thức và kinh nghiệm thì làm những công việc khác, “cao cấp” hơn. Theo đó, người học ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra trường sẽ làm những công việc: Chuyên viên quản trị kinh doanh dịch vụ vận tải, kinh doanh xuất nhập khẩu, chăm sóc khách hàng trong các công ty dịch vụ logistics; chuyên viên điều phối dịch vụ logistics, điều phối đơn hàng, phương tiện vận chuyển, quản lý kho bãi, quản lý vận chuyển, giám sát đối tác cung cấp dịch vụ logistics trong các công ty sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, người học cũng có thể làm nghiên cứu và giảng dạy tại các viện nghiên cứu, trường ĐH, CĐ. “Ngày nay, ngành logistics và quản lý chuỗi cung ứng là xương sống của thương mại điện tử. Hoạt động này không chỉ phát triển trong nước mà còn ra cả thế giới. Vì lẽ đó, người học ngành này sẽ có nhiều cơ hội việc làm, không có chuyện học xong ra trường phải đi làm shipper như một số tin đồn”, ông Huỳnh Văn Thanh nói.

Tương tự, em Tuyết Nhi (học lớp 12A21) băn khoăn: “Em thấy có nhiều trường đào tạo ngành quản trị kinh doanh nhưng không biết trong tương lai ngành này phát triển như thế nào?”. ThS. Võ Ngọc Nhơn (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho hay, năm 2023, trên nền tảng TikTok xuất hiện thông tin một số ngành học “vô dụng”, trong đó có ngành quản trị kinh doanh. Tuy nhiên, thông tin này mang tính chủ quan, không có căn cứ để chứng minh đó là ngành “vô dụng”. Vì hiện nay số lượng doanh nghiệp mới được thành lập nhiều, họ rất cần nguồn nhân lực. Trong khi đó, các trường cũng đang đào tạo ngành quản trị kinh doanh, và trường học chỉ đào tạo những ngành nghề xã hội đang cần. Như vậy, chứng tỏ ngành quản trị kinh doanh không phải là ngành học “vô dụng” như mạng xã hội thông tin. “Học ngành nghề nào cũng vậy, các em không nên lo lắng ra trường sẽ không có việc làm, vì những người thất nghiệp đa phần là những người không có năng lực hoặc kén chọn công việc. Những người có kiến thức, kỹ năng và sẵn sàng vượt qua khó khăn sẽ có được công việc như mong muốn”, ThS. Nhơn nhấn mạnh.

Một học sinh nam trong trường nhờ ban tư vấn giải đáp thông tin ngành nghề đào tạo hiện nay

Giải đáp thêm cho các em học sinh về cách thức tăng tính cạnh tranh trong ngành truyền thông đa phương tiện, ThS. Võ Ngọc Nhơn cho rằng bên cạnh kiến thức, các bạn trẻ phải tăng cường trau dồi, rèn luyện kỹ năng, chuyên môn. “Có nhiều người không học ngành truyền thông đa phương tiện nhưng làm nghề rất tốt. Tuy nhiên, những người này cũng có những hạn chế nhất định. Nếu có kiến thức thì chúng ta sẽ làm việc một cách có hệ thống, biết đón được xu hướng, nắm được cơ hội. Còn khi gặp khó khăn, chúng ta cũng giải quyết vấn đề nhanh chóng, hạn chế những tổn thất không mong muốn. Nền tảng kiến thức tốt còn giúp chúng ta trụ được lâu dài với công việc, mức độ thành công cao”, ThS. Võ Ngọc Nhơn cho biết.

Chưa có ngành ngh nào b “trí tu nhân to hóa”

Trao đổi với các chuyên gia, em Ngọc Châu (học lớp 12A14) thắc mắc: “Ngành thiết kế đồ họa hiện bị ảnh hưởng nhiều bởi trí tuệ nhân tạo (AI). Vậy trong tương lai ngành này có bị thay thế hoàn toàn bởi AI không?”. ThS. Trần Minh Phăng (Trưởng ban Đào tạo, Trường ĐH Greenwich Việt Nam) cho biết, xu hướng trên thế giới AI có thể thay thế con người trong nhiều ngành nghề nhưng không thể thay thế hoàn toàn. Trong ngành thiết kế đồ họa, AI chỉ thay thế con người làm những công việc theo công thức, còn những công việc đòi hỏi sự sáng tạo thì AI không thể thay thế. “Khi học ngành thiết kế đồ họa, người học sẽ được đào tạo những gì mà AI không thể thay thế. Đó là tư duy thẩm mỹ, các trường phái hội họa… Muốn “cạnh tranh” với AI đòi hỏi người học phải biết làm chủ công nghệ, biết cập nhật xu hướng mới để ứng dụng trong công việc. Cho nên, các em hãy yên tâm học ngành thiết kế đồ họa”, ThS. Trần Minh Phăng cho biết.

Trong khi đó, em Minh Hòa (học lớp 12A10) bày tỏ: “Em thích học ngành quản trị sự kiện nhưng ngành này lại nằm trong ngành quan hệ công chúng hoặc du lịch, trong khi em không thích học hai ngành này. Vậy em nên lựa chọn như thế nào?”. TS. Phan Bảo Giang (Trưởng khoa Marketing, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) thông tin, trước đây ngành quản trị sự kiện chỉ là chuyên ngành của hai ngành quan hệ công chúng và du lịch, sinh viên phải học đến năm 3, năm 4 mới lựa chọn được. Tuy nhiên, hiện nay nhiều trường đào tạo ngành quản trị sự kiện riêng biệt, sinh viên có thể lựa chọn học ngay từ đầu. Muốn theo học ngành quản trị sự kiện, người học phải có tính kỷ luật. Đây là yếu tố quan trọng, nếu không có kỷ luật sẽ khó thành công khi tổ chức sự kiện. Ngoài ra, ngành quản trị sự kiện cũng cần sự sáng tạo, giỏi tương tác, giao tiếp. “Yếu tố nữa để người học thành công trong lĩnh vực này là sự trải nghiệm. Khi có trải nghiệm sẽ giúp chúng ta đúc kết được nhiều bài học, giúp công việc ngày càng tiến bộ, phát triển”, TS. Phan Bảo Giang chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)