Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành Tài chính- ngân hàng: Đầu vào ngất ngưởng

Tạp Chí Giáo Dục

Ngành Tài chính- ngân hàng mấy năm trở lại có số lượng thí sinh dự tuyển đông nghịt, điểm đầu vào cao chót vót lên tới 24-26 điểm. Nhiều thí sinh đăng ký dự thi vì được mê hoặc bởi cái tên mĩ miều khác của ngành này: “phù thủy đồng vàng”.

Ngành tài chính ngân hàng trong nhu cầu khát nhân lực và nhu cầu học ngày càng trở thành mũi nhọn của nhiều trường. Nhưng điểm đầu vào ở các trường đều ở top cao.
Một số trường uy tín như Ngoại thương, Đại học Kinh tế (ĐHQGHN), Học viện Ngân hàng, Học viện tài chính, ĐH Kinh tế- ĐHQGHN điểm chuẩn dao động từ 24 -26 điểm. Các trường thấp hơn một chút như Thương mại, DHDL Phương Đông,… điểm chuẩn cũng trên dưới 20 điểm.
Mục tiêu tổng quát của chương trình cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng là nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, có năng lực đảm nhiệm các công việc chuyên môn trong các doanh nghiệp, các ngân hàng, tổ chức tài chính và các tổ chức quốc tế.
Ngành tài chính-ngân hàng là đào tạo cử nhân Kinh tế có kiến thức sâu rộng và hiện đại về tài chính công và tài chính doanh nghiệp; có khả năng phân tích và đánh giá các chính sách tài chính đối với sự phát triển của kinh tế- xã hội.
Tổ chức và thực hiện các hoạt động tài chính của doanh nghiệp một cách có hiệu quả; có khả năng hoạch định chính sách tài chính công và tài chính doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu kinh tế- xã hội đã định.
Bên cạnh đó có thể giải quyết những vấn đề phát sinh thực tiễn trong công tác quản lý hoạt động của các tổ chức tín dụng, có khả năng phân tích, xây dựng và thực hiện các dự án kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng.
Về kiến thức: Chương trình trang bị cho người học những kiến thức tiếp cận với tri thức hiện đại của khu vực và thế giới về lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng, bồi dưỡng năng lực tư duy thực tế để người học có thể ứng dụng những kiến thức được trang bị vào điều kiện ở Việt Nam.
Về kỹ năng: Sinh viên được trang bị những kỹ năng xử lý các nghiệp vụ, kỹ năng phân tích và xử lý tình huống, kỹ năng lãnh đạo và các giá trị đạo đức nghề nghiệp từ đó nâng cao khả năng thành công trong môi trường làm việc hiện đại. Sinh viên sẽ có kỹ năng phân tích, đánh giá, dự báo các vấn đề tài chính ngân hàng, đồng thời có các kỹ năng tác nghiệp hiệu quả trong lĩnh vực Tài chính – Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Về trình độ ngoại ngữ: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh ở mức độ khá, có thể xử lý các tài liệu chuyên ngành tài chính ngân hàng bằng tiếng Anh.
Vị trí làm việc sau tốt nghiệp: Sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhận vai trò là cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách tại các cơ quan quản lý Nhà nước, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và các viện nghiên cứu, hoặc trực tiếp tác nghiệp tại các doanh nghiệp, các định chế tài chính ngân hàng và phi ngân hàng, nhất là trong lĩnh vực mới ở Việt Nam hiện nay như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư…
Sinh viên tốt nghiệp ngành Tài chính – Ngân hàng sẽ có thế mạnh trong công tác phân tích, đánh giá và dự báo tài chính đồng thời cũng có thể đảm nhận các công việc liên quan đến nghiệp vụ thực tế.
Nền tảng kiến thức cơ bản, có hệ thống và phương pháp nghiên cứu được trang bị là cơ sở quan trọng để cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng tiếp tục nghiên cứu ở những cấp học cao hơn ở trong và ngoài nước hoặc tự bổ sung kiến thức khi thâm nhập vào thực tế công tác.
Tài chính – Ngân hàng là một ngành khá là rộng. Ở rất nhiều nước thì ngành Tài chính – Ngân hàng và Kế toán thường đi kèm với nhau.
Ngành học này liên quan đến tất cả các dịch vụ giao dịch, luân chuyển tiền tệ chính vì vậy nó có rất nhiều các lĩnh vực chuyên ngành hẹp mà tuy thuộc vào mục tiêu đào tạo của từng trường.
Về mặt vi mô chúng ta có thể chia ngành Tài chính – Ngân hàng thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Chuyên ngành quan trọng số 1 là chuyên ngành Tài chính. Hầu hết các khoa Tài chính – Ngân hàng ở các trường ĐH trên thế giới đều có chuyên ngành này. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì chưa có chuyên ngành Tài chính một cách đúng nghĩa mà thay vào đó là chuyên ngành Tài chính doanh nghiệp.
Chuyên ngành quan trọng số 2 là chuyên ngành Ngân hàng.
Bên cạnh các chuyên ngành Tài chính và chuyên ngành Ngân hàng thì có rất nhiều chuyên ngành chuyên sâu khác. Chẳng hạn như, chuyên ngành Phân tích tài chính, Kinh tế học tài chính…
Ngành Tài chính – Ngân hàng đòi hỏi sự sáng tạo và tính năng động. Yêu cầu thứ 2 là đòi hỏi người học cần có tính sáng tạo. Làm trong lĩnh vực tài chính Ngân hàng mà không có tính sáng tạo thì chỉ có thể trở thành nhân viên làm các công việc hết sức đơn giản như Thu ngân chẳng hạn.
Yếu tố thứ 3 cũng khá là quan trọng đó là tính năng động. Sinh viên ngoài việc học các kiến thức về Tài chính – Ngân hàng thì cần phải có các kỹ năng mềm như giao tiếp với khách hàng, giới thiệu sản phẩm, thuyết phục khách hàng.
Điểm chuẩn năm 2010 của ngành Tài chính- ngân hàng như sau:
ĐH Kinh tế (ĐHQGHN) khối A và khối D1 cùng 21 điểm
Học viện Ngân hàng: khoa Ngân hàng là 23,5, các thí sinh còn lại có mức điểm từ 22,0 đến 23,0, sẽ học tại khoa Tài chính.
Học viện Tài chính: Khối A: 21 điểm, D1: 28 điểm
ĐH Ngọai thương: Khối A: 24 điểm, khối D: 22 điểm.
ĐH Thương Mại: 20 điểm
Đỗ Hợp/ TPO

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)