Với sự nở rộ của các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần, tổ chức tài chính trong và ngoài nước với một tiềm lực rất lớn về vốn và công nghệ tiên tiến, chế độ lương bổng cao, môi trường làm việc năng động là động lực thu hút về nguồn nhân lực trong nước, tạo ra những cơn sốt về nhân sự cho ngành tài chính – ngân hàng (TC-NH). Đây chính là cơ hội cho những sinh viên ngành TC- NH có năng lực thực sự.
“Cơn khát” nguồn nhân lực
Với một hệ thống dày đặc, gồm 5 NHTM cổ phần Nhà nước, 34 ngân hàng cổ phần đô thị, 34 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 5 ngân hàng liên doanh, 74 công ty chứng khoán vừa môi giới vừa kinh doanh, trên 50 quỹ đầu tư (đó là chưa kể đến một số ngân hàng mới được thành lập như Ngân hàng FPT, Liên Việt, Bảo Việt…). nên đòi hỏi một nguồn nhân lực rất lớn, nhất là nhân lực có kinh nghiệm làm việc. Và trong năm 2007, số nhân viên của nhiều NHTM tăng từ 30% – 70%.
Theo kết quả đánh giá các chỉ số nhân lực của Công ty Tư vấn Navigos, chỉ tính riêng quý II năm 2007, nhu cầu nhân lực kế toán, TC – NH của ngành ngân hàng tăng trên 1.300 người (tăng 383%). Còn nếu xét về tốc độ gia tăng của thị trường, thì nguồn nhân lực của ngành ngân hàng chiếm tỷ lệ 57%, tiếp đến là kế toán và tài chính với 42%. Bên cạnh đó, tài chính hiện nay là một trong những ngành đang thu hút nhân lực quản lý cao nhất như: kiểm toán, giám đốc tài chính, thẩm định giá, tư vấn tài chính, chuyên viên ngân hàng… Theo Giám đốc nhân sự của Công ty TNHH Bảo hiểm Quốc tế Mỹ (Việt Nam – AIA), tài chính là ngành “hot” trên thị trường lao động trong thời gian tới, bởi các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang giành giật nhân lực lẫn nhau. Mức lương trên thị trường tăng bình quân 12,4%/năm thì ngành tài chính tăng ở mức 25%/năm.
“Cung” nhiều nhưng “cầu”vẫn thiếu
Hiện nay, Học viện Ngân hàng (Hà Nội) và ĐH Ngân hàng TP.HCM là 2 nơi đào tạo
Được biết, từ thời điểm đầu năm đến nay để thu hút nguồn nhân lực, các NHTM liên tục mở các đợt tuyển dụng nhân sự với những điều kiện khá thông thoáng. Ví như Sacombank không giới hạn thời gian tiếp nhận hồ sơ dự tuyển, ứng viên có thể được mời phỏng vấn chỉ sau vài ngày kể từ thời điểm nộp hồ sơ. Techcombank thì quy định các ứng viên nộp hồ sơ trước để được bố trí thi tuyển ngay trong tháng, riêng những trường hợp chưa đạt yêu cầu trong đợt phỏng vấn lần đầu vẫn có cơ hội phỏng vấn lần sau. |
nguồn nhân lực chủ yếu cho ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Ngoài ra, để làm việc trong lĩnh vực này, sinh viên có thể học tại các trường khối kinh tế như Học viện Tài chính, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Kinh tế Đà Nẵng và khoa Kinh tế của một số trường ĐH khác. Tính đến giữa năm 2007, cả nước có 33 trường đào tạo về ngành TC – NH trình độ ĐH, 16 trường CĐ, 8 trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đào tạo TC – NH với quy mô đào tạo trong những năm qua tăng nhanh. Trung bình mỗi năm có trên 46.000 SV chính quy và hơn 30.000 SV vừa học vừa làm mới tốt nghiệp ra trường; trên 17.000 SV CĐ hệ chính quy và 31.000 SV vừa học vừa làm. Mỗi năm số học sinh TCCN ngành TC – NH ra trường từ 2.700 – 3.000 người, đồng thời có khoảng 100 người tốt ngiệp từ nước ngoài về làm việc cho các ngân hàng. Đây quả thực là một con số không nhỏ thế nhưng các chuyên gia lại nhận định, nguồn nhân lực ngân hàng vẫn thiếu hụt trầm trọng và không đáp ứng đủ nhu cầu. Do nguồn “cung” thấp hơn “cầu” quá nhiều nên hầu hết SV TC – NH tuy chưa tốt nghiệp nhưng trên lý thuyết chắc chắn đã có việc làm, thậm chí nhiều ngân hàng còn thu hút chất xám đối với những SV khá giỏi đang học năm thứ 3, 4.
Vì sao vẫn thiếu?
Trên thực tế, số lượng SV ngành TC – NH ra trường là không ít, nhưng nhân lực trong ngành này vẫn rơi vào tình trạng thiếu hụt. Điều này xảy ra nghịch lý: số lượng người theo học ngành TC – NH là rất cao, thậm chí dư thừa nhưng các nhà tuyển dụng đều cho rằng mình luôn trong tình trạng khan hiếm nhân lực.
Giải thích về lý do này, các nhà tuyển dụng cho biết: các ứng viên có thể làm bài kiểm tra kiến thức tổng thể rất tốt, nhưng khi phỏng vấn hoặc thử việc lại bộc lộ những khiếm khuyết về khả năng giao tiếp, cũng như những kỹ năng bổ trợ khác. Phần lớn các nhân viên mới đều cần thêm thời gian từ 2-6 tháng để đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ kỹ năng làm việc.
Nguyên Hải
Bình luận (0)