Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Ngành truyền thống có bị “lép vế” trước ngành mới?

Tạp Chí Giáo Dục

S ra đi ca các ngành mi khiến cho nhng ngành truyn thng tưng chng b m nht, không còn đưc quan tâm. Tuy nhiên, ngưi hc không nên quá lo lng, biết phân bit gia ngành nào truyn thng và ngành nào mi. Nếu các em đã đam mê, yêu thích và quyết tâm theo đui thì cơ hi s đến, có th tr thành ngưi “hot” trong ngành.

Chuyên gia đang tư vấn cho các em học sinh trong Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 17 

Đó là chia sẻ của các chuyên gia trong Chương trình hướng nghiệp “Cùng bạn chọn nghề cho tương lai” lần thứ 17 năm học 2024-2025. Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐHQG TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Ngành cũ nhưng… ngh mi

Trong chương trình tư vấn tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Q.5), một học sinh lớp 12 chia sẻ: “Em rất thích ngành báo chí nhưng nghe nói học ngành này rất khó xin việc, báo giấy hiện gặp nhiều khó khăn vì bạn đọc thích đọc báo mạng hơn. Vậy em có nên theo đuổi ngành báo chí hay chọn ngành khác phù hợp với xu thế hơn?”.

TS.Phạm Tấn Hạ (Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) cho hay, báo chí là một trong những ngành đang được nhà trường đào tạo. Nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành báo chí đã tìm được công việc tại các tòa soạn báo. Cũng có sinh viên học ngành báo chí nhưng lại làm công việc truyền thông tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp… với mức thu nhập hấp dẫn. Như vậy, sinh viên học ngành báo chí vẫn có thể làm những vị trí công việc khác chứ không chỉ giới hạn ở việc làm báo. Thông tin báo giấy ngày nay gặp khó khăn là đúng, nhưng ngược lại báo mạng lại phát triển mạnh. Đáp ứng xu thế đó, các tòa soạn báo đã ứng dụng công nghệ để đưa thông tin đến bạn đọc. Và dù báo giấy hay báo mạng thì những bài báo đó đều do phóng viên thực hiện. Cho nên, học báo chí ở thời nào cũng cần thiết vì có những vị trí việc làm phù hợp với từng thời điểm. “Trước sự phát triển của những ngành mới, các em đừng nghĩ ngành truyền thống không được quan tâm. Những ngành nào còn trong danh mục đào tạo thì ngành đó vẫn còn giá trị, thị trường lao động vẫn cần. Vì vậy, các em cứ an tâm lựa chọn ngành nghề. Nếu chúng ta có kiến thức, có kỹ năng và bản lĩnh chắc chắn sẽ không bị thất nghiệp”, TS. Phạm Tấn Hạ nói.

Thông tin đến học sinh Trường THPT Trưng Vương (Q.1) về tiềm năng của ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành hiện nay, ThS. Nguyễn Trần Ngọc Phương (Giám đốc Trung tâm Marketing và Phát triển thương hiệu, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho biết, đây là ngành học đòi hỏi sự năng động tối đa, bao gồm quá trình quản lý và điều hành du lịch, chịu trách nhiệm phân công công việc cho các hướng dẫn viên du lịch; nhận thông tin để phối hợp với các bộ phận, cơ quan chức năng giải quyết phát sinh; thiết kế các chương trình du lịch… Hiện nay ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành được xem là ngành “công nghiệp không khói”, là một ngành kinh tế mũi nhọn giàu tiềm năng. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch (Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch), mỗi năm toàn ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cần thêm gần 40.000 lao động. Tuy nhiên, số lượng sinh viên chuyên ngành này ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm, trong đó chỉ hơn 12% có trình độ CĐ, ĐH trở lên. Chính nhu cầu cao về nhân lực đã tạo ra cơ hội lựa chọn việc làm phong phú cho các cử nhân ngành này với mức lương khởi điểm hấp dẫn, khoảng 8-10 triệu đồng/tháng cùng với chế độ ưu đãi tốt. Tại Việt Nam, với sự phát triển của các địa điểm du lịch, đồng thời lượng khách du lịch nước ngoài tăng hằng năm là những dấu hiệu tốt cho người học ngành này trong thị trường lao động. Theo chiến lược phát triển ngành du lịch đến năm 2025, Việt Nam dự kiến đón khoảng 50 triệu du khách, có khoảng 3 triệu việc làm cho ngành du lịch và khách sạn. Thu nhập cao và ổn định cũng là chìa khóa quyết định sự phát triển nhân lực của ngành này trong thời gian tới.

Một học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) nhờ chuyên gia tư vấn cách chọn ngành nghề phù hợp năng lực

Cơ hi làm trong môi trưng quc tế

Lo lắng về sự cạnh tranh của ngành ngôn ngữ Anh, một học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3) hỏi: “Ngày nay rất nhiều người nói được tiếng Anh. Nếu em học ngành ngôn ngữ Anh thì có cơ hội phát triển không?, có việc làm trong môi trường quốc tế không?”. ThS. Nguyễn Bá Anh (Phó Giám đốc Gloucestershire Việt Nam) cho hay, tiếng Anh là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, không chỉ riêng Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đang đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ phổ biến. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, có thể nói rằng tiếng Anh là một phần không thể thiếu đối với bất kỳ lĩnh vực nào. Việc lựa chọn một môi trường học tập phù hợp, có nhiều cơ hội phát triển luôn là vấn đề mà các bạn trẻ quan tâm. “Hiện nay Việt Nam đón rất nhiều công ty, doanh nghiệp đa quốc gia đến làm việc nên rất cần một nguồn nhân lực chất lượng. Ứng viên thành thạo tiếng Anh nói riêng và các ngoại ngữ khác sẽ là một điểm sáng trước nhà tuyển dụng quốc tế”, ThS. Nguyễn Bá Anh chia sẻ.

Thông tin đến một số học sinh lớp 12 về ngành Luật Kinh tế, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh, Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, Luật Kinh tế là một bộ phận của pháp luật về kinh tế, là hệ thống các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành để điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước; trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau. Tốt nghiệp ngành này, người học có thể trở thành chuyên gia tư vấn pháp lý, chuyên viên thực hiện các dịch vụ pháp lý của luật sư hoặc người hành nghề luật sư; chuyên viên tư vấn pháp luật, chuyên viên lập pháp, hành pháp và tư pháp. “Người học ngành Luật Kinh tế nếu có ngoại ngữ vẫn có thể làm việc trong môi trường nước ngoài. Theo đó, các em có thể làm chuyên gia tư vấn cho các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng có vốn đầu tư nước ngoài hoặc hỗ trợ người nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam”, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch cho hay.

Bài, ảnh: H Trinh

Bình luận (0)