Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngành y tế: Sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống của dịch bệnh Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

Do nh hưng ca đi dch Covid-19, năm 2021, đi ngũ y tế ca cc đã tri qua “cuc chiến khc lit nht” trong lch s phát trin ca ngành. Đến nay, s ca mc tuy vn còn nhiu, nhưng s ca t vong gim đáng k. Đây cũng xem như cơ bn kim soát đưc dch bnh. Song, trưc nhng din biến phc tp và khó lưng ca dch bnh Covid-19, ngành y tế các đa phương càng phi n lc hơn na trong năm 2022…


Nhân viên y tế Cn Thơ đến nhà F0 đ phát thuc và tư vn sc khe. Ảnh: Đ.Phượng

Cn Thơ – Bnh vin không đưc t chi F0

Lãnh đạo Sở Y tế TP.Cần Thơ đã khẳng định như vậy tại Hội nghị Tổng kết công tác y tế năm 2021, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022 của ngành y tế.

Theo báo cáo, năm 2021, ngành y tế Cần Thơ cơ bản hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, góp phần đảm bảo an sinh xã hội cho TP và bình an cho nhân dân. Cụ thể, đối với công tác phòng, chống dịch: bệnh sốt xuất huyết giảm 40% so với cùng kỳ; bệnh tay chân miệng tăng 3% nhưng không có ca tử vong. Đặc biệt, đối với đại dịch Covid-19, ngành đã tích cực, quyết liệt trong công tác giám sát, kịp thời tham mưu cho UBND TP các giải pháp và kịch bản ứng phó phù hợp theo từng cấp độ dịch bệnh. Trong đợt dịch từ ngày 8-7-2021 đến 31-12-2021, TP.Cần Thơ ghi nhận 50.141 ca bệnh, điều trị khỏi 83,5% số ca mắc, tỷ lệ tử vong 1,07%. Đến nay TP đã cơ bản thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 theo Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ.

Nói về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022, BS CKII Nguyễn Ngọc Việt Nga – Phó Giám đốc Sở Y tế TP.Cần Thơ – cho biết: ngành đề ra 15 nhiệm vụ kết hợp các chỉ tiêu nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Kế hoạch của TP và Nghị quyết số 20-NQ/TW của Ban chấp hành TW Đảng (khóa XII) “Về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới”. Tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy ngành y tế. Đào tạo nguồn nhân lực y tế có chất lượng chuyên sâu. Đặc biệt quan tâm tuyến y tế cơ sở, theo đó sẽ nâng cao chất lượng nhân lực và đầu tư trang thiết bị tối thiểu cho các trạm y tế, nhất là trong công tác phòng, chống dịch và năng lực các trạm y tế lưu động. Duy trì 100% trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế, tiếp tục triển khai mô hình bác sĩ gia đình kèm quản lý hồ sơ sức khỏe người dân tại trạm…

BS Nga nhấn mạnh: “Ngành y tế tăng cường công tác thanh kiểm tra thuộc các lĩnh vực do ngành quản lý, đặc biệt các hoạt động liên quan công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nâng cao năng lực thu dung, điều trị, giảm tối đa các trường hợp tử vong. Bảo đảm đầy đủ oxy, máy thở, giường cấp cứu và các điều kiện cần thiết. Tổ chức tốt việc điều phối và phân tầng điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế, đảm bảo người bệnh được thu dung, cấp cứu, điều trị kịp thời. Thực hiện rà soát và tiêm ngừa Covid-19 cho các trường hợp chưa tiêm, tiêm chưa đủ mũi, nhất là đối với người cao tuổi, người mắc bệnh nền; Xây dựng kế hoạch tiêm mũi bổ sung cho các đối tượng nguy cơ cao. Đặc biệt năm 2022, tất cả các BV trên địa bàn TP, kể cả BV chuyên khoa, BV quận, huyện phải dành một phần cơ sở để tiếp nhận, điều trị bệnh nhân Covid-19 và điều trị trong khả năng của đơn vị, không được nêu lý do để từ chối bệnh nhân…” .

Tham dự và phát biểu tại đây, ông Dương Tấn Hiển – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Cần Thơ – chỉ đạo các đơn vị liên quan cung cấp trang thiết bị, xe chuyên dụng phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19 cho trung tâm y tế quận, huyện. Về công tác đấu thầu mua sắm vật tư y tế, TP giao Sở Y tế kết hợp Sở Tài chính là đầu mối phụ trách công tác đấu thầu mua sắm vật tư, trang thiết bị, kể cả trang bị hệ thống oxy cho các BV, tạo điều kiện cho các BV tập trung công tác chuyên môn…

TP.HCM – Sn sàng ngun nhân lc

Tại TP.HCM, thực hiện phương châm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”, Sở Y tế TP đã xây dựng 9 nhóm hoạt động trọng tâm của ngành trong năm 2022.

Đó là triển khai các chiến lược y tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19, cụ thể như triển khai hiệu quả công tác tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đến từng người dân TP; Triển khai các hoạt động phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm lưu hành trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19; Nâng cao chất lượng quản lý, chăm sóc và điều trị người mắc Covid-19; Sẵn sàng nguồn nhân lực tuyến đầu và nhân lực chuyên sâu ứng phó với mọi tình huống diễn biến của dịch bệnh Covid-19; Triển khai hiệu quả chiến dịch bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ và các giải pháp làm giảm tử vong do Covid-19; Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức của người dân trong công tác phòng chống, dịch Covid-19.

Đồng thời, ngành y tế cũng khôi phục các hoạt động khám, chữa bệnh và nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh bằng việc tái cấu trúc các cơ sở khám chữa bệnh, đảm bảo thực hiện hai chức năng chăm sóc – điều trị cho người bệnh Covid-19 và không Covid-19; Xác định mô hình bệnh tật hậu Covid-19 và cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tương ứng, đảm bảo quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế; Đẩy mạnh chuyển đổi mô hình hoạt động theo nguyên lý y học gia đình tại trạm y tế; Củng cố năng lực hồi sức cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh sẵn sàng đáp ứng với mọi tình hình dịch bệnh, thảm họa; Triển khai chương trình quản lý và chăm sóc sức khỏe người mắc các bệnh mạn tính; Củng cố hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, dược lâm sàng tại các BV.

Song song đó là triển khai các giải pháp giúp ổn định tài chính cho các đơn vị sự nghiệp trong tình hình dịch bệnh kéo dài như nghiên cứu và đề xuất các cơ chế tài chính giúp cho các đơn vị ổn định tài chính; Thực hiện thanh, quyết toán chi phí phòng chống dịch Covid-19 đảm bảo đúng quy định và đúng thời hạn; Triển khai các giải pháp giúp nâng cao năng lực quản lý tài chính của các đơn vị trực thuộc…

Bên cạnh là phát triển nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe ban đầu và chuyên khoa sâu; Củng cố công tác quản lý của một số đơn vị trực thuộc, xây dựng các đề án trọng tâm về Công nghiệp dược và nâng cao năng lực Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP; Triển khai chuyển đổi số, xây dựng dữ liệu lớn của ngành y tế TP (cụ thể như tạo lập hồ sơ sức khỏe điện tử của người dân trên địa bàn, Xây dựng nền tảng số quản lý dịch bệnh Covid-19…); Đẩy nhanh tiến độ các công trình xây dựng BV (Truyền máu Huyết học, Nguyễn Trãi, Nhi đồng 1, Phục hồi chức năng – Điều trị bệnh nghề nghiệp, Trung tâm Pháp Y), đưa các công trình xây dựng đã hoàn thành đi vào hoạt động có hiệu quả (BV Ung bướu (cơ sở 2), khu kỹ thuật cao của BV Nhân dân 115), nâng cấp cơ sở hạ tầng các trạm y tế phường/xã đủ điều kiện hoạt động theo nguyên lý y học gia đình.

Ngoài ra, ngành y tế TP cũng tập trung đẩy mạnh hoạt động truyền thông; Tăng cường cải cách thủ tục hành chính hướng đến sự hài lòng của người dân; Tăng cường quản lý hành nghề y dược tư nhân…

Đ.Phưng – K.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)