Y tế - Văn hóaSức khỏe đời sống

Ngập nước, coi chừng bệnh ngoài da

Tạp Chí Giáo Dục

Mưa ln, triu cưng khiến nhiu tuyến đưng ngp nng, ngưi dân phi bì bõm trong nưc ô nhim dn đến nguy cơ mc bnh ngoài da.

BS.CKI Võ Th Đoan Phưng đang khám cho mt bnh nhi

Hơn 1 tuần nay, anh Tạ Văn Nhất (40 tuổi, công nhân dọn vệ sinh, Công ty TNHH MTV Dịch vụ công ích Q.8, TP.HCM) phải lội bì bõm trong nước để làm việc nên bị viêm kẽ ngón chân. Anh Nhất kể: “Nước ngập cả tuần nay, công ty có thông báo nước rút thì hãy đi làm việc nhưng rác quá nhiều, sợ đổ không kịp nên tôi vẫn đi làm khi nước còn cao, có khi nước cao gần đầu gối. Do lội trong nước dơ bẩn nhiều nên mấy bữa nay bị nước ăn chân, ngứa, lở loét rất khó chịu, tôi chỉ ngâm phèn chua rồi đi làm tiếp. Nhiều đồng nghiệp của tôi cũng vậy, nhưng không ai đi khám mà chỉ mua thuốc bôi. Có người bôi thuốc thì đỡ, có người càng bôi càng nặng…”.

Bà Nguyễn Thị Nga (P.15, Q.8) cũng cho biết: “Cả tuần nay nước tràn vô nhà, tôi phải dùng xô chậu hắt nước ra. Một ngày chân phải ngâm trong nước dơ mấy lần, lại thêm bệnh phong thấp người già nên chân tôi vừa ngứa, vừa tê, lạnh. Mấy đứa trẻ con trong nhà và quanh xóm thì ham nghịch nước nên bị ngứa, ghẻ, tối nào cũng khóc…”.

Đưa con trai 5 tuổi đến khám tại BV Da liễu, chị Nguyễn Thị Hiền (P.Bình Hưng Hòa, Q.Bình Tân) cho biết: “Cháu bị ngứa, nổi sẩn các mụn ghẻ, nhiều nhất là ở chân. Ban ngày thì ít ngứa nhưng tối ngứa không chịu nổi. Ngủ trằn trọc không yên, cháu cứ dùng chân này chà xát chân kia nên các mụn ghẻ lây lan nhanh và ngày càng nặng hơn…”.

BS.CKI Võ Thị Đoan Phượng – Trưởng phòng Quản lý chất lượng, BV Da liễu TP.HCM – cho biết, trong những ngày triều cường, kèm mưa gây ngập nước sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi nấm phát sinh. Những bệnh lý thường hay gặp như viêm kẽ do nấm (còn gọi bệnh nước ăn chân), vùng da hay bị nhất là những kẽ chân, vùng da bị đỏ hồng, có những mụn da, mụn nước, hoặc mủ trắng; Nhóm các bệnh do nhiễm trùng (viêm da mủ, viêm nang lông, viêm kẽ do vi trùng xâm nhập vào da, chàm da, dị ứng…). Nếu mắc bệnh nhưng không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ lây lan khắp cơ thể và quá trình điều trị khó khăn hơn, tốn kém và mất thời gian hơn.

Khuyến cáo người dân không nên chủ quan với các bệnh ngoài da, nên đến khám bởi các BS da liễu có uy tín để có những tư vấn và điều trị cụ thể. Theo đó, tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ nặng nhẹ của bệnh, các BS sẽ có phác đồ điều trị, lựa chọn nhóm thuốc, liều dùng và đường dùng cho phù hợp để bệnh nhanh thoái lui và không để lại di chứng nặng nề như sẹo xấu. Người dân không nên mua thuốc để tránh tình trạng bệnh nặng và kéo dài hơn.

Cũng theo BS Phượng, đối với các bệnh ngoài da trong mùa mưa, triều cường thì quan trọng nhất vẫn là phòng ngừa bằng cách giữ gìn vệ sinh. Cần dọn vệ sinh môi trường sống và tìm kiếm nguồn nước sạch để sử dụng. Hạn chế tối đa lội hoặc ngâm mình nơi nước bẩn, tù đọng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, cần trang bị giày, ủng, găng tay… Khi đã tiếp xúc với nước bẩn, cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô; Không mặc quần áo ẩm ướt. Nên có sẵn những dung dịch sát khuẩn để rửa vết thương trước khi bôi thuốc hoặc sát trùng sau khi lội nước bẩn. Với những người đã bị bệnh, cần tránh tiếp xúc với nguồn nước bẩn, vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Không dùng chung quần áo, khăn mặt, chậu giặt với người chưa mắc bệnh để tránh bệnh lây lan trong cộng đồng. Tránh gãi để hạn chế làm tổn thương lan rộng…

Bài, ảnh: Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)