Khoa học - Công nghệPhát minh khoa học

Ngày 23/3/1857: Thang máy đầu tiên được đưa vào sử dụng

Tạp Chí Giáo Dục

Thang máy là thiết bị di chuyển ở các tòa nhà cao tầng, các trung tâm thương mại, và hiện nay nó còn được lắp đặt rất nhiều tại các khu biệt thự, nhà thấp tầng, chuyên phục vụ cho việc di chuyển người và hàng hóa giữa tầng này sang tầng khác.
Trước đây khi chiếc thang máy đầu tiên ra đời vào ngày 23 tháng 3 năm 1857 thì có nhiều người hồ nghi về quá trình hoạt động của nó. Vì lúc đó nó là chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới được đưa vào sử dụng, nó được lắp đặt tại 1 nhà hàng ở Broadway của thành phố New York.
Thang máy
Chiếc thang máy đầu tiên ra đời bởi Elisha Otis, một nhà tư bản công nghiệp Mỹ, lúc này ông sử dụng các hệ thống ròng rọc để kéo hoặc thả thang máy lên xuống, đến năm 1870 thì công ty của Elisha Otis là Otis Brothers Company đã có doanh thu lên tới 1 triệu USD, một vài năm sau khi ra đời nó đã cho ra thị trường tới 2.000 thang máy otis.
Và hiện nay thì không chỉ thang máy Otis mà các thang máy của các công ty thang máy khách trên thế giới như thang máy Mitsubshi, thang máy Fuji.. cũng trở thành 1 thành phần không thể thiếu cho các tòa nhà cao tầng.
Chiếc thang máy đầu tiên trên thế giới
Nhưng chiếc thang máy không chỉ dừng lại ở các tòa cao ốc như chung cư, trung tâm thương mại, tòa nhà văn phòng, nhà ở tư nhân…mà hiện nay nhiều hãng thang máy danh tiếng nhất thế giới đang tham vọng về việc chế tạo ra loại thang máy không gian, sau khi chiếc thang máy được hoàn thành sẽ đưa con người vào vũ trụ với chi phí thấp hơn so với các phương tiện hiện nay gấp rất nhiều lần.
Các bước tiến của thang máy đang dần thay thế sức lao động của con người trong xã hội, nó xứng đáng là 1 trong những nền văn minh của nhân loại.
Năm 1929 chiếc thang máy đầu tiên tại Việt Nam xuất hiện được lắp đặt trong dinh thự của doanh nhân người Hoa. Hiện nay đang được bảo tồn tại Bảo tàng Mỹ thuật, Thành phố Hồ Chí Minh như một minh chứng lịch sử. Đây là chiếc thang đầu tiên, duy nhất tại thời điểm bấy giờ mang đầy nét cổ kính đạm giá trị thẩm mỹ.
HT (theo khoahoc.tv)

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)