Kỳ nghỉ Tết kéo dài 2 tuần nhằm dành nhiều thời gian hơn để giáo viên (GV), học sinh (HS) thư giãn và vui xuân. Trong khi HS trung học hớn hở trước kỳ nghỉ dài thì các bé mầm non (MN), tiểu học (TH) chắc chắn sẽ… vui không trọn vẹn khi thiếu cô nuôi giữ trẻ! Còn phụ huynh thì “vắt giò” tìm chỗ gửi con trong những ngày bận rộn nhất của năm.
Mẹ “địu” con đi làm
Từ năm học rồi, thực hiện chủ trương giảm nghỉ hè tăng nghỉ tết, các trường cho HS nghỉ tết 10 – 15 ngày. Trong khi, phần đông phụ huynh là nhân viên, công chức chỉ nghỉ tết vỏn vẹn 5 – 7 ngày cùng hoàn cảnh không người giữ trẻ tại nhà nên buộc lòng phải mang con đến công sở.
Nhiều công ty bỗng dưng… biến thành nhà giữ trẻ với gần cả chục đứa trẻ suốt ngày bi bô đùa giỡn, hay inh ỏi khóc la. Những ngày này đến bất kỳ cơ quan nào cũng nghe chuyện các ông bố bà mẹ có con nhỏ vò đầu bứt tai hỏi thông tin về chỗ giữ trẻ những ngày giáp tết.
Chị Phan Thị Huỳnh Hoa, nhân viên Công ty Kinh doanh địa ốc tại quận 1, than thở: Nhớ lại tết năm rồi tôi còn ngán. Không thuê “ôsin” nên dắt con trai học lớp 2 lên công ty vừa làm vừa giữ. Lúc đầu công ty có trẻ con cũng vui nhưng con nít thường táy máy tay chân làm nhiều người phiền lòng. Giờ càng khổ hơn, đứa gái nhỏ vào lớp 1 hết gửi cô giữ trẻ. Nếu ba nó không chịu giữ 1 đứa, chắc tôi phải giữ cả 2…
Các trường mầm non đang cần hướng dẫn rõ ràng về giữ trẻ trong dịp tết. Ảnh: MAI HẢI
|
Hoàn cảnh như chị Hoa không phải ít, nhiều cặp vợ chồng trẻ làm công nhân viên chức đang tất tả tìm chỗ gửi con trước khi chúng được nghỉ tết.
Phụ huynh lo toan nhưng không phải lúc nào cứ có cầu là phải có cung. Với bậc học TH, tất cả các trường đều không nhận giữ hay dạy trẻ thêm trong thời gian này.
Phụ huynh lo toan nhưng không phải lúc nào cứ có cầu là phải có cung. Với bậc học TH, tất cả các trường đều không nhận giữ hay dạy trẻ thêm trong thời gian này.
Theo Th.S Lê Ngọc Điệp, Trưởng phòng GDTH Sở GD-ĐT TPHCM, đặc thù của bậc TH, không có cơ chế giữ trẻ đơn thuần mà không có hoạt động dạy và học. Hơn nữa, để đảm bảo an toàn cho trẻ thì cả nhà trường phải làm việc. Nhiều GV cũng muốn nghỉ ngơi, về quê chuẩn bị tết nhất. Tôi cũng nhận nhiều điện thoại của phụ huynh, nan giải cho ngành lắm…
Trăm người không chỉ có mười ý, nên ngành GD không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của phụ huynh trong việc cho HS nghỉ tết. Thật khổ cho ngành khi nghỉ ít cũng than, mà nghỉ nhiều lại cũng râm ran than sao… “xả hơi” nhiều dữ vậy!
Trăm người không chỉ có mười ý, nên ngành GD không thể đáp ứng tất cả nhu cầu của phụ huynh trong việc cho HS nghỉ tết. Thật khổ cho ngành khi nghỉ ít cũng than, mà nghỉ nhiều lại cũng râm ran than sao… “xả hơi” nhiều dữ vậy!
“Dịch vụ” của trường tư
Nhiều trường MN kịp nắm bắt nhu cầu của phụ huynh mở ra dịch vụ giữ trẻ trước tết – cách thiết thực tăng thu nhập cho GV mà không cần phải vận động phụ huynh hay “xin” ngân sách.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng GDMN thuộc Sở GD-ĐT TPHCM cho biết: Sở GD-ĐT cho phép các trường giữ trẻ trước tết để tăng thêm thu nhập cho GV và đáp ứng nhu cầu của phụ huynh nhưng phải đảm bảo chất lượng nuôi giữ trẻ.
Trường MNTT Hạnh Dung có kế hoạch giữ trẻ đến hết 26 Tết, muộn hơn 3 ngày so với quy định nhưng nếu phụ huynh có nhu cầu gửi con lâu hơn thì giữ với mức giá chừng hơn 100.000 đồng, kể cả tiền ăn.
Tương tự, Trường MN Bến Thành (quận 1) cũng nhận giữ trẻ theo nhu cầu tự nguyện của phụ huynh với 2 mức giá 80.000 – 120.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, cô Tôn Nữ Thị Kim Anh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Các giáo viên rất phấn khởi vì giữ thêm dịp này sẽ tăng thu nhập đáng kể nên có đến 40 cô đăng ký. Chúng tôi phải lựa chọn GV giỏi, hạn chế sĩ số và tuyệt đối không nhận trẻ học trường khác để đảm bảo chất lượng nuôi giữ trẻ.
Bà Trịnh Thị Hoàng, Phó phòng GD quận Bình Thạnh cũng cho biết: Phòng GD cho phép tổ chức giữ thêm nhưng vẫn phải kiểm tra chất lượng của các đơn vị vì đa phần chỉ có các trường ngoài công lập mới thực hiện dịch vụ này.
Ngành đã có chủ trương cho phép các trường MN giữ trẻ dịp tết để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Nhưng hầu hết các trường MN công lập lại đang nói không với “dịch vụ” này. Theo lý giải của cô Lê Thị Ngọc Giàu, Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 5 (quận Phú Nhuận) thì sau một năm làm việc với cường độ căng thẳng, GV cũng muốn nghỉ ngơi, lấy lại sức.
Ngành đã có chủ trương cho phép các trường MN giữ trẻ dịp tết để đáp ứng nhu cầu của phụ huynh. Nhưng hầu hết các trường MN công lập lại đang nói không với “dịch vụ” này. Theo lý giải của cô Lê Thị Ngọc Giàu, Hiệu trưởng Trường MN Sơn Ca 5 (quận Phú Nhuận) thì sau một năm làm việc với cường độ căng thẳng, GV cũng muốn nghỉ ngơi, lấy lại sức.
Và còn một thực tế khiến các trường công không mặn mà với việc giữ trẻ thêm trong ngày tết là nhà trường khó có thể thu tiền 100.000 – 200.000 đồng/ngày/trẻ như các trường dân lập, vì vậy có làm thêm vài ngày thu nhập cũng không tăng thêm bao nhiêu.
GV của một trường MN công lập ở quận 10 làm bài toán nhỏ: nếu nhận giữ trẻ với giá 40.000 – 60.000 đồng/ngày cho phù hợp với mức học phí bình thường của trường công lập, trừ đi tiền ăn 20.000 đồng, rồi tiền cơ sở vật chất, điện nước, vệ sinh, bảo vệ… thì GV chẳng còn gì cả… Nếu làm thêm mà không tăng được thu nhập thì làm gì cho vất vả?
Trong số hơn 650 trường MN tại TPHCM thì có hơn 60% là trường công lập và công lập tự chủ tài chính có mức thu học phí khá thấp.
Trừ số ít trường có sự đóng góp và đồng tình từ những phụ huynh khá giả, phần đông các trường MN công đều gặp khó khăn khi giải quyết vấn đề thu nhập của GV.
Giữ trẻ dịp tết vừa đáp ứng nhu cầu của xã hội vừa thêm thắt chút đỉnh vào “thưởng tết” vốn đã còm cõi của GVMN nhưng lại gặp khó khăn vì chưa có một cơ chế cụ thể.
Nếu có hướng dẫn rõ ràng về giữ trẻ trong những dịp lễ tết thì các trường sẽ không lúng túng thực hiện và phụ huynh không hà cớ gì phản đối hay không đồng ý với mức thu mà các trường làm đúng quy định.
Nếu có hướng dẫn rõ ràng về giữ trẻ trong những dịp lễ tết thì các trường sẽ không lúng túng thực hiện và phụ huynh không hà cớ gì phản đối hay không đồng ý với mức thu mà các trường làm đúng quy định.
TIÊU HÀ (Theo Tiền Phong)
Bình luận (0)