Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Ngày Tết bàn về việc học tập

Tạp Chí Giáo Dục

Ngày Tết, mt s ngưi chn cách ngh ngơi, hc, đc và nghin ngm, thay cho nhiu hot đng l lt như trưc đây, nhm bi b c sc khe ln tinh thn sau nhng ngày làm vic vt v, căng thng. Nếu ai làm đưc điu đó thc s đã th hin s tích cc trong vic hc, nht là t hc, bi trên thc tế, vn còn không ít ngưi lưi hc…


Giáo viên và hc sinh đc sách ti thư vin trưng (nh minh ha). Ảnh: N.Trinh

Mới đây, nhà báo Trần Ngọc Châu cho ra đời cuốn Đừng coi thường sự lười học của con người (Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM phát hành năm 2020), trong đó đề cập khái niệm “lười học” theo hai nghĩa. Một là cách dùng giảm nhẹ, thay thế cho trạng thái “ngu dốt” (stupidity) khi một người cho rằng mình đã kết thúc việc học với một tấm bằng nào đó. Hai là trạng thái “lười” theo nghĩa tích cực là ẩn mình chờ cơ hội… Đây có thể coi là một cảnh báo cần thiết và có ý nghĩa thiết thực, bởi lười học có thể coi là một căn bệnh của xã hội ta.

Từ hơn 90 năm trước, trên Báo Tiếng dân, trong bài Hai chữ lao động, nhà Nho học sớm bắt nhịp Tây học Huỳnh Thúc Kháng đã viết: “Người mình thiếu cái tư cách lao động ngày nay. Viễn nhân (nguyên nhân sâu xa) có nhiều mà nhất là không học. (…) Không học thì nghề đã không tinh mà tư cách cũng kém, điều hư tật xấu không chừa, lời phải điều hay không biết bắt chước”. Trước đó, trên tờ Hữu Thanh, trong bài Nền quốc văn, viết năm 1924, nhà văn Ngô Đức Kế nhận xét: “Người nước mình từ xưa đến nay, cái tâm lý đối với việc học là học mà đi thi, đi học cũng như đi buôn bán hay làm nghề, cái mục đích chỉ là cầu lợi mà thôi”. Còn Phan Kế Bính, trong Việt Nam phong tục, viết năm 1915, đã nêu: “Cách học của ta trái phép sư phạm. Tự lúc nhỏ cho đến lúc lớn chẳng qua chỉ học trong hai khoa là luân lý với văn chương. Mà luân lý thì lại theo nghĩa hẹp hòi, bó mình vào trong lễ phép, làm cho người ta không thể theo được. Văn chương thì cũng phù phiếm, người nước Nam mà bàn việc Nguyên Minh Đường Tống, ngồi xó nhà mà tả những cảnh Hoàng Hà Thái Sơn, thực là ngồi Cầu Đơ mà nói chuyện quán Mọc. (…) Học thuật của ta hủ bại như thế, trách nào mà tri thức của ta chẳng mờ mịt, văn minh của ta chẳng kém xa các nước”.

Những nhận xét của người xưa về việc học, cách học như thế không ít. Mà lịch sử cũng để lại nhiều bài học về sự học. Dù vua Quang Trung sớm ra chỉ dụ về “việc học làm đầu” nhưng sau khi ông qua đời, một trong những nguyên nhân thất bại của vương triều Tây Sơn do phần lớn quần thần ít học và không chịu tiếp tục học hỏi. Còn nhà bác học Lê Quý Đôn thì nêu một quan điểm rất đáng chú ý: Phi trí bất hưng (không có tri thức thì không thể hưng thịnh được). Bởi thế, qua các triều đại, khi nào nhà vua chăm học và xem trọng công tác giáo dục, đào tạo nhân tài thì khi đó nước nhà thịnh trị, mà một trong những tấm gương chói sáng chính là vua Lê Thánh Tông, thời kỳ mà xuất hiện câu nói nổi tiếng “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia”…

Ngày nay, ở xã hội ta có sự lười học không? Tùy theo từng góc độ mà có thể có câu trả lời khác nhau. Thí dụ, ở góc độ tích cực, ta thấy trường học, các lớp ngoài giờ, các trung tâm đào tạo, bồi dưỡng…, có rất nhiều người theo học. Người ta học để lấy chứng nhận, chứng chỉ, bằng cấp các loại; có người học lấy nhiều bằng; có người dù không làm công tác nghiên cứu, giảng dạy cũng cố gắng học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ… Nhưng ở góc độ khác, có người lại cho rằng hiện không ít người học chủ yếu lấy bằng cấp để đạt các chuẩn này nọ, để lên lương, để thăng chức, để được chú ý mà cơ cấu, đề bạt…

Người ta học có thực chất không? Cũng có thể trả lời theo từng góc nhìn. Có rất nhiều người học để giải quyết các công việc cụ thể của họ, như học ngoại ngữ, tin học, các chứng chỉ phục vụ nghề nghiệp; với họ, học là để làm việc nên có thể học bằng nhiều cách, có khi lên lớp, có khi học trực tuyến, học qua mạng xã hội, tự học qua sách vở… Ở góc khác, một số người chuộng học để lấy tấm bằng chứ không quan trọng kiến thức, nên xảy ra việc “học thuê”, có mặt để điểm danh chứ không chú ý lấy kiến thức, “học giả bằng thật”…, nhất là trong một bộ phận của cán bộ công chức.

Ta có thể làm vài bài “kiểm tra” nho nhỏ: đến nhà ai đó xem họ có tủ sách hoặc kệ sách không, xem loại sách họ thường đọc hoặc đang đọc dở là gì, họ đọc quyển sách gần nhất đã bao lâu rồi, họ có đang theo học khóa học nào không, họ có chú ý tự học một chương trình hoặc một nội dung nào không, họ có thể hiện sự tự hào rằng mình đã có nhiều bằng cấp hay đã có đủ kiến thức để làm công việc đang làm không… Nhất là với những người làm các công việc luôn đòi hỏi phải nâng cao năng lực tư duy, phải luôn cập nhật kiến thức như giáo viên, nhà báo, luật sư, cán bộ công chức… thì càng phải đòi hỏi xét nét hơn.

Tác hại của bệnh lười học thì không khó để nhận ra. Nhà bác học Lê Quý Đôn có khuyên về ba cách học: “Học bằng mắt, học bằng óc và học bằng tim”. Nhưng thực tế có bao nhiêu người thực sự học bằng tâm thế đó? Vì vậy, nhiệm vụ xây dựng “xã hội học tập”, “học tập suốt đời” trong xã hội hiện nay thực sự gặp nhiều thách thức. Đặc biệt, với một số người mà công việc của họ có thể truyền cảm hứng cho người khác, như nhà giáo, nhà báo, nhà văn…, nếu lười học thì hậu quả không chỉ cho bản thân họ mà còn tác động đến đối tượng mà họ hướng tới (người học, người đọc…) và dĩ nhiên là cho xã hội. Từ đó, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của đất nước.

Chúng ta đã có một tấm gương học tập suốt đời rất cao đẹp mà ai cũng có thể noi theo được, đó chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thuở sinh thời, Người cho rằng, còn sống còn phải học; đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. Người nói: “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Người chỉ rõ, trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học. Phương pháp học của Người là mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện có sẵn trong xã hội, như thư viện, câu lạc bộ, sách báo, viện bảo tàng, các buổi nói chuyện, hội thảo…, cũng như tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo của bạn bè, đồng nghiệp và thực hiện phương châm học ở mọi lúc, mọi nơi, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, trong kinh nghiệm thành công cũng như thất bại. Bác nêu lên một cách thức có tính chân lý: “Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”…

Từ gần 70 năm trước, trong tác phẩm Tự học, một nhu cầu thời đại (năm 1954), học giả Nguyễn Hiến Lê đã nêu rõ: “Tự học để mở mang trí tuệ, trau dồi nghề nghiệp và nhất là tu thân luyện tính, tức bổ một chỗ khuyết lớn trong nền giáo dục đã hấp thụ được trên ghế nhà trường”. Vì vậy, nỗ lực học tập, nhất là tự học, là cách thức duy nhất để tự nâng mình lên về mặt kiến thức, nhận thức, tư cách. Và cũng vì thế, chúng ta không thể xem thường sự lười học! Ngày Tết, có thời gian thư thái, ta nên nghĩ nhiều hơn đến việc này!

Trnh Minh Giang

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)