Ngày 14-2 (tức rằm tháng Giêng), mặc dù Hà Nội đang bước vào đợt lạnh nhất trong năm nhưng điều đó cũng không ngăn cản được hàng ngàn người yêu thơ đến dự Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12 với chủ đề “Mùa xuân đất nước từ Điện Biên tới Trường Sa” tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám.
Khai mạc sân thơ truyền thống, nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam nhấn mạnh, ngày thơ là nơi truyền thống được hội tụ, kết tinh và lan tỏa các giá trị văn hóa dân tộc. Trong đó là sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, đa dạng và thống nhất tạo nên phép nhiệm màu phát triển thơ ca dân tộc. Tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc là sợi chỉ xuyên suốt chủ đề của Ngày thơ Việt Nam lần thứ 12. Ngày thơ không chỉ tôn vinh thơ, khẳng định tình yêu với thi ca mà còn là ngày gặp gỡ, giao lưu thân tình giữa những tâm hồn đồng điệu.
Lễ khai mạc bắt đầu với bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua giọng ngâm rất cổ của nhà thơ Lương Tử Đức. Sau đó, các tác phẩm thi ca với chủ đề Tổ quốc, biển đảo, Điện Biên Phủ như: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên… lần lượt được thể hiện với nhiều hình thức ngâm thơ, ca hát.
Lễ khai mạc bắt đầu với bài Nguyên Tiêu của Chủ tịch Hồ Chí Minh qua giọng ngâm rất cổ của nhà thơ Lương Tử Đức. Sau đó, các tác phẩm thi ca với chủ đề Tổ quốc, biển đảo, Điện Biên Phủ như: Hoan hô chiến sĩ Điện Biên, Hò kéo pháo, Giải phóng Điện Biên… lần lượt được thể hiện với nhiều hình thức ngâm thơ, ca hát.
Nhà thơ Anh Ngọc tự ngâm bài Trời Điện Biên mây trắng, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo tự ngâm bài Bất tử, Trần Quang Quý với bài Nhớ một chiều Tây Bắc, Vương Trọng có bài Đêm rượu Điện Biên… Thơ về biển đảo có bài Mộ giócủa Trịnh Công Lộc và Thêm một lần Tổ quốc sinh ra của Nguyễn Việt Chiến… Ngoài phần trình diễn thơ, các tiết mục biểu diễn của đại diện các tỉnh thành như đàn tính Lạng Sơn, múa trống cơm Hải Dương…
Sân khấu chính của sân thơ trẻ năm nay vẫn dành cho trình diễn thơ với phần phụ họa của âm thanh và hình ảnh góp phần làm tăng hiệu ứng cảm nhận của công chúng yêu thơ văn. Người biểu diễn không ai khác chính là tác giả, những người vốn âm thầm, giấu mình trong khoảng lặng nay bước ra một không gian mới với vai trò mới. Với sân thơ trẻ, yếu tố thị giác cũng đặc biệt được đề cao song người yêu thơ vẫn cảm thấy chút hụt hẫng. Hụt hẫng bởi sự thiếu vắng các cây bút trẻ, bởi cách thể hiện thiếu dấu ấn cá nhân của các nhà thơ thế hệ mới.
* Tối cùng ngày, Ngày thơ Việt Nam cũng đã được khai mạc tại TPHCM. Đến tham dự ngày thơ có đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; cùng đông đảo các nhà thơ, văn sĩ và người yêu thơ ở TPHCM. Ngày thơ năm nay lấy chủ đề “Tổ quốc vào xuân, từ Điện Biên đến Trường Sa: Trách nhiệm trước chủ quyền đất nước”.
Sân khấu chính của sân thơ trẻ năm nay vẫn dành cho trình diễn thơ với phần phụ họa của âm thanh và hình ảnh góp phần làm tăng hiệu ứng cảm nhận của công chúng yêu thơ văn. Người biểu diễn không ai khác chính là tác giả, những người vốn âm thầm, giấu mình trong khoảng lặng nay bước ra một không gian mới với vai trò mới. Với sân thơ trẻ, yếu tố thị giác cũng đặc biệt được đề cao song người yêu thơ vẫn cảm thấy chút hụt hẫng. Hụt hẫng bởi sự thiếu vắng các cây bút trẻ, bởi cách thể hiện thiếu dấu ấn cá nhân của các nhà thơ thế hệ mới.
* Tối cùng ngày, Ngày thơ Việt Nam cũng đã được khai mạc tại TPHCM. Đến tham dự ngày thơ có đồng chí Nguyễn Văn Đua, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; cùng đông đảo các nhà thơ, văn sĩ và người yêu thơ ở TPHCM. Ngày thơ năm nay lấy chủ đề “Tổ quốc vào xuân, từ Điện Biên đến Trường Sa: Trách nhiệm trước chủ quyền đất nước”.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Đua đánh trống khai hội Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM. Ảnh: TƯỜNG VY
|
Đúng 19 giờ 30, sau tiếng trống khai hội của đồng chí Nguyễn Văn Đua, Ngày thơ tại TPHCM bước vào hoạt động đầu tiên với phần biểu diễn thơ theo hình thức sân khấu hóa. Các nhà thơ không chỉ đọc thơ mà còn biểu diễn minh họa cho chính bài thơ của mình. Nhà thơ Quang Chuyền được vinh dự mở đầu chương trình với bài thơ “Có một Sài Gòn” với lời thơ miêu tả những thay đổi, phát triển của TP lớn nhất phương Nam trên nền minh họa người dân TP đang nô nức vui chơi giữa những ngày xuân, trong cảnh TP thanh bình. Xen kẽ giữa những bài thơ là màn trình diễn các bài hát nổi tiếng về TP như Thành phố tình yêu và nỗi nhớ, Đêm thành phố đầy sao, Sài Gòn nắng Sài Gòn mưa, Ký ức một dòng sông… Các tiết mục biểu diễn được nhiều bạn thơ đánh giá là gần gũi, hòa trộn nhẹ nhàng giữa thơ và đời.
Là một “đặc sản” của ngày thơ tại TPHCM nhiều năm nay, các lều thơ, quán thơ của các CLB quận huyện năm nay vẫn giữ được nét độc đáo của riêng mình như lều thơ văn hóa cổ truyền, lều thơ cách mạng, lều thơ biển đảo…
* Ngày 14-2, lần đầu tiên, Ngày thơ Việt Nam tại thành phố Cần Thơ được tổ chức tại địa điểm mới là khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy). Với chủ đề “Tổ quốc, tình yêu, tuổi trẻ, biển đảo và Cần Thơ thành phố tôi yêu”.
Là một “đặc sản” của ngày thơ tại TPHCM nhiều năm nay, các lều thơ, quán thơ của các CLB quận huyện năm nay vẫn giữ được nét độc đáo của riêng mình như lều thơ văn hóa cổ truyền, lều thơ cách mạng, lều thơ biển đảo…
* Ngày 14-2, lần đầu tiên, Ngày thơ Việt Nam tại thành phố Cần Thơ được tổ chức tại địa điểm mới là khu tưởng niệm Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (quận Bình Thủy). Với chủ đề “Tổ quốc, tình yêu, tuổi trẻ, biển đảo và Cần Thơ thành phố tôi yêu”.
theo SGGP
Bình luận (0)