Thi hành Chỉ thị 19-CT/TU của Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM về thực hiện Cuộc vận động “Người dân TPHCM không xả rác ra đường và kênh rạch, vì thành phố sạch và giảm ngập nước” (Chỉ thị 19), Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) quận Gò Vấp đã triển khai nhiều mô hình, giải pháp gắn với từng địa bàn dân cư, từng cơ quan, trường học, các chợ, khu thương mại trên địa bàn.
Hiệu quả từ các mô hình và giải pháp mang lại đã định hình, phát triển theo các tiêu chí xây dựng một đô thị xanh, thân thiện môi trường.
Tái chế vỏ hộp sữa giấy
“Khối lớp 8 được 3 bao, khối lớp 7 được 4 bao. Còn mấy bao kia của khối lớp nào, các bạn buộc chặt đầu bao, đưa lên cân xem được bao nhiêu”… Sân trường Trường THCS Lê Đức Thọ sáng thứ bảy 30-5 rộn tiếng nói cười, gọi nhau của nhóm thanh niên tình nguyện khi thu nhận những bao phế liệu (giấy, hộp sữa, bìa cạc tông) do các em học sinh gom lại trong một tuần. Bạn Nguyễn Thị Hà, thành viên nhóm tình nguyện, vui vẻ nói: “Thứ bảy hàng tuần, nhóm chúng em đi thu nhận vỏ hộp sữa giấy tại 6 trường trên địa bàn quận Gò Vấp, sau đó chuyển về Hội LHPN quận để đưa đi tái chế. Ngoài các bạn trong nhóm, các em học sinh cũng vào phụ sắp xếp, cân, chuyển đi. Vui và ý nghĩa lắm ạ”.
Tái chế vỏ hộp sữa giấy
“Khối lớp 8 được 3 bao, khối lớp 7 được 4 bao. Còn mấy bao kia của khối lớp nào, các bạn buộc chặt đầu bao, đưa lên cân xem được bao nhiêu”… Sân trường Trường THCS Lê Đức Thọ sáng thứ bảy 30-5 rộn tiếng nói cười, gọi nhau của nhóm thanh niên tình nguyện khi thu nhận những bao phế liệu (giấy, hộp sữa, bìa cạc tông) do các em học sinh gom lại trong một tuần. Bạn Nguyễn Thị Hà, thành viên nhóm tình nguyện, vui vẻ nói: “Thứ bảy hàng tuần, nhóm chúng em đi thu nhận vỏ hộp sữa giấy tại 6 trường trên địa bàn quận Gò Vấp, sau đó chuyển về Hội LHPN quận để đưa đi tái chế. Ngoài các bạn trong nhóm, các em học sinh cũng vào phụ sắp xếp, cân, chuyển đi. Vui và ý nghĩa lắm ạ”.
Chị Phan Thị Thúy Phượng (bìa trái) tại gian hàng đổi rác thải
lấy túi ni lông tự hủy của chợ Hạnh Thông Tây
lấy túi ni lông tự hủy của chợ Hạnh Thông Tây
Không chỉ nhóm của Hà, sáng thứ bảy hàng tuần còn có 4 nhóm tình nguyện khác tham gia thu nhận vỏ hộp sữa giấy ở các trường về giao lại cho Hội LHPN quận. Theo chị Nguyễn Thị Lan, Chủ tịch Hội LHPN quận Gò Vấp, chương trình tái chế vỏ hộp sữa giấy được thực hiện thí điểm từ tháng 1-2019 tại 6 trường phổ thông. Sau hơn một năm hoạt động, đến nay đã phát triển thành chương trình xã hội với tên gọi “Ngày thứ bảy tái chế”, mở rộng ra hơn 150 trường học và nhiều địa bàn dân cư trong quận, thu nhận được hơn 7 tấn vỏ hộp sữa giấy các loại. Thông qua ký kết giữa Hội LHPN quận và các trường học, hàng ngày các thầy cô giáo hướng dẫn học sinh sau khi uống sữa sẽ gấp các hộp giấy lại rồi bỏ vào rổ nhựa, thùng giấy tại lớp; cuối ngày chuyển xuống khu chứa của trường, để cuối tuần các nhóm tình nguyện đến thu nhận chuyển đi. Vỏ hộp sữa giấy được chuyển đến nhà máy tái chế thành các loại tôn, tấm vách ngăn, sổ tay, túi xách, cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Chương trình không chỉ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực, mà còn góp phần nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của học sinh tại các trường học, khu dân cư trên địa bàn.
Đổi rác thải lấy túi ni lông tự hủy
Trong các mô hình, giải pháp thực hiện Chỉ thị 19 mà Hội LHPN quận Gò Vấp triển khai thời gian qua, phải kể đến mô hình liên kết sản xuất túi ni lông tự hủy của chị Phan Thị Thúy Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Bao bì thân thiện môi trường Phương Lan. Chương trình cũng được mang tên “Ngày thứ bảy tái chế”, đưa hoạt động tuyên truyền về môi trường đến các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận Gò Vấp. Thứ bảy hàng tuần, chị Phượng và nhân viên công ty cùng đội ngũ tình nguyện viên là hội viên các chi hội phụ nữ chia thành những nhóm nhỏ tới các chợ, trung tâm thương mại tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, rác thải khó phân hủy đối với môi trường. Cùng với đó là giới thiệu, phát cho tiểu thương, người đi chợ dùng thử các sản phẩm tự hủy, thân thiện môi trường (túi ni lông, hộp đựng thực phẩm, ly nước, ống hút, giỏ xách đi chợ…).
Hiện nay, chị Phượng đang phối hợp với chi hội phụ nữ tại các chợ, trung tâm thương mại thực hiện mô hình đổi rác (túi ni lông, vỏ hộp, chai nhựa phế thải) lấy túi ni lông tự hủy, bao rác, giỏ đi chợ thân thiện môi trường. Chị Phượng cho biết: “Tại các chợ, trung tâm thương mại có một gian hàng nhỏ giới thiệu sản phẩm và bảng hướng dẫn quy đổi rác thải lấy túi ni lông, các sản phẩm thân thiện môi trường. Thứ bảy hàng tuần, tiểu thương và người đi chợ mang túi ni lông, rác thải đến rồi chọn lựa sản phẩm mình thích, có nhu cầu sử dụng. Cách thức trao đổi không lấy theo kiểu cân đong đo đếm, ngang giá trị. Có người chỉ mang đến một ít rác thải nhựa, hoặc vài túi ni lông cũ rách, nhưng lại chọn lấy được vài sản phẩm mới, đẹp, ưng ý. Thấy mọi người vui với sản phẩm thân thiện môi trường do mình sản xuất ra là chúng tôi vui rồi. Chỉ mong sao công việc mà mình đang làm góp phần vào bảo vệ môi trường, làm cho cuộc sống hôm nay trở nên thân thiện, văn minh hơn”.
Trong các mô hình, giải pháp thực hiện Chỉ thị 19 mà Hội LHPN quận Gò Vấp triển khai thời gian qua, phải kể đến mô hình liên kết sản xuất túi ni lông tự hủy của chị Phan Thị Thúy Phượng, Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất – Thương mại Bao bì thân thiện môi trường Phương Lan. Chương trình cũng được mang tên “Ngày thứ bảy tái chế”, đưa hoạt động tuyên truyền về môi trường đến các chợ, trung tâm thương mại trên địa bàn quận Gò Vấp. Thứ bảy hàng tuần, chị Phượng và nhân viên công ty cùng đội ngũ tình nguyện viên là hội viên các chi hội phụ nữ chia thành những nhóm nhỏ tới các chợ, trung tâm thương mại tuyên truyền về tác hại của túi ni lông, rác thải khó phân hủy đối với môi trường. Cùng với đó là giới thiệu, phát cho tiểu thương, người đi chợ dùng thử các sản phẩm tự hủy, thân thiện môi trường (túi ni lông, hộp đựng thực phẩm, ly nước, ống hút, giỏ xách đi chợ…).
Hiện nay, chị Phượng đang phối hợp với chi hội phụ nữ tại các chợ, trung tâm thương mại thực hiện mô hình đổi rác (túi ni lông, vỏ hộp, chai nhựa phế thải) lấy túi ni lông tự hủy, bao rác, giỏ đi chợ thân thiện môi trường. Chị Phượng cho biết: “Tại các chợ, trung tâm thương mại có một gian hàng nhỏ giới thiệu sản phẩm và bảng hướng dẫn quy đổi rác thải lấy túi ni lông, các sản phẩm thân thiện môi trường. Thứ bảy hàng tuần, tiểu thương và người đi chợ mang túi ni lông, rác thải đến rồi chọn lựa sản phẩm mình thích, có nhu cầu sử dụng. Cách thức trao đổi không lấy theo kiểu cân đong đo đếm, ngang giá trị. Có người chỉ mang đến một ít rác thải nhựa, hoặc vài túi ni lông cũ rách, nhưng lại chọn lấy được vài sản phẩm mới, đẹp, ưng ý. Thấy mọi người vui với sản phẩm thân thiện môi trường do mình sản xuất ra là chúng tôi vui rồi. Chỉ mong sao công việc mà mình đang làm góp phần vào bảo vệ môi trường, làm cho cuộc sống hôm nay trở nên thân thiện, văn minh hơn”.
HOÀI NAM (theo SGGP)
Bình luận (0)