Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ngày tựu trường, thương nhớ tiểu học làng quê

Tạp Chí Giáo Dục

Hng năm c vào cui thu, lòng tôi li náo nc nhng k nim mơn man ca bui tu trưng. Bui tu trưng – k nim tht đp thi hc sinh. Sau nhng ngày hè tm xa mái trưng gp li thy cô, bn bè tht là mng vui, rt là thương mến!


Hc sinh lp 1 ti TP.HCM bưc vào năm hc 2023-2024

1.Tôi sinh ra ở làng quê, chiến tranh đến rất sớm, gia đình tôi làm ruộng, là tầng lớp nông dân chân lấm tay bùn. Xã tôi và mấy xã bên cạnh không có trường học. Tới tuổi đi học, đám trẻ sàn sàn cùng lứa tuổi được cha mẹ gửi đến nhà thầy. Sáng sớm, bọn tôi trong xóm í ới rủ nhau đi học. Không có tiếng trống trường, không có nghi lễ, cứ vào nhà thầy kiếm ghế kê bàn ngồi học. Học được chữ nào hay chữ ấy. Như tập viết, thầy viết trên bảng, trò viết theo bằng ngòi viết lá tre với bình mực tím. Thầy quan sát, trò nào không viết được thì thầy đến cầm tay cho trò viết. Đọc thì đồng thanh theo thầy, học trò cùng nhau hét to cho dễ nhớ. Thỉnh thoảng, thầy kiểm tra nghe trò đọc. Đọc cho to, cho rõ ràng. Trò nào bị ngọng, thầy bắt đọc thật lớn và lặp lại nhiều lần.

Học trò đến nhà thầy không có cuốn sách nào hết. Thầy dạy gặp người lớn cũng như khách đến nhà phải khoanh tay, cúi đầu để chào. Nói thì thưa, nghe người lớn nói xong thì “dạ”.

Tôi nhớ mãi người thầy đầu tiên thời tiểu học ở làng quê là thầy Tồn. Tôi không nghe ai nói thầy họ gì mà chỉ kêu là thầy giáo Tồn. Thầy rất nhân hậu, ít phạt học trò, chỉ khuyên trò nên làm thế này, thế khác sao cho lễ phép, bà con lối xóm nói là thằng có học.

Có lần, học trò đứng quanh sân vườn trồng bông nhà thầy, thầy nói các trò ráng học và sống cho tốt nha. Mai mốt ở trên trời cũng có vườn hoa còn đẹp hơn chỗ này. Người tốt sẽ ở đó.

Một lần thầy đến nhà tôi, tía tôi kêu nấu nước rồi bỏ trà vào bình đem lên mời thầy. Tôi đứng gần nghe lén, không biết thầy có mắng vốn chuyện gì không? Nếu có, chút nữa thầy ra về là tôi bị đòn nứt đít. Thầy nói với tía tôi, thằng nhỏ con anh học được, nó viết chữ rất lớn mà đi lên không hà. Tôi nghe mà khoái chí.

(Nguyện cầu linh hồn Thầy tôi đang an nghỉ trong khu vườn xinh đẹp cõi niết bàn).


Ngày đu tiên đi hc luôn là k nim đáng nh trong đi hc sinh

2.Hết lớp nhà thầy Tồn, muốn học tiếp thì đến nhà thầy khác trong làng hoặc xã lân cận. Tôi cũng được học bốn người thầy ở bốn chỗ khác nhau. Tôi không biết là được học lớp mấy. Ngồi chung, học chung, thầy coi xem trình độ rồi cho ngồi một nhóm. Đến khi tôi lớn lên một chút, biết tự giặt quần áo, biết làm vài chuyện phục vụ cho bản thân mình thì gia đình mới gửi tôi lên nhà bà ngoại để nhờ người cậu xin vào trường tiểu học.

Việc xin học thật đơn giản. Chỉ cần tờ giấy khai sinh. Nếu không có khai sinh, cha mẹ xuống tòa án để xin làm án thế vì khai sinh.

Đến trường, vào phòng gặp thầy hiệu trưởng, cậu tôi dẫn vào để xin học. Cậu thưa với thầy, thằng cháu nhà ở xã Tân An, nó chỉ học ở nhà các thầy trong xóm, xin thầy cho cháu được học tiếp tại trường. Thầy hiệu trưởng nói, để tôi ra đề bài cho nó làm xem nó học cỡ nào rồi xếp lớp. Thầy lấy giấy tập học trò ra rồi đề một bài toán đố và viết một đoạn văn về công ơn cha mẹ. Thầy biểu tôi ngồi xuống bàn trong văn phòng để làm bài. Làm bài xong, thầy chấm liền, thầy nói trò này được vào lớp nhì. Thầy viết tờ giấy biểu sáng mai vào trường đưa cho cô xếp chỗ ngồi học. Thế là tôi được học lớp nhì dưới mái trường tiểu học, nói như thời nay đó là trường tiểu học chính quy. Ngôi trường đầu tiên trong đời học sinh của tôi.

Tôi ở nhà cậu để đi học. Đứa trẻ mới lớp nhì đã biết xa nhà trọ học. Sáng thứ hai, má tôi ra bờ sông, đốt đèn chờ chiếc đò chạy tới, huơ đèn lên là đò cập bến. Tôi lên đò đến chợ Thầy Phó, xã Hựu Thành, Trà Ôn (xưa thuộc tỉnh Vĩnh Bình) là ôm cặp chạy tới trường. Thứ bảy, học xong buổi sáng, tôi xuống đò về nhà. Chiều dài của chuyến đò trên sông khoảng 10 cây số. Đò đón hay trả khách thì thời gian chạy là gần một tiếng rưỡi đồng hồ.

Lớp nhì, tôi không nhớ được mình đã học ra sao. Vì xa nhà, ở nhà cậu mợ cũng thương, má tôi dặn dò về tới nhà phải siêng năng, làm mấy việc lặt vặt, phải lễ phép nghe lời dạy biểu. Nhưng tôi cảm thấy buồn buồn nhớ nhà. Tôi hay làm bộ bị bệnh để được ở nhà lâu hơn.

Tới lớp học, tôi thấy cũng không thua kém đứa nào. Nhưng tôi cũng ham chơi. Tan học là rủ nhau nhảy xuống tắm sông, chơi phá đủ trò nhưng hai kỳ thi lục cá nguyệt (cuối niên khóa), cộng điểm tôi cũng kha khá và được lên lớp nhất.

3.Lớp nhất (lớp 5) là tôi nhớ nhiều. Tôi và con của cậu xin chuyển qua Trường Tiểu học Hựu Thành. Hai trường cách nhau một con sông. Trường mới gần chợ hơn, có 2 lớp nhất, lớp nhất A là con trai, lớp nhất B là con gái.

Năm học có 2 kỳ thi, gồm thi lấy bằng tiểu học và thi vào đệ thất (lớp 6). May quá, năm đó bỏ kỳ thi tiểu học, nếu cộng lại điểm 2 kỳ lục cá nguyệt và điểm trung bình hàng tháng mà đủ điểm thì được cấp chứng chỉ tiểu học để làm hồ sơ thi tuyển vào lớp đệ thất trung học công lập.

Tỉnh Trà Vinh thời đó chỉ có một trường công lập, bao gồm cả quận Trà Ôn, Vũng Liêm (sau này sáp nhập vào tỉnh Vĩnh Long). Thầy tôi – thầy Nguyễn Tấn Hoài luôn dặn dò, nhắc nhở học trò phải lo học. Nếu thi rớt trường công, tùy vào điểm thi có thể học bán công, trường tư hay trở về trường tiểu học học lớp tiếp liên để năm sau tiếp tục thi.

Trường tiểu học học ngày 2 buổi, trưa thì về nhà ăn cơm. Các môn học có Luận văn, Tập đọc và Học thuộc lòng, Chính tả, Sử ký, Địa lý, Toán đố, Đức dục, Khoa học thường thức. Ngoài ra có giờ Hát, bạn nào thích hát thì đưa tay. Tôi cũng đưa tay xin ca vọng cổ vì ở quê chỉ có nghe cải lương và nghe hát vọng cổ. Còn thể dục thì ra sân đá banh mủ. Tôi cũng không giải thích được sao hồi đó tôi học toán giỏi lắm. Làm toán luôn trong tốp 10 đứa nộp bài đầu tiên là được 10 điểm. Nộp bài sau, dù đúng cũng chỉ 9 điểm mà thôi. Có lẽ do tôi được làm Liên toán phó (lớp phó) nên cố gắng đừng để bạn chê cười chăng?

Môn Luận văn cũng là môn chính. Thầy dặn phải nhớ quốc sử, tập đọc và học thuộc lòng, đức dục, công dân… để khi làm bài văn nhớ đưa vào dẫn chứng. Ngoài ra còn có câu chuyện cuối tuần thầy kể là những sự tích trong truyện cổ, truyện dã sử, truyền thuyết… Luận văn thầy dạy kỹ nhất là thể loại thư tín vì trong thư mà học trò viết có tả người, tả cảnh, diễn tả cảm xúc, sự việc và bình giải. Bình giải là thể loại khó vì phải giải nghĩa câu tục ngữ, ca dao (như: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng; Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; Uống nước nhớ nguồn; Thương người như thể thương thân…) rồi bình luận và dẫn giải – lấy trong các bài học và thực tế đời sống mà học trò thấy hay để dẫn chứng rằng câu đó dân gian đã đúc kết thành bài học kinh nghiệm, đạo đức cho người đời.

Về chính tả, phải viết đúng, vì nếu sai chính tả là làm cho người đọc hiểu sai ý nghĩa mình diễn đạt. Phải chú ý ghi đúng dấu câu, dấu phẩy, dấu chấm, dấu chấm than và nhiều chấm… Đây là chính tả mà sau này tôi được biết là coi trọng ngữ nghĩa, tức là hiểu nghĩa để viết đúng. Tôi đã bị khẻ tay một lần vì viết sai chữ đều (đều đều) và điều (điều này, điều nọ).

Về tập đọc, trí nhớ tôi không nhớ rõ được dạy đọc thành tiếng ra sao. Chỉ còn nhớ là phải đọc to, đọc cho thật rõ, tránh đả đớt, ngọng nghịu. Những bạn hay đọc sai âm và đọc đả đớt, ngọng nghịu thường bị bạn bè nhại giọng rồi cười cợt. Thầy nói trò về nhà lấy cục đá xanh nho nhỏ bỏ vào miệng, đè lên lưỡi, ra ngoài đồng ruộng tập các âm nói ngọng bằng cách đọc thật to, la lên thật lớn, đọc đi đọc lại thật nhiều lần chừng nào tự mình nghe rõ, hết ngọng thì từ từ sẽ nói và đọc đúng. Thầy nói các trò đọc mà tự nghe mình đọc thấy hay, thấy thích thì người khác nghe sẽ thấy thích. Nếu ở nhà có sách, các trò nên đọc to lên cho cả nhà nghe.

Về văn phạm, tôi chỉ nhớ là có phần ghi chú ở dưới mỗi bài tập đọc, cũng chỉ nhớ được danh từ, động từ, tính từ. Câu thì nhớ có mệnh đề chính, mệnh đề phụ, phần bổ túc…

4.Học xong lớp nhất, ngày bãi trường trong thời chiến tranh không có lễ tốt nghiệp, không có bằng khen. Buổi học cuối, thầy Nguyễn Tấn Hoài dặn dò học trò học bài để xuống tỉnh thi đệ thất (lớp 6) trung học. Tôi được thầy kêu lên, khen tôi là học trò giỏi. Thầy trao cho quà riêng của thầy và nói trò cố gắng thi cho đậu. Quà tặng là quyển sổ tay để ghi chép, gọi là nhật ký. Đây cũng là hình thức rèn luyện viết văn, viết như thế nào mà khi đọc lại mình thấy thật ưng ý là tốt.

Thầy dặn, khi trò đọc sách chỗ nào thấy hay, đoạn văn, câu thơ sao mà tuyệt vời thì nên chép lại. Đọc sách giúp cho trò viết đúng chính tả, câu văn hay (tôi nghe lời thầy, khi đọc sách nếu là sách của mình, tôi gạch dưới hoặc đánh dấu x làm dấu). Thầy còn tặng quyển sách “Dưới mái học đường” (phóng tác quyển Tâm hồn cao thượng) để trò đọc sách nhớ thầy và bạn bè. Thầy nói các bài luận văn của trò, thầy đem về chấm, nhiều đoạn văn thầy có đọc cho cô nghe, cô cũng thích và khen hay lắm. Cũng phải nói thêm là, bài luận văn của tôi thường được điểm cao và thầy phê chữ thật to trong bài: “HAY, HAY LẮM”. Trong khi môn toán được điểm 10, thầy chỉ ghi “giỏi” giống như các bạn khác. Và đây cũng là cái duyên trời định khi vào đại học tôi chọn Ban Việt Hán. Các bài luận văn, tôi luôn mang theo trong hành lý và để trên bàn học.

Thầy Hoài cũng là người dẫn 2 lớp nhất A, B xuống tỉnh để thi đệ thất. Thầy mướn xe đò chở bọn tôi đi, mượn phòng học của Trường Tiểu học Phú Vinh để ở, còn ăn thì ra quán. Thầy luôn dặn dò học trò cẩn thận, đừng ăn bậy bạ coi chừng bị đau bụng trong những ngày đi thi.

5.Ngày tựu trường, nhớ làng quê trong thời chiến tranh, trường lớp là những gian nhà kê đủ thứ bàn ghế, học trò ngồi chỗ nào miễn kê tập viết được là tốt rồi. Những người thầy, tôi không biết có được học trường sư phạm không nhưng đều là những con người mà ngày nay nhớ lại thì rất mô phạm. Gương mặt hiền từ, chỉ dẫn tận tâm nhưng rất nghiêm khắc và đôi khi dùng đòn roi để phạt học trò nhưng không nghe trong xóm ấp có cha mẹ của bạn nào phàn nàn mà chỉ chắt lưỡi hít hà tiếc là con mình sao mà hư quá. Lớn lên, bọn nhóc ngày đó lại nhớ lời thầy dạy bảo, lại cùng nhau ôn chuyện cũ thời tiểu học mà thấy thương nhớ đòn roi của các  thầy vì thương yêu, vì mong muốn các trò học tốt hơn, ít nghịch ngợm phá phách để học hành tấn tới, giỏi giang.

Xin kính nhớ những vị thầy tiểu học và ngôi trường ở làng quê yêu mến!

Lê Ngc Đip
(Nguyên Trưng phòng Giáo dc Tiu hc, S GD-ĐT TP.HCM)


Tác gi và thy Nguyn Tn Hoài dy lp nht A Trưng Tiu hc Hu Thành năm hc 1964-1965 (nh chp năm 2015)

Tuổi thơ tôi

Là cánh đồng mênh mông xanh màu lúa

Lũ chăn trâu bắt cá nướng cỏ khô

Trời mưa xuống chạy đi mò tôm ốc

Mùa hè vui tôi đi học ngóng chờ.

 

Đêm nghe tiếng mưa rơi trên mái lá

Ngọn đèn dầu mờ tỏ giấc ngủ ngon

Trưa nắng nóng rủ nhau cùng đi tắm

Con chuồn chuồn cắn rốn biết lội sông.

 

Là xúm xít ngồi nghe ca vọng cổ

Mùi mẫn sáu câu nước mắt lưng tròng

Người quân tử người hiền lành chịu khổ

Cúi đầu thương cho kẻ ở ruộng đồng.            

 

Tôi nhớ mãi tuổi thơ ngày xưa đó

Xa lắm rồi sao như thấy hôm qua

Cha mẹ tảo tần đội mưa hứng gió

Đưa con đến trường đi học đường xa.

 

Thương đấng sinh thành đến khi đầu bạc

Vẫn chắt chiu mong con được nên người

Ráng lên con! Để nở mày nở mặt

Góp chút công lao tốt đẹp cho đời.

Lê Ngọc Điệp

 

 

 

 

Bình luận (0)