Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

“Ngày xửa ngày xưa” chưa bao giờ hạ nhiệt

Tạp Chí Giáo Dục

Theo đo din – ngh sĩ Vũ Đình Toàn thì “Ngày xa ngày xưa” không đơn thun là chương trình nhc kch gii trí mà đng sau đó là c quá trình sáng to, không ngng đi mi ca đi ngũ sn xut và các din viên. Trong sut hơn 20 năm qua, thương hiu này đã tr thành nơi lưu gi nhiu ký c tươi đp ca các khán gi nhí và chưa bao gi h nhit vì hot…


Cnh trong “Ngày xa ngày xưa” s 34 “Nàng công chúa và chiếc áo tm gai” 

Nh “phù thy” ca kch thiếu nhi!

Với hàng loạt vở kịch thiếu nhi ăn khách trong chương trình “Ngày xửa ngày xưa” của Sân khấu IDECAF cũng như hàng trăm vở kịch, múa rối dành cho thiếu nhi đã phát sóng trên truyền hình, cố đạo diễn Vũ Minh được mệnh danh là “phù thủy” của kịch thiếu nhi.

Việc gắn bó với các em thiếu nhi, với cố đạo diễn Vũ Minh là một “duyên nợ”. Mùa Trung thu năm 1983, tình cờ đi ngang Trung tâm Múa rối Nụ Cười, thấy thông báo tuyển diễn viên, Vũ Minh đã bạo gan ghi danh, không ngờ được trúng tuyển. Suốt 15 năm gắn bó với nghề diễn viên múa rối, đứng sau những chú rối và đặt tâm hồn mình vào cảm nhận của trẻ em, anh thấy mình hạnh phúc lắm. Sau đó, anh theo học khóa đạo diễn ở Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh TP.HCM, năm 2001, anh tốt nghiệp và gắn bó với Sân khấu IDECAF cho đến ngày mất 14-3-2022.


Các sut din ca “Ngày xa ngày xưa” s 35 “Huyn thoi mt thn” đu cháy vé

Cố đạo diễn Vũ Minh đã viết kịch bản, dàn dựng gần 20 vở kịch cho chương trình “Ngày xửa ngày xưa”, vở nào cũng đều hấp dẫn các em thiếu nhi và luôn “cháy vé” như: Hoàng tử Ai Cập, Na Tra đại náo thủy cung, Sơn Tinh – Thủy Tinh, Cậu bé rừng xanh, Phù Đổng Thiên Vương, Trần Quốc Toản ra quân, Chàng Lang Thang và nàng Tùy Tiện, Chú bé khoai lang tây và ba bà tiên, Aladin và đủ thứ thần, Vua bò cạp… Anh từng chia sẻ: “Gắn bó nhiều năm với sân khấu thiếu nhi, tôi thấy làm kịch cho thiếu nhi khó nhất là tính hấp dẫn. Trẻ con không như người lớn, nếu quá 5 phút không có gì hấp dẫn là sẽ chán ngay và đòi ra khỏi rạp. Bản thân tôi khi làm kịch thiếu nhi luôn quan niệm, trước hết phải yêu các em, hiểu các em, lắng nghe các em, nói chung là phải có “trò” để “dỗ” bọn trẻ. Sau đó là chất lượng của vở diễn. Vở diễn ấy không chỉ hấp dẫn các em không thôi mà phải mang tính giáo dục cao để các bậc phụ huynh có thể cùng xem với con cái mình. Các em sẽ học được qua các vở diễn tính chân – thiện – mỹ”.

Sc hút 20 năm ca “Ngày xa ngày xưa”

Hơn 20 năm qua, chương trình nhạc kịch “Ngày xửa ngày xưa” vẫn là món ăn tinh thần được nhiều người yêu thích. Sự trở lại của chương trình vào dịp hè, Trung thu hàng năm đều gây sốt khán giả khi vừa mở bán đã cháy vé.

Lý giải sự thành công của “Ngày xửa ngày xưa”, ông Huỳnh Anh Tuấn – Giám đốc Sân khấu IDECAF cho rằng điều quan trọng đó là đội ngũ sản xuất biết khán giả cần gì, đặc biệt là đối tượng khán giả nhí. Theo ông Tuấn, nội dung của chương trình không chỉ dành riêng cho thiếu nhi mà còn hướng đến những bậc phụ huynh đưa trẻ em đi xem kịch. Toàn bộ ê kíp đặt vấn đề là phải làm sao để các khán giả nhí say mê theo dõi và thu hút cả sự chú ý của bậc phụ huynh, để người lớn xem kịch không phải chỉ ngồi dùng điện thoại.

Đạo diễn – nghệ sĩ Vũ Đình Toàn vốn là gương mặt kỳ cựu của Sân khấu IDECAF. Anh là người kế thừa cố đạo diễn Vũ Minh, là gương mặt quen thuộc gắn liền với ký ức tuổi thơ tươi đẹp của nhiều người qua chương trình “Ngày xửa ngày xưa”.  Theo anh, khác với nhiều chương trình kịch thiếu nhi do trẻ em diễn xuất, hầu hết các diễn viên của “Ngày xửa ngày xưa” đều là người lớn và là nghệ sĩ gạo cội, nhiều thâm niên trong nghề. Chương trình không chỉ hấp dẫn với trẻ em mà còn là nơi tìm lại ký ức tuổi thơ của nhiều khán giả người lớn.


C
nh trong “Ngày xa ngày xưa” s 35 “Huyn thoi mt thn”

Hin, Sân khu IDECAF vi chương trình “Ngày xa ngày xưa” s 35 đã ra mt vi v “Huyn thoi mt thn” (tác gi: Quang Tho, đo din: Đình Toàn). Các sut din trong tháng 5 đu cháy vé. Sân khu đang chun b m bán tiếp vé cho các sut tháng 6. Tùy tình hình s lên lch tiếp cho tháng 7, 8.

“Huyn thoi mt thn” ly bi cnh chính là Ai Cp. Ê kíp tiết l cnh trí, to hình nhân vt, con ri, trang phc s đưc đu tư đ to mt thế gii lung linh cho các khán gi nhí. V có s tham gia ca các ngh sĩ Đình Toàn, Đi Nghĩa, Bch Long, Thanh Thy, Hoàng Trinh, Hng Ánh, M Duyên, Quang Tho, Hòa Hip, Tuyn Mp, Quc Thnh…

Vũ Đình Toàn tâm sự: “Tôi nghĩ bất cứ người lớn nào cũng từng là một trẻ em và may mắn “Ngày xửa ngày xưa” là hành trình đến hiện tại đã trải qua 24 năm từ khi bắt đầu vào năm 2000. Đến nay, chương trình có đến 35 số và tôi có một thế hệ được nuôi dưỡng bằng “Ngày xửa ngày xưa”. Chương trình duy trì sự hấp dẫn đối tượng khán giả lớn tuổi không chỉ bởi những kỷ niệm tươi đẹp mà còn có cả sự đổi mới và sáng tạo không ngừng. Dần dần theo năm tháng, kho tàng cổ tích ít đi vì được chúng tôi khai thác hết. Vì vậy chúng tôi phải viết những kịch bản mới, hấp dẫn hơn, dày hơn và nhiều tình tiết hơn”.

Nếu như vở kịch “Tấm Cám” ở những số đầu tiên kéo dài khoảng 1 tiếng 15 phút, trong đó phần đầu dành cho ca múa nhạc thì hiện tại chương tình không còn làm như vậy. Để tạo sức hấp dẫn, chương trình tăng sự đầu tư để phục vụ khán giả đến xem. Nghệ sĩ Vũ Đình Toàn lấy ví dụ ngày trước bối cảnh có thể đơn giản là tấm màn vải được vẽ trang trí thì hiện tại ngay cả cái cây cũng phải được dàn dựng 3D, có lá, có trái thật, thậm chí có thể nở hoa, tỏa sáng hay có đom đóm trên cây. Tất cả những yếu tố kỹ thuật đều được vận dụng để chinh phục khán giả nhiều hơn. Tôi nghĩ nhu cầu thưởng thức kịch nói mỗi ngày cao hơn. Bây giờ thế giới mở nên khán giả có điều kiện tiếp xúc nhiều với công nghệ. Do đó họ cũng mong muốn xem những điều mới, hấp dẫn. Quan niệm chuyện thiếu nhi đơn giản chỉ cần múa hát và có màu sắc đã qua rồi.

Theo thời gian, “Ngày xửa ngày xưa” không chỉ phát triển về bối cảnh, kỹ thuật mà còn lồng ghép cả những trào lưu, xu hướng của thời đại. Nghệ sĩ Vũ Đình Toàn chia sẻ: “Bản thân tôi và những người sáng tác tác phẩm, về phía đạo diễn hay tác giả phải viết những vấn đề của xã hội hôm nay có những câu chuyện của khán giả trong đó”.

Hoàng Kim

Bình luận (0)