Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Ngày xuân kể chuyện dạy online

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2021-2022 là mt năm hc khó quên đi vi tôi và tt c giáo viên dy tiu hc. Bi đây là ln đu tiên trong cuc đi đi dy, chúng tôi phi dy hc trc tuyến vi nhiu b ng, lo lng và vt v. Du biết rng đi dch Covid-19 kéo dài thì vic dy hc trc tuyến là gii pháp tt nht đ hc sinh không b gián đon vic hc tp trong thi gian dài. Thế nhưng, s lo lng, bt an ca giáo viên tiu hc là hoàn toàn hp lý.


Giáo viên Trưng Tiu hc Trn Hưng Đo (Q.1, TP.HCM) trong gi dy trc tuyếnẢnh: Y.Hoa

Vn s khi đu nan

Chúng tôi chưa từng dạy trực tuyến lần nào và cũng chưa biết rõ về một phần mềm dạy học trực tuyến nào. Vậy mà trong một thời gian ngắn ngủi, chúng tôi phải học các phần mềm để dạy trực tuyến cũng bằng hình thức trực tuyến. Đối với những giáo viên trẻ, các thầy cô ấy tiếp thu nhanh, tiếp xúc công nghệ thường xuyên thì việc tiếp cận các phần mềm này không quá khó. Nhưng với những giáo viên lớn tuổi như tôi, việc được tập huấn dạy trực tuyến cũng bằng cách online thật sự như “cưỡi ngựa xem hoa”. May cho tôi, con của tôi đã lớn và khá rành rẽ công nghệ nên “Con ơi, giúp ba…” là một giải pháp hữu hiệu nhất của tôi khi dạy trực tuyến. Các đồng nghiệp ở lứa tuổi tôi mà không có con cái trợ giúp thì thật sự “cười ra nước mắt” ở các buổi dạy trực tuyến. Các thầy cô ấy thật sự “xì trét”, ăn không ngon, ngủ không yên, có người còn muốn xin nghỉ dạy luôn…

Việc dạy trực tuyến, không chỉ đơn giản là giáo viên biết các phần mềm Zoom, Google Meet, Zavi… mà giáo viên còn vất vả nhiều thứ. Trước tiên, giáo viên phải lập nhóm Zalo của phụ huynh lớp mình. Giáo viên phải tốn không biết bao tiền điện thoại, nhắn tin đến từng phụ huynh. Có phụ huynh còn nói không xài Zalo, không thích sử dụng Zalo… Thầy cô phải giải thích việc cần thiết phải tạo nhóm Zalo lớp. Tạo nhóm Zalo lớp xong, giáo viên phải hướng dẫn phụ huynh tải phần mềm học trực tuyến, rồi tổ chức cho phụ huynh vào họp lớp thử. Điện thoại của giáo viên “cháy máy” vì những thắc mắc, những trục trặc mà không phụ huynh nào giống phụ huynh nào. Phụ huynh thì sử dụng điện thoại, máy tính bàn, máy tính cá nhân, máy tính bảng… Giáo viên không phải là kỹ sư công nghệ để rành rẽ mọi thứ để giải đáp thắc mắc. Vậy là có phụ huynh chê trách: “Thầy cô mà không biết thì làm sao học sinh biết…”. Chúng tôi đành “nuốt cục tức” mà trả lời: “Xin lỗi phụ huynh, tôi cũng mới vừa biết các phần mềm này trước phụ huynh vài ngày, mong phụ huynh thông cảm”. Những ngày dạy trực tuyến đầu tiên, không biết bao nhiêu sự cố trục trặc kỹ thuật ở cả giáo viên và học sinh, có khi vừa ổn định mọi thứ xong là hết giờ. Giáo viên nản, phụ huynh và học sinh chán nhưng cũng phải cùng nhau bước tiếp.

Vui bun dy trc tuyến

Nếu kể hết những chuyện vui – buồn về dạy và học trực tuyến thì không biết đến bao giờ mới dứt. Ngày đầu tiên, tôi cho học sinh mở camera để gặp mặt nhau thì “hỡi ơi!”. Nhiều hình ảnh “ấn tượng” đầy màn hình. Cạnh bên học sinh đầu bù, tóc rối là phụ huynh nam ở trần, mặc “tà lõn”, phụ huynh nữ mặc đồ ngủ… Nơi học có khi là phòng ngủ nên la liệt nội y treo phía sau, hay đầy trên giường ngủ. Tôi phải yêu cầu gấp “tắt camera”, vậy mà cũng không kịp với mấy đứa nhỏ lanh miệng: “Ba bạn H. thấy ghê quá!”, “Bạn N. ngồi ở đâu học mà tùm lum quá vậy!”… Cho học sinh mở micro để điểm danh thì tiếng người nhà nói chuyện, thậm chí cãi lộn, tiếng em bé khóc, tiếng chó sủa, tiếng tivi đang mở… Tạp âm lồng lộng, vậy là học sinh lại cất tiếng: “Nhà bạn K. ai chửi thề kìa”, K. vội trả lời: “Hổng phải nhà tui nha, nhà kế bên cãi lộn”. Vậy là: “Tắt mic đi các em ơi!”. Sau buổi dạy đầu tiên, tôi phải nhắn liền lên nhóm Zalo của phụ huynh lớp yêu cầu phụ huynh hỗ trợ giúp: Học sinh phải ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng khi học; chỗ học sinh ngồi học tránh những vị trí không đẹp trong nhà, tránh ồn ào… Tôi cũng quy định khi vào học lớp online, học sinh chỉ mở camera khi thầy yêu cầu và khi muốn nói thì phải bấm nút giơ tay. Tưởng đâu như thế là ổn nhưng lại nảy sinh việc khác. Có quy định đó, một số học sinh đã lợi dụng nó. Khi tôi yêu cầu mở micro trả lời thầy thì học sinh trả lời qua ô “chat”: “Nhà em đang nói chuyện ồn ào”, “Hàng xóm nhà em đang chửi nhau”… Vài lần như thế, tôi nghi ngờ đề nghị mở camera và micro để thầy kiểm tra, mới phát hiện đúng là “… thứ ba học trò”.

Dy trc tuyến, giáo viên còn phi là mt tư vn viên tâm lý cho hc sinh. Tht s, thy cô đã khóc, cưi cùng các em. Bi có em có ngưi thân mt vì dch bnh, có ba m đi cách ly, thm chí bn thân em là F0 phi đi cách ly…

Nhiều người nói rằng dịch bệnh, học sinh học trực tuyến cả năm cho an toàn. Theo tôi, việc đến trường học với học sinh không chỉ là được tiếp thu kiến thức văn hóa một cách vững vàng hơn mà đến trường còn là một nhu cầu gặp gỡ, giao tiếp của con người để các em phát triển năng lực, phẩm chất qua sinh hoạt, vui chơi, trò chuyện cùng thầy cô bạn bè. Thời gian đầu học trực tuyến, thành phố còn giãn cách xã hội, các em ở nhà suốt ngày. Ở tuổi chạy nhảy, vui đùa cùng bạn bè mà suốt mấy tháng trời các em quanh quẩn trong nhà thật thội nghiệp. Biết thế, ngày nào tôi cũng gửi link học trực tuyến cho học sinh trước 15-20 phút để các em có thể trò chuyện cùng nhau. Nhiều câu nói của các em làm tôi xúc động vô cùng. Khi có em hỏi: “Hết giãn cách, bạn muốn ăn gì?”, em thì trả lời ăn bún bò Huế, em thì cơm tấm, em thì chỉ thèm 1 ly nước mía… Khi tôi thông báo cô hiệu trưởng của trường mất vì dịch Covid-19, tôi muốn rơi nước mắt khi một học sinh hỏi: “Thầy ơi, khi trở lại trường, mình có làm lễ truy điệu cho cô không?”. Tôi không ngờ học sinh của tôi đã nghĩ đến điều mà mình chưa nghĩ tới.

Dạy trực tuyến, giáo viên còn phải là một tư vấn viên tâm lý cho học sinh. Thật sự, thầy cô đã khóc, cười cùng các em. Bởi có em có người thân mất vì dịch bệnh, có ba mẹ đi cách ly, thậm chí bản thân em là F0 phải đi cách ly. Học sinh cần lắm sự chia sẻ, động viên từ thầy cô ở các buổi học trực tuyến. Tôi xót lòng khi học sinh báo: “Thầy ơi, em dương tính rồi. Em đi cách ly nha thầy”. Tôi vui biết bao khi học sinh báo đi cách ly nhưng hôm sau vẫn học trực tuyến vì triệu chứng nhẹ, vẫn có thể học được. Có học sinh về quê ở với ông bà, xa ba mẹ trong thời gian dài, các em ấy cũng cần lắm sự quan tâm của thầy cô bằng những lời thăm hỏi. Thật may mắn 6 học sinh lớp tôi là F0 đã hết bệnh.

Đông qua, xuân ti..

Hiện tại, giáo viên và học sinh tiểu học đã quen với việc dạy học trực tuyến. 100% học sinh lớp tôi học trực tuyến. Điều đó cho thấy việc học trực tuyến đã trở thành bình thường nhưng “Trong đời người, có ai muốn mùa đông ở lại/ Có ai muốn mùa xuân không đến nữa” (Bông cúc trắng – Trần Long Ẩn). Dù thầy cô có dạy trực tuyến hay bao nhiêu, dù học sinh có tích cực bao nhiêu cũng không thể nào tổ chức được các trò chơi vận động, cũng không thể nào nắm tay nhau hát múa, không thể chụm đầu vào nhau để giải một bài tập khó hay rượt đuổi nhau trên sân trường… Tuần nào, các em cũng hỏi tôi một câu quen thuộc: “Bao giờ mình trở lại trường học vậy thầy?”. Các em có biết, thầy cũng thèm nghe tiếng cười nói của học sinh trên sân trường, thèm được nhìn thấy các em chăm chú làm bài, thèm cái không khí của những buổi dạy trực tiếp biết bao nhiêu! Mong lắm, đông qua cho mùa xuân đến!

Lê Phương Trí

Bình luận (0)