Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Ngày Xuân thong thả lẫy Kiều

Tạp Chí Giáo Dục

Truyện Kiều là một tác phẩm thơ ca bất hủ, bởi lời óng chuốt, tứ hàm súc, đặc biệt là mọi tâm trạng hỉ nộ ái ố của con người được vẽ ra đến mức xuất thần, “chuẩn không thể chỉnh”. Độc đáo cái là khi lâm vào bất kỳ cảnh ngộ nào, trong hơn ba ngàn câu thơ của Truyện Kiều người ta cũng có thể tìm được vài câu lục bát thích hợp để mà ngâm nga, để mà bày tỏ nỗi lòng. Nhưng như thế vẫn là chưa đủ.

Một trong những thú tiêu khiển của các bậc túc nho ngày trước có “lẫy Kiều”. “Lẫy” tức “lấy ra”, nghĩa là lấy một câu sáu ở đoạn này ghép với một câu tám ở đoạn khác (bắt buộc phải cùng vần) để diễn tả những tâm trạng phức tạp/mới lạ mà một hai câu liền nhau không ngụ hết ý tình, hoặc không hợp với những trạng huống tức thời. Nhờ đó mà thật bất ngờ, nhiều người đã có thể mô tả được những tâm trạng hay sự vật/việc mà Nguyễn Du chưa từng đề cập hoặc chưa từng biết đến vào thời ấy. Ngày xuân thong thả lẫy Kiều, bà con ta thử coi có nhoẻn miệng cười thú vị hay không với một vài ví dụ:

TẢ ĐÈN CẦY

Rõ ràng trong ngọc trắng ngà

Sầu tuôn đứt nối, châu sa vắn dài

Một mình âm ỉ đêm chầy

Đoạn trường cho hết kiếp này mới thôi.

TẢ… Ô TÔ

Thênh thênh đường cái thanh vân

Một xe trong cõi hồng trần như bay.

TẢ NGƯỜI… THONG MANH

Tưởng bây giờ là bao giờ

Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao

Trông theo nào thấy đâu nào

Mắt xanh chẳng để ai vào có không?

TẢ LUẬT SƯ

Gần miền nghe có một thầy

Nói điều ràng buộc thì tay cũng già

Làm chi tội báo oan gia

Mà trong lẽ phải có ta có người.

Và kìa kìa, Nguyễn Du tiên sinh có bao giờ ngờ được những câu châu ngọc của mình về sau lại có kẻ hậu sinh đã nhặt ra để mô tả những thứ… không lịch sự, như:

CÁI TRUNG TIỆN

Hở ra thì cũng thẹn thùng

Để lòng lại phụ tấm lòng biết sao

 

Trông theo nào thấy đâu nào

Hương thừa dường hãy ra vào đâu đây.

“Độc” hơn, là hai câu “lẫy” tả người bị chứng phì đại tiền liệt tuyến khi vào… nhà vệ sinh (xin mấy ông quảng cáo “thần dược chức năng” đừng “bợ”):

Buồn trông ngọn nước mới sa

Cực trăm nghìn nỗi, dặn ba bốn lần!

Không hiểu vì lý do gì mà những câu “lẫy” tương tự đều được lưu truyền ở dạng khuyết danh, chẳng ai biết đích xác đó là của… cụ nào. Thế đấy! Chuyện lẫy Kiều, tập Kiều, vịnh Kiều… kể sao cho xiết. Những bạn yêu Kiều ngày nay có thể “thử” dăm câu, biết đâu sẽ tiếp tục “nẩy” ra những câu “Kiều” bất ngờ và độc đáo để mô tả những sự tình, sự việc mới toanh. Người viết, nhân khi rảnh rỗi sưu tầm vài mẩu rất “đáng đồng tiền bát gạo” trên đây, đã chẳng nệ tài hèn mà vọc vạch:

CHÂN DUNG MỤ LỪA ĐẢO

Ở ăn thì nết cũng hay

Nỉ non thánh thót dễ say lòng người

Bề ngoài thơn thớt nói cười

Nói rồi rồi lại ăn lời được ngay

Đàn bà dễ có mấy tay

Sạch sành sanh vét cho đầy túi tham!

Thời gian qua, những cái bẫy lừa đảo bán hàng đa cấp, rồi hàng loạt dự án “ma” phân lô bán nền… đã gây cảnh khốn đốn cho biết bao người. Có những kẻ “Lửa tâm càng dập càng nồng, Máu tham hễ thấy hơi đồng thì mê” đã vô tình hay cố ý tiếp tay cho bọn gian manh, nhưng cũng rất nhiều người chỉ vì nhẹ dạ cả tin mà vốn liếng dành dụm cả đời phút chốc bốc hơi. Tâm trạng này, những câu “lẫy Kiều” dưới đây có diễn tả được chăng?

Trăm năm trong cõi ngưi ta

Làm cho khc hi chng qua vì tin

Này này s đã qu nhiên

Thôi đà cưp sng ca min đi ri

Tai nghe rut ri bi bi

Thôi thôi vn liếng đi đi nhà ma.

Làm chi ti báo oan gia

Lòng này ai t cho ta hi lòng

Mo la đã mc vào khuôn

Chng vò mà ri chng dn mà đau

Rõ ràng ca dn tay trao

Ăn làm sao nói làm sao bây gi!

“Ngày xuân con én đưa thoi, Mua vui cũng đưc mt vài… phút giây!”.

Trương Ngc

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)