Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghề báo: Sướng hay khổ?

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nếu ch nhìn vào các bui hp báo, l khai trương, hi ngh, hi tho…, chc hn nhiu ngưi s nói “sưng nht ngh báo”. Vy, ngh báo có tht sng?


Nhà báo tác nghip ti Din đàn kinh tế Vit Nam ln th 4 va đưc t chc ti TP.HCM. Ảnh: N.Trinh

1.Gần 25 năm trước, sau khi tốt nghiệp ĐH, tôi làm hồ sơ đăng ký thi tuyển vào đài truyền hình tỉnh. Sau phần lý thuyết là phần phỏng vấn trực tiếp. Người phỏng vấn hỏi tôi: “Tại sao em lại chọn nghề báo?”. Lúc đó mới ra trường, không có một chút kinh nghiệm nào nên tôi trả lời rất ngây ngô, rằng: “Em chọn nghề báo vì xem ti vi thấy nhà báo rất lịch sự, sang trọng”… Và đương nhiên là tôi “không còn cửa” vào đài truyền hình.

Mù tịt về nghề báo vậy đó nhưng tôi vẫn có hứng thú làm báo. Cuối năm 2001, tôi vào TP.HCM để… làm báo.

Những ngày đầu tập tành làm báo, tôi giống như người trên trời rơi xuống, không biết phải bắt đầu từ đâu. Đã vậy tôi lại mới chân ướt chân ráo từ miền Bắc vào nên không thông thuộc đường sá ở TP.HCM, lại càng không hiểu gì về con người ở đây. Cái gì cũng không biết, cái gì cũng mù tịt.

Không những vậy, một số tiền bối còn nói với tôi rằng: “Muốn làm báo thì phải nhìn thấy những gì người khác không nhìn thấy, viết những gì người khác chưa viết”. Trời đất. Với một người trình độ “mầm non” về nghề báo như tôi, liệu có thể làm báo được không đây? Nhưng nếu không làm báo thì tôi có thể làm được gì?

Vốn không phải “đầu đất” nên tôi bắt đầu quan sát các tiền bối xem họ làm như thế nào để có tin, bài. Ngày đó mới ra trường nên tôi còn ngoan hiền lắm, bởi vậy thỉnh thoảng các anh, chị đi tác nghiệp lại “lôi” tôi theo. Thời gian này tôi đang làm cộng tác viên ở Văn phòng đại diện phía Nam của Báo Công an Nhân dân.

Học hỏi trực tiếp từ những lần đi tác nghiệp “ké” với các tiền bối, những lần “lén” nghe các anh chị “tám” về công việc, rồi học gián tiếp từ những bài đăng trên báo; tôi dần dần cũng biết phải làm sao để có thể viết được một bài báo.

Ngày ấy đồ nghề “hành nghề” của tôi đơn sơ lắm, không hoành tráng, hiện đại như phóng viên bây giờ. Không điện thoại, không laptop, không máy ghi âm; tôi chỉ có cuốn sổ, cây bút để ghi, máy chụp hình (ngày ấy dùng máy cơ, chụp phim) và… bản đồ TP.HCM. Mỗi khi đi tác nghiệp ở đâu, tôi đều phải mở bản đồ ra xem đường. Khi gặp được nhân vật rồi thì vừa hỏi, vừa ghi. Nhân vật nói câu nào là vội vã ghi câu ấy, cắm đầu mà ghi. Thực lòng mà nói, nhìn vào cuốn sổ ghi chép của phóng viên, ít ai hiểu được họ ghi cái gì. Vậy đó, từ những trang giấy chi chít tiếng Việt, tiếng Anh; ngôn ngữ, ký hiệu của đại số, hình học, hóa học, vật lý… đã hình thành nên những tin, bài trên báo.

2.Thời tôi mới chập chững vào nghề báo, làng báo chỉ có mấy chục tờ báo giấy chính thống và 2 báo điện tử. Bởi vậy muốn trở thành phóng viên chính thức của một tờ báo là chuyện không phải một vài năm mà lâu hơn thế. Có nhiều bạn làm cộng tác viên 4-5 tờ báo, mỗi tờ 5-7 tháng, thậm chí 1-2 năm rồi mới trở thành phóng viên chính thức. Như tôi đây, trước khi trở thành phóng viên chính thức của Báo Giáo dục TP.HCM, đã từng có nhiều tháng làm cộng tác viên Báo Công an Nhân dân, Báo Gia đình & Xã hội. Và ngay cả khi tôi xin về Báo Giáo dục TP.HCM, cũng phải mất một thời gian khá dài (gần 2 năm) làm cộng tác viên với bao nhiêu thử thách.


Phóng viên có th viết bài  bt k nơi đâu. Ảnh: N.Trinh

Nghề báo là nghề rất cần đến các sản phẩm công nghệ thông tin. Tuy nhiên, 15-16 năm về trước, điện thoại thông minh, laptop… là những sản phẩm cực kỳ xa xỉ đối với chúng tôi. Ngay như Báo Giáo dục TP.HCM, hơn chục phóng viên mà chỉ có 2 cái máy vi tính cổ lỗ sĩ. Một người dùng thì 5-7 người xếp hàng chờ. Bởi vậy, phần lớn chúng tôi viết tay rồi đưa sang phòng kỹ thuật nhập liệu, hoặc ra các tiệm internet gõ rồi chép vào đĩa đem về tòa soạn. Khó khăn là vậy nhưng chưa bao giờ tòa soạn thiếu bài, còn phóng viên thì rất nhiệt tình lăn xả vào công việc.

Tôi đã từng một mình một xe chạy từ TP.HCM đi Định Quán (Đồng Nai), Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) để viết bài. Ngày ấy, đường quốc lộ đâu có đẹp như bây giờ, còn đường liên thôn, liên xã thì miễn bàn. Tôi phải đi qua những đoạn đường đá lởm chởm, cục nào cục nấy to đùng; rồi những đoạn đường đất đỏ bụi mù. Cả những đoạn đường lên dốc, xuống dốc rất nguy hiểm, tôi cũng không ngán. Mục đích cuối cùng của tôi là phải lấy được thông tin, càng nhiều thông tin càng tốt. Bởi chỉ khi có nhiều thông tin thì tôi mới viết được nhiều bài… Điều đáng mừng là tình hình an ninh trật tự thời đó còn an toàn lắm. Tình trạng cướp của giết người, lừa gạt rất ít. Con người thì rất tốt bụng và tử tế nên dù là lần đầu tôi đi đến những nơi xa lạ này nhưng được giúp đỡ tận tình để hoàn thành tốt công việc.

Tôi được cái “mê tiền” nên tham gia viết rất nhiều lĩnh vực. Tôi không chỉ viết về giáo dục, gia đình, trẻ em, tòa án mà còn tới những nơi chăm sóc – điều trị bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối để viết bài. Tôi cũng từng tiếp xúc với những “con nghiện” – họ cai vài chục lần cũng không thể bỏ được ma túy; họ sẵn sàng chửi mẹ, đánh cha để có tiền mua thuốc; họ cũng từng cắt tay, đập đầu mỗi khi lên cơn thèm thuốc; từng lấy xích sắt xích chân lại, nhờ người nhà khóa trái cửa nhốt trong phòng để không thể tìm đến với ma túy. Không ít lần tôi gặp những người nghèo đến mức chỉ còn máu để bán… Thật sự mà nói, gặp những “thành phần” như vậy rất bất an nhưng để có bài thì bắt buộc tôi phải tiếp xúc với họ. Giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn thấy run và thấy bản thân liều quá. Ngày ấy, trẻ tuổi đúng là… máu thật.

3. Nãy giờ tôi chỉ toàn kể những chuyện khó khăn, vất vả của nhà báo. Xem ra nghề báo… khổ thật rồi.

Nói vậy thôi. Chứ nghề báo có những đặc ân mà nhiều ngành nghề khác không có được. Nhưng trên cả những đặc ân đó là tình cảm của bạn đọc đối với nhà báo, nhất là khi nhà báo thay họ nói lên nỗi niềm của mình.

Kim Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)