Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Nghề bình thường nhưng không tầm thường

Tạp Chí Giáo Dục

Quan nim ngh giáo ch là mt ngh bình thưng nhưng đã chn là phi hết mình, nhng ngưi giáo viên y đã mit mài dành c tui thanh xuân ca mình cho phn trng, bng đen. Vi h, ngh giáo không giàu nhưng mi ngày đu đem li nhng nim vui nho nh, đó hc sinh là tt c

Giải thưởng Võ Trường Toản năm 2018 là phần thưởng tri ân xứng đáng dành cho những người giáo viên có nhiều cống hiến ấy, sẵn sàng đương đầu với thử thách để mang lại kiến thức cho học sinh.

Cô Đinh Th Kim Thúy trong gi dy vt lý  lp 12A3

Đau đáu hưng nghip cho hc sinh

Là giáo viên dạy môn vật lý kiêm công tác chủ nhiệm, cô Đinh Thị Kim Thúy (giáo viên Trường THPT Phú Nhuận, TP.HCM) từng chứng kiến nhiều học sinh của mình “chật vật” khi chọn sai ngành nghề. Có em đã theo học 2 năm ngành kiến trúc mà sau cùng vẫn phải bỏ ngang đi học làm bánh vì khi đó mới thấy mình không thích, không hợp với vẽ vời, thiết kế. Có em lại học đến tận khi ra trường rồi vẫn quyết định… đi học tiếp để đổi nghề. “Học sinh thường chọn ngành nghề theo cảm tính bên ngoài như thấy bạn bè chọn nhiều, trường đẹp, trường sang chứ không thực sự biết có phù hợp với mình hay không”, đó là điều mà cô Thúy băn khoăn nhất.

Nhận thấy công tác hướng nghiệp cực kỳ quan trọng cho học sinh, dù tuổi không còn trẻ nhưng cô Thúy luôn tự mày mò học hỏi thêm những kiến thức mới, xây dựng những dự án hướng nghiệp như các dự án “Điện – hành trình biến đổi thế giới”, “Ngày hội doanh nghiệp trẻ”, “Ươm mầm khởi nghiệp”… Hay những sáng kiến “Biện pháp tổ chức cho học sinh lớp 12 tìm hiểu việc tuyển sinh vào các trường ĐH để đạt hiệu quả cao trong giáo dục hướng nghiệp”, “Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THPT”… đem lại sự thích thú, say mê cho học sinh.

Hơn 30 năm sống với nghề, cô Thúy cho biết vui buồn thì nhiều lắm nhưng hạnh phúc nhất là “có những học trò cách đây 20, 30 năm vẫn tìm đến cô để gửi lời cảm ơn và mong muốn được đồng hành cùng định hướng nghề nghiệp cho các em học sinh”. “Vì thế, giờ đây khi làm công tác hướng nghiệp cô… nhàn lắm”, cô Thúy khoe.

Để có thể làm tốt công tác hướng nghiệp, theo cô Thúy, trước tiên người giáo viên phải hiểu rõ học sinh của mình. Chỉ khi hiểu học sinh mới có thể gần được các em, bước vào thế giới của các em. Từ quan niệm đó, cô đã từng đưa học sinh… nghỉ học quay lại lớp bằng những lời thuyết phục chân thành của mình; từng giúp học sinh từ “đối phó” thuê chú chạy xe ôm thay phụ huynh để gặp giáo viên thi đậu tốt nghiệp, trở thành người thành đạt; từng kiên trì theo gót học sinh bỏ học, không thi học kỳ giúp em đi học lại, hàn gắn mối quan hệ gia đình…

“Hôm trước cô nhận được mail của học sinh cũ cách đây gần chục năm giờ đang ở Mỹ. Cậu học sinh mà có ba mẹ cũng như mồ côi ấy, thời đó từ trên bục giảng nhìn xuống thấy áo quần em ngả màu, đầu tóc rối bù, cô đã quyết định đến tận nhà gặp ba em. Mới hiểu mẹ em sang Đức đi bước nữa từ khi em học lớp 1. 11 năm em sống với ba mê bài bạc. Cuộc sống bế tắc đã khiến em bỏ học suốt nhiều ngày liền. Vậy mà giờ đây, trong thư em viết: Con quyết định theo nghề giáo. Con muốn được giống như cô ngày xưa”.

Chia tay tôi khi tiếng trống báo giờ vang lên, cô Thúy lại tất tả vào lớp cho giờ học tiếp. Ở bậu cửa sổ, có chú chim non đang hót…

Cô Lương Qunh Hoa hưng dn hc sinh lp 12A6 trong tiết hc đa lý

Mi ngày đu có nhng nim vui nh

Chỉ còn hơn 1 năm nữa, cô Lương Quỳnh Hoa (Tổ trưởng Tổ địa lý Trường THPT Trưng Vương, Q.1, TP.HCM) về hưu. Gần 35 năm cống hiến với nghề, cô Hoa luôn quan niệm nghề giáo chỉ là một công việc bình thường mà mình đã chọn. “Bình thường nhưng không tầm thường. Làm nghề giáo không chỉ dạy kiến thức cho học sinh mà còn dạy cho các em cả về kỹ năng sống, nhận biết được giá trị của bản thân, là tình yêu quê hương đất nước. Để trong bất cứ tình huống nào, các em đều có thể “tự bơi” được”, cô Hoa chia sẻ.

Là giáo viên môn địa lý, phải mất gần 5 năm sau ngày ra trường, cô mới vượt qua được cú sốc rào cản về “quan niệm môn phụ” khi học sinh lấy tập học môn khác trong giờ địa lý, chểnh mảng khi giáo viên giảng bài… “Buồn nhiều lắm chứ. Thậm chí cô đã nghĩ đến chuyện bỏ nghề. Còn gì thất bại hơn là khi mình dạy mà học sinh không quan tâm. Nhưng rồi, nghề giáo không còn là nghề nữa mà đã trở thành nghiệp, “nặng nợ”, cồn cào cảm giác phấn trắng, bảng đen nên cô vẫn bám trụ đến ngày hôm nay”, cô Hoa trải lòng.

Bám trụ lại với nghề, cô Hoa quyết định “chở môn địa lý vào trong tim học sinh” bằng cách “dụ dỗ các em trong giờ học”. Đó là mang chính những câu chuyện thực tế từ các vùng đất cô đã đặt chân đến dí dỏm kể lại cho học sinh nghe; sưu tầm thêm nhiều tranh ảnh, chuyên đề cho học sinh chủ động tìm hiểu; đưa học sinh đi thực địa qua những buổi ngoại khóa để các em biết thêm về vẻ đẹp của đất nước, từ đó thêm yêu môn học… “Vui nhất là nhiều em từ học trò nay đã trở thành đồng nghiệp. Có em yêu thích môn địa lý nay đã theo ngành du lịch để được khám phá thêm nhiều vùng đất mới. Hay đơn giản là mỗi giờ học địa lý, các em lại say sưa và háo hức. Nghề giáo không giàu nhưng mỗi ngày đều cho cô nhiều niềm vui nhỏ với những ánh mắt, những hiểu biết mới của các em. Sự tươi trẻ của các em cũng làm cô thêm yêu cuộc đời”, cô Hoa xúc động nói.

Thy Nguyn Trung Anh Vũ dy hc sinh s dng kính thc tế o trong môn vt lý

Luôn t làm mi bn thân đ gn vi HS

“Người giáo viên luôn luôn phải lắng nghe. Đặc biệt trong thời đại ngày nay, CNTT đang dần thay thế thầy cô giáo trong việc truyền đạt kiến thức thì người giáo viên càng phải biết lắng nghe nhiều hơn. Nghe để biết học sinh của mình đang cần gì, đang thiếu gì để làm mới bản thân trong cả kiến thức lẫn cách ứng xử”, thầy Nguyễn Trung Anh Vũ (Nhóm trưởng nhóm vật lý Trường THCS Lê Quý Đôn, Q.3, TP.HCM) quan niệm.

Với quan niệm đó, hơn 20 năm đứng lớp, chưa bao giờ thầy Vũ để học sinh nhìn thấy mình “cũ kỹ”. Cùng một kiến thức nhưng mỗi năm học thầy lại luôn có cách để làm mới bằng phương pháp giảng dạy và các công cụ hợp thời đại. “Mình không thích sự lặp đi lặp lại. Vào mỗi đầu năm học, mình luôn lên mạng internet tìm hiểu những ứng dụng mới để trang bị cho môn học. Càng gần học sinh thì càng khiến các em say mê môn học”, thầy Vũ cho hay.

Cách đây 16 năm, nhận thấy máy chiếu cần thiết cho việc dạy học, thầy đã quyết định bỏ tiền túi ra mua 1 máy chiếu để rồi mỗi tháng lương phải trích 5, 7 trăm ngàn đồng trả góp trong suốt 1 năm. Sau này là mua thêm những tài khoản của nước ngoài để lấy các video khoa học cho học sinh xem trong những giờ học. “Khi mình có những trang thiết bị hiện đại, việc dạy học sẽ dễ dàng hơn. Đặc biệt là môn tự nhiên, không thể ngồi một chỗ mà nói về các hiện tượng. Khi các em thích thú, kiến thức mang lại sinh động. Đặc biệt, từ kiến thức đó các em sẽ biết áp dụng vào từng trường hợp cụ thể như thế nào để đưa vào trong cuộc sống của chính mình”, thầy Vũ chia sẻ.

Bên cạnh sự sinh động trong giờ dạy, thầy Vũ còn luôn “tạo cơ hội để học sinh nhìn nhận lại bản thân”. Vào mỗi tuần, học sinh của thầy đều được xem những thước phim chân thực về kỹ năng sống, về ứng xử với thầy cô, bạn bè, cha mẹ. “Mình tạo một tài khoản chung cho cả phụ huynh và học sinh, tải những thước phim các em xem lên đó. Qua đó, phụ huynh sẽ biết con mình được học gì, xem gì. Học sinh sau khi xem sẽ viết những bài cảm nhận, là cách để giúp các em lớn lên”, thầy Vũ cho biết thêm.

“Trái ngọt” của hơn 20 năm đứng lớp, theo thầy Vũ, đó là đã “thổi lửa” cho học sinh với tình yêu bộ môn và nghề giáo. “Rất nhiều học sinh nay trở thành giáo viên dạy môn vật lý, các em lại cùng mình tiếp nối, truyền đạt sự say mê môn học cho các thế hệ học sinh, với mình đó là niềm hạnh phúc nhất”, thầy Vũ chia sẻ.

Yến Hoa

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)