Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghề câu kiều bên biển bãi ngang

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Nhng chiếc lưi câu không cn mi, ch cn th xung sát đáy bin, sau mt đêm ngư dân có th thu v vài triu, thm chí hơn c chc triu đng. Hơn 30 năm nay, hàng chc h dân thôn 5, xã Gio Hi (huyn Gio Linh, Qung Tr) sinh sng và nuôi con cái trưng thành nh vào ngh câu đc đáo y.


Ngh câu kiu giúp ngư dân H Văn Hi nuôi 6 đa con

Buông câu không cn mi

Tầm 10 giờ sáng, lão ngư Hồ Văn Hải gánh theo trên vai 2 chiếc bao lớn đựng câu kiều kèm theo ít thực phẩm, nước uống, sải những bước chân trên ra biển. Đồ nghề gọn nhẹ, con thuyền 10CV do chính lão ngư Hồ Văn Hải cầm lái cùng với một bạn thuyền thẳng hướng dong ra phía đảo Cồn Cỏ. Khoang thuyền chứa đầy những thanh tre chẻ dọc tầm nửa mét kẹp lưỡi câu tạo thành những nẹp dài, nhưng nhìn quanh không thấy mồi câu. Lão ngư Hồ Văn Hải như hiểu băn khoăn của khách, ông bảo: “Loại lưỡi câu này rất sắc, mỗi lưới được gắn trên đoạn dây cước dài khoảng 25cm. Để lưỡi câu rà sát đáy biển, chỉ cần buộc hòn đá vào dây cước. Cá cứ thế nhìn thấy chiếc lưỡi câu màu trắng lung linh trong nước tưởng mồi sẽ đớp hoặc loài cá đuối khi ngoi lên khỏi cát đớp mồi thì bị mắc câu”.

Nghề câu kiều không cần đi quá xa bờ, chỉ cần vài hải lý, thậm chí ở ngay gần bờ cũng có thể buông câu. Mỗi nẹp câu gồm 200 lưỡi. “Xưa chỉ cần hơn chục nẹp, tối đi, sáng mai về là kiếm được vài chục cân cá. Nay biển cạn cá tôm nên mỗi thuyền phải sắm ít nhất dăm bảy chục nẹp, có thuyền lên tới cả trăm nẹp”. Mỗi chuyến ra khơi làm nghề câu kiều của bà con bãi ngang Gio Hải thường bắt đầu từ 10 giờ sáng, ngư dân nào xác định đi xa tới vùng biển Quảng Bình thì sẽ xuất phát sớm hơn. Họ tính toán đến điểm nước lặng, đoán luồng cá theo kinh nghiệm nghề biển thì sẽ buông neo thuyền để bắt đầu buông câu. Tầm 5 giờ chiều buông, tới 12 giờ đêm bắt đầu kéo câu lên. Kéo cho tới lưỡi câu cuối cùng cũng là lúc trời sáng. “Công việc kéo câu cũng vô cùng vất vả. Đôi khi sơ ý, lưỡi câu có thể găm vào tay mình, vướng vào quần áo. Những lúc đó phải cắt bỏ lưỡi câu để tránh vướng tiếp các lưỡi khác gây nguy hiểm”, vừa nói, lão ông Hải xòe đôi bàn tay chai sạn nhiều vết xước vô tình vướng lưỡi câu sắc nhọn sau mỗi chuyến biển.


Ngư dân Trn Xuân Tùng gn bó vi ngh câu kiu sut 30 năm, ngh bin ông vn làm lưi câu đ duy trì ngh

Nghề câu kiều gần như trắng đêm trên biển. Khi câu được buông xuống, dù có gắn phao làm dấu nhưng ngư dân phải thức canh để cảnh báo sợ các tàu thuyền khác kéo qua làm mất hết tài sản của mình. Đêm giữa biển, ánh đèn pin tỏa một vùng nhỏ, họ thao thức với tiếng sóng vỗ dập dềnh và đôi khi hứng cả trận mưa lớn bất ngờ ập xuống. Loài cá mắc câu kiều chủ yếu là các loại cá đuối: đuối đỏ, đuối trắng. Thi thoảng, có nhiều loại cá khác như cá măng mắc câu. Lão ngư Hồ Văn Hải nói, câu không cần mồi nhưng cá dễ mắc một phần là do lưỡi câu sắc bén. Để làm ra loại lưỡi câu này, các ngư dân phải tìm mua thép inox trắng 1,2mm. Phải mất tới 9 công đoạn từ cắt thép, uốn lưỡi, dập, mài… mới có thể làm ra một lưỡi câu hoàn chỉnh. “Câu kiều không cần mồi. Chuyện tưởng lạ nhưng có thật của người dân bãi ngang Gio Hải hơn 30 năm nay. Tuy vất vả nhưng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là niềm vui của người ngư dân coi biển là vườn nhà”, ông Hải bộc bạch.

Cuc sng n đnh nh câu kiu

Bin tm rng sáng, trên bãi cát, nhng ngưi ph n cùng con cái dõi theo tiếng thuyn máy lch xch mi lúc mt gn b, ri phn khi reo vui khi tiếng máy thuyn tt hn, khoang thuyn l ra nhng chiếc bng cá đui màu trng bc… Ngh câu kiu dù ch là ngh du nhp nhưng tr thành ngh đc đáo và nuôi sng bao gia đình  mit bin bãi ngang này!

Ông Trần Xuân Tùng – Trưởng thôn 5 nói, nghề câu kiều của ngư dân thôn 5 được du nhập từ Bình Tuy về đây khoảng hơn 30 năm trước. Khi người dân ở xứ bãi ngang này vào Bình Tuy thăm bà con, cùng tham gia đi biển. Là một trong những ngư dân đầu tiên theo nghề câu kiều, ông Tùng có rất nhiều kinh nghiệm từ việc đón con nước thả câu cho đến tự tay uốn ra những lưỡi câu để giảm chi phí.

Theo các lão ngư miệt bãi ngang này, thông thường cá đuối nhiều nhất vào độ sau tết kéo dài cho đến tháng 8 âm lịch hàng năm. Các tháng còn lại lượng cá đánh bắt được ít hơn. Mỗi ngày đêm đi buông câu, với thuyền công suất nhỏ, 2 lao động thường đánh được vài chục kilôgam cá đuối, lúc được mùa có khi lên tới hơn 2 tạ. Bình quân 1kg cá đuối giá dao động từ 90 đến 100 ngàn đồng. Ngư dân coi như lấy công làm lãi vẫn có thể duy trì được cuộc sống gia đình. “Nghề không giàu nhưng ổn định để nuôi vợ con, dựng được mái nhà che mưa nắng. Giờ biển ít cá hơn nhưng tui không nghĩ sẽ chuyển nghề”, lão ngư Hồ Văn Hải trải lòng.

Ông Tùng nhẩm tính, thôn 5 có khoảng 50 chiếc thuyền làm nghề biển thì có xấp xỉ 30 chiếc trong số đó theo nghề câu kiều. Vài năm trước, do tuổi cao, ông nghỉ biển, truyền nghề lại cho cậu con trai. “Nghỉ biển nhưng không bỏ nghề. Về bờ, tui phụ con xếp lại các lưỡi câu ngay ngắn vào nẹp sau mỗi chuyến biển. Hàng ngày tui đều tiếp tục uốn lưỡi câu để cung cấp cho các ngư dân cần. Cứ 1000 lưỡi câu giá 300 ngàn đồng. Mỗi năm tôi bán được vài chục triệu đồng từ việc này”, ông Tùng cho biết.

Bài, ảnh: Phan Vĩnh Yên

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)