Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghề dạy học: Có dễ thở?

Tạp Chí Giáo Dục

Mi ngành ngh đu có đc trưng riêng, s thun li và khó khăn nht đnh khi vn hành, nht là trong bi cnh xã hi phát trin thì vic đòi hi cht lưng, kết qu luôn là yếu t then cht, quyết đnh s thnh vưng hay tt hu ca ngành ngh đó. Riêng đi vi ngh dy hc, liu rng “có d th” hơn so vi các ngành ngh khác hay không?


Theo tác gi, ngưi giáo viên không đơn thun ch có dy hc sinh theo lưng kiến thc đưn đnh trong chương trình, mà còn phi thc hin bao nhiêu công vic khác (nh minh ha). Ảnh: Anh khôi

Dy hc là mt ngh thut và c mt quá trình tích lũy kinh nghim

Không phải ai cũng có thể làm “thầy” được sau khi học xong sư phạm để có thể theo nghề, bám trụ với nghề. Bởi làm “thầy” ngoài kiến thức đủ đầy, chuyên sâu về chuyên môn để có thể truyền tải cho học sinh, có thể trả lời những thắc mắc của học sinh liên quan đến bộ môn, hoặc một vấn đề thực tế đang xảy ra trong cuộc sống mà các em chưa biết cách ứng xử cho phù hợp thì người thầy cần có thêm những kỹ năng mềm, kỹ năng trải nghiệm từ kinh nghiệm thực tế cuộc sống để giải đáp những đều học sinh đang cần biết, những thứ các em đang thiếu mà chưa ai hướng dẫn, chỉ bảo. Như thế, việc dạy học của người thầy là “một nghệ thuật” và phải trải qua cả một quá trình tích lũy kinh nghiệm thì người thầy mới tự tin, mới vững vàng theo nghề bền lâu được.

Trau di k năng lng nghe và giao tiếp

Một giáo viên trẻ mới ra trường hay một giáo viên đã nhiều năm giảng dạy thì chỉ khác nhau ở “thâm niên công tác”, bởi giáo viên trẻ hay giáo viên lâu năm không là yếu tố quyết định việc “làm hài lòng” phụ huynh, làm cho học sinh yêu mến, bởi “kỹ năng lắng nghe và kỹ năng giao tiếp” là yếu tố quyết định sự thành công của người giáo viên trong quá trình giảng dạy cho các em và tương tác với phụ huynh!

Kỹ năng lắng nghe, nói thì đơn giản, dễ hiểu nhưng thực tế tỷ lệ này chiếm chưa đến 50%, bởi để lắng nghe và hiểu được ngọn ngành sự việc, để lắng nghe và hiểu được hoàn cảnh của học sinh, phụ huynh tại thời điểm xảy ra sự việc quả không dễ. Kỹ năng này cũng cần tích lũy từ trải nghiệm. Giáo viên phải va chạm, phải tiếp xúc nhiều thì mới có được “kỹ năng lắng nghe tốt”. Tôi nói điều này, bởi bản thân tôi là nhà quản lý đã phải “đứng mũi chịu sào” và tiếp nhận, xử lý thay cho nhiều trường hợp của giáo viên khi giáo viên chưa có kỹ năng lắng nghe, chỉ nghe một phần sự việc, chưa thể hình dung bối cảnh xảy ra sự việc, hoặc chỉ nghe một chiều đã vội vàng đưa ra quyết định theo ý chủ quan của mình, dẫn đến sự việc không những không được khai thông mà đi xa hơn với chiều hướng phức tạp hơn!

Ngoài kỹ năng lắng nghe, người giáo viên cần trau dồi thêm kỹ năng giao tiếp với phụ huynh, với học sinh. Việc giao tiếp đạt kết quả tốt hay không, sự hài lòng, hợp tác của phụ huynh, của học sinh hay không, hoàn toàn là do khả năng giao tiếp của giáo viên. Có những giáo viên về mặt kiến thức rất vững nhưng giao tiếp lại hạn chế, dẫn đến việc phụ huynh, học sinh không thể “gần gũi” để trò chuyện, để trao đổi một cách thẳng thắn, chân tình được. Như vậy, hiệu suất giảng dạy cũng không thể đạt tốt theo yêu cầu nếu giáo viên không “nghe kỹ – hiểu thông – giao tiếp nhã nhặn”; bởi đây là điều cần và đủ để giáo viên tự tin và trụ vững với nghề trong sự đòi hỏi ngày càng cao và chuẩn từ đội ngũ thầy cô giáo – Những kỹ sư tâm hồn của các thế hệ học sinh!

Ngưi giáo viên là mt “bác sĩ đa khoa”

Thoạt nghe, tưởng nhầm chủ đề nhưng điều này hoàn toàn thực tế với đội ngũ thầy cô giáo, ngoài việc phải đảm trách nhiệm vụ chuyên môn thì còn là một “bác sĩ đa khoa” dù muốn hay không? Tại sao lại có sự việc này? Bởi khi học sinh xảy ra một vấn đề về bệnh lý ở thời điểm giáo viên đang giảng dạy tại lớp thì giáo viên là người xử lý đầu tiên, là người nhận biết đầu tiên về hiện trạng sức khỏe của học sinh trước khi có nhân viên y tế của trường đến xử lý tiếp theo. Vì thế, đòi hỏi giáo viên cũng cần trang bị một số kiến thức cơ bản về sơ cứu tại chỗ cho các em. Việc làm này xảy ra từ thực tế trong quá trình giảng dạy của bản thân tôi cũng như của rất nhiều giáo viên. Điều này không hề có trong quá trình đào tạo nghề, bởi chủ yếu giáo viên học chuyên sâu về bộ môn, về lĩnh vực mà họ theo đuổi. Vì vậy, việc trở thành “bác sĩ đa khoa” cũng là câu chuyện thú vị trong cái nghề lắm truân chuyên này!

Giáo viên ch nhim là “mt tng đài viên”

Vic dy hc ca ngưi thy là “mt ngh thut” và phi tri qua c mt quá trình tícah lũy kinh nghim thì ngưi thy mi t tin, mi vng vàng theo ngh bn lâu đưc.

Vấn đề thú vị tiếp theo ở cái nghề “đưa đò” là việc trở thành “một tổng đài viên” để tiếp nhận tất cả thông tin từ phụ huynh hay là người trực tiếp thông báo, thông tin đến phụ huynh tất – tần – tật các vấn đề lớn nhỏ trong quá trình chủ nhiệm lớp. Một tình huống dở khóc, dở cười của một nữ giáo viên khi không nghe điện thoại từ phụ huynh gọi đến, bởi cô đang di chuyển về nhà và kết quả là phụ huynh quy chụp cho cô không thân thiện, không giao tiếp lịch sự, không phối hợp với phụ huynh, từ chối cuộc gọi của phụ huynh, mặc cho cho giáo viên khi về nhà cầm điện thoại và gọi lại cho phụ huynh, nhưng phụ huynh vẫn quy chụp cô về những điều trên. Như thế, phụ huynh đang đặt và tự đặt ra yêu cầu người giáo viên như “một tổng đài viên” phải nghe cuộc gọi và trả lời phụ huynh ngay tức thì! Phải chăng, ngoài việc dạy học, giáo viên phải “kiêm nhiệm” thêm ngần ấy thứ việc không hề học, không hề được đào tạo chuyên ngành?

Giáo viên luôn phi hc, hc và hc

Ra trường, đi dạy và đã đạt được một số thành tích nhất định hay đã là một nhà quản lý lâu năm nhưng việc trau dồi thêm các kiến thức chuyên sâu để quản lý, để giảng dạy là điều cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay ngoài việc giảng dạy, chấm sửa bài, soạn giảng, tham gia các hoạt động, các phong trào của trường, của ngành phát động thì giáo viên còn phải “tăng thời gian tự học” qua các Module chuyên sâu, Module thay sách giáo khoa. Tất cả đều trên hệ số hóa. Đối với những giáo viên trẻ thì việc tiếp nhận này không khó, nhưng đối với những nhà giáo đã gần tuổi hưu thì việc học qua hệ thống số hóa là điều không hề đơn giản. Vì vậy, đã đôi lúc tạo ra sự mệt mỏi cho giáo viên khi phải thực hiện thêm những công việc ấy ngoài giờ.

Tóm lại, qua những chia sẻ trên, tôi thấy thương đội ngũ giáo viên, bởi họ không đơn thuần chỉ có dạy học sinh theo lượng kiến thức đã được ấn định trong chương trình, mà người giáo viên còn phải làm, phải thực hiện bao điều mà có những ngành nghề khác đôi khi không cần đến. Vì thế, làm nghề giáo: Không dễ thở như người đời thường nghĩ.

Trn Minh Duy

Bình luận (0)