Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghe em hát về Hà Nội

Tạp Chí Giáo Dục

(thơ tình)
“… Nghe em hát về Hà Nội” (của Đoàn Quân*) cũng không hẳn một giọng thơ say về tình yêu. “Tương tự” chỉ mới là cánh cửa thơ mở ra để nghe âm hưởng hát, một thu hát, một mùa hoa hát, hát về Hà Nội – cũng là nghe Hà Nội hát về tình yêu – cũng là tác giả nhờ hoa hát cho tình yêu.
Tình trong thơ Đoàn Quân đi qua từ kỷ niệm tuổi thơ, kỷ niệm của tuổi học trò, kỷ niệm của từng trải, để đến cái tuổi lớn hơn, tình cũng vật vã với đời, cũng chịu ơn với đời, gắn bó với đời. Tình với đời như được sóng đôi. Có lúc khoảng cách “Dòng sông thương nhớ” nơi nào bến mộng… Có lúc “Biển và gió” biển gió cứ triền miên… Có lúc “Em đâu là gỗ đá” đá giữ nguyên nhịp đập… Cũng có khi “Mưa chiều” quán vắng gió thưa… Cũng có khi “Suối mơ” ta còn chỗ dựa. Có khi “Thất vọng” khắc khoải nguôi ngoai. Có khi “Vườn địa đàng” rung tim băng giá. Có lúc “Tình mộng” ru mộng đời thẩn thơ. Có lúc “Tình buồn” say men đắng. Có lúc “Tình si” buồn chán chu kỳ. Và có lúc “Đồng tiền và ong” thì ngàn hoa nở, cánh ong say…
TRÚC CHI
* Đoàn Quân tên thật là Đoàn Xuân Hiển, sinh 1952 tại Hà Tây, là giảng viên ĐH Nông lâm TP.HCM, Nguyên giáo viên vật lý Trường THPT Hùng Vương

Bình luận (0)