Sáng nay (9/7) – gần 586.000 thí sinh đã bước vào dự thi môn đầu tiên kỳ thi tuyển sinh ĐH. Thí sinh khối B (thi môn Sinh), thí sinh khối C, D thi môn Ngữ văn.
Thí sinh vào phòng thi sáng 9/7. (Ảnh: Lê Anh Dũng)
|
Đợt 2: Thí sinh ảo tăng, ít sai sót
Đợt này có 110 trường tổ chức thi tại 905 địa điểm, với hơn 22.300 phòng thi. Cả nước huy động gần 66.000 cán bộ tham gia công tác tuyển sinh.
Tổng hợp nhanh từ Ban Chỉ đạo tuyển sinh (Bộ GD-ĐT) đến cuối giờ chiều 8/7, cả nước có gần 586.000 thí sinh đến làm thủ tục dự thi, đạt tỷ lệ 74,59% so với số hồ sơ đăng ký dự thi.
Ở Huế, tỷ lệ thí sinh đến làm thủ tục dự thi khá cao. ĐH Huế trong sáng 8-7, lượng thí sinh làm thủ tục đạt tỷ lệ 78,54%. Đây là tỉ lệ rất cao so với những năm trước đây. Cao nhất trong đó là khối T (thể dục thể thao) với tỉ lệ 87,85%. Kế đến là khối M (mầm non) tỉ lệ 87,33%. Khối C đạt 81,47%. Khối D đạt 80,29% và khối B đạt 76,46%.
Hội đồng tuyển sinh ĐH Đà Nẵng cho biết đợt thi thứ hai đạt 14.779/19.612 , chiếm tỷ lệ 75,36%. Tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với đợt thi đầu tiên.
Ở hầu hết các tỉnh, thí sinh sai sót trong làm thủ tục dự thi rất ít.
Bộ đàm, camera vào cuộc
Do đợt thi thứ hai có nhiều môn xã hội như Văn, Sử, Địa nên ở nhiều quán photocoppy ở các cổng trường ĐH đã xuất hiện hình ảnh thí sinh chuẩn bị “phao” mang vào phòng thi. Nhiều trường đã có kế hoạch riêng nhằm hạn chế tối đa gian lận trong quá trình thi.
Hình thức kỷ luật trong phòng thi sẽ rất khắt khe. Ở Trường ĐH Luật Hà Nội, nhà trường đã thuê toàn bộ bộ đàm của Công an Hà Nội để liên lạc báo cáo giữa các điểm thi, tuyệt đối không dùng di động để bảo mật tuyệt đối cho kỳ thi. Công tác huấn luyện giám thị, đặc biệt là giám thị sinh viên được làm kỹ lưỡng và nhắc lại trước mỗi buổi thi.
Đợt 2, thí sinh được nhắc nhở phải bảo vệ bài làm của mình và nghiêm cấm mọi hành vi gian lận, không được xem bài của thí sinh khác, không được trao đổi ý kiến, trao đổi tài liệu khi làm bài. Hình thức kỷ luật cho các lỗi khiển trách lần đầu này sẽ bị trừ 25% số điểm. Nếu vi phạm nhiều lần sẽ bị kỷ luật cảnh cáo và trừ 50% số điểm. Đối với những bài thi giống nhau sẽ bị xử lý như nhau, nếu thí sinh bị xử lý không chứng minh được mình bị quay cóp. Nếu là bị quay cóp, thí sinh có thể được xem xét giảm hình phạt từ cảnh cáo xuống khiển trách.
Thí sinh làm thủ tục dự thi tại Trường ĐH Thủy lợi. Ảnh: Lê Anh Dũng
|
Nhiều thí sinh đặc cách đợt 2
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, cho biết, trường có 4 trường hợp TS khiếm thị được xét tuyển, đặc cách miễn thi ĐH vào ngành Xã hội học, Công tác xã hội, Tâm lý học.
Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng tuyển thẳng cô gái khuyết tật cao 70cm Trương Thị Thương vào trường.
Còn tại ĐH Sư phạm TP.HCM, trong kỳ thi tuyển sinh ĐH năm nay có đến 10 TS được xét đặc cách miễn thi ĐH; trong đó, có 2 TS khiếm thị được đặc cách vào khoa Toán. Còn lại, các TS chủ yếu vào ngành Giáo dục đặc biệt.
Trường ĐH Bách khoa Hà Nội tiếp nhận 4 thí sinh khiếm thị vào trường.
Tuy nhiên, nhiều thí sinh khuyết tật khác vẫn phải dự thi bình thường như thí sinh khiếm thị Nguyễn Văn Tiến (học sinh Trường THPT Nguyễn Du, Thanh Oai, Hà Nội) thi vào chuyên ngành cử nhân Toán vẫn phải làm bài như những thí sinh khác. Nhiều em cũng gặp khó khăn khi xin xét đặc cách do quy chế các trường khác nhau.
Giám thị Trường ĐH Công đoàn làm nhiệm vụ trong ngày 8/7. Ảnh: Lê Anh Dũng.
|
Giám thị: Căng mình ngăn sự cố
Ngoài số lượng giám thị là giảng viên, năm nay Học viện Báo chí – Tuyên truyền có 187 sinh viên làm công tác coi thi.
Những sự cố do giám thị coi thi lần thứ I sẽ là bài học để nhiều trường rút kinh nghiệm rong đợt thi lần này.
Thu Hường, sinh viên học viện cũng không tránh được cảm giác lo lắng có thể phạm sai sót “lỗi đánh nhầm số báo danh, không kiểm tra để thí sinh có thể thi hộ, mang tài liệu vào phòng thi mà không bắt được rồi chuyện ký nhầm, thu bài thi mà mang về không đầy đủ”.
“Chỉ cần lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến sai phạm lớn. Làm tốt không ai khen nhưng làm không tốt rất dễ bị khiển trách, kỉ luật” nên Nguyễn Minh Quang, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã có 1 năm tham gia công tác coi thi bày tỏ.
“Chỉ cần lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến sai phạm lớn. Làm tốt không ai khen nhưng làm không tốt rất dễ bị khiển trách, kỉ luật” nên Nguyễn Minh Quang, giảng viên Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đã có 1 năm tham gia công tác coi thi bày tỏ.
“Việc ký tên mình vào tờ giấy. Chuyện thời điểm nào thì giám thị ký vào bài thí sinh, quy định của trường và Bộ có đôi chút khác biệt khiến mình cũng ít nhiều lo lắng”.
Theo PGS.TS Lương Khắc Hiếu, Phó Giám đốc phụ trách Học viện: “Việc cần thêm các sinh viên tham gia công tác coi thi là tất yếu vì số lượng giáo viên không trường nào đủ. Bản thân nhà trường chỉ huy động sinh viên năm 3, học sinh khá trở lên, không vi phạm quy chế thi trong quá trình học tập.
Không chỉ được tập huấn kĩ càng, các giám thị cũng được giao thêm sách hướng dẫn thực hiện quy chế của Bộ GD-ĐT để tự đọc và nghiên cứu để làm cho tốt.
Thêm nữa, trong tập huấn năm nào cũng vậy, trưởng ban thư kí, chủ tịch hội đồng là những người tích tụ kinh nghiệm qua các năm sẽ truyền đạt thêm những điều mà đôi khi trong quy chế chưa bao quát hết được, tránh sai sót cho cả giảng viên và sinh viên đi coi thi.
Theo Vietnamnet
Bình luận (0)