Hướng nghiệp - Tuyển sinhTư vấn tuyển sinh

Nghề nào cũng có hào quang và khoảng lặng

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là khng đnh ca các chuyên gia trong chương trình “Cùng bn chn ngh cho tương lai” ln th 15 năm hc 2022-2023 t chc ti Trưng THPT Thnh Lc (Q.12) mi đây.


ThS. Lê Th Thu Hà (Trưng phòng ph trách hưng nghip – vic làm, Ban Công tác sinh viên ĐH Quc gia TP.HCM) tư vn cho hc sinh Trưng THPT Thnh Lc

Chương trình do Tạp chí Giáo dục TP.HCM phối hợp cùng Sở GD-ĐT TP.HCM, ĐH Quốc gia TP.HCM và Trung tâm Phát triển GD-ĐT phía Nam (Bộ GD-ĐT) tổ chức, với sự đồng hành của Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM và Trường ĐH Công nghệ TP.HCM.

Hiu c hai mt ca ngành ngh

Trao đổi với các em học sinh, ThS. Lê Thị Thu Hà (Trưởng phòng phụ trách hướng nghiệp – việc làm, Ban Công tác sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết mỗi ngành nghề đều có hai mặt gồm ánh hào quang và những khoảng lặng. Hào quang là những gì mà chúng ta và mọi người nhìn thấy, những điều làm cho chúng ta cảm thấy thích thú và muốn dấn thân. Trong khi đó, khoảng lặng là mặt trái của nghề, nếu chúng ta không tìm hiểu kỹ sẽ không thể thấy được. Vậy nên, khi tìm hiểu ngành nghề nào đó, chúng ta phải tìm hiểu cả hai mặt để xem bản thân có phù hợp và có khả năng gắn bó hay không. “Trước đây, nhiều học sinh khi tìm hiểu về ngành nghề thường chạy theo ánh hào quang, sự nổi bật của ngành nghề đó mà không tìm hiểu về khoảng lặng, dẫn đến quá trình học tập cũng như làm việc sau này gặp nhiều khó khăn, thậm chí phải từ bỏ ngành nghề đã chọn”, ThS. Lê Thị Thu Hà cho hay.

Tiếp lời ThS. Lê Thị Thu Hà, ThS. Lê Ngọc Hải (chuyên gia tâm lý kỹ năng) khẳng định, khi chọn ngành nghề, các em phải hiểu rõ về công việc mà mình định làm sau này. Muốn được vậy, các em phải biết năng lực, sở trường, sở đoản của bản thân để chuyển hóa nó. Ví dụ, các em muốn chọn ngành tâm lý thì ánh hào quang của ngành này là được nhiều người tin tưởng tìm đến chia sẻ những vấn đề mà họ gặp phải, được đi nhiều nơi để tư vấn và cũng có thể kiếm được nhiều tiền. Tuy nhiên, khoảng lặng của ngành này là phải thấu hiểu người khác để giúp họ giải quyết vướng mắc, áp lực cao. Hay ngành điều dưỡng, mặt trái của nó là những áp lực khi chăm sóc sức khỏe cho người bệnh, vệ sinh vết thương, thay băng hoặc việc phải làm theo ca, trái nhịp sinh học. Thường khi tìm hiểu ngành nghề, học sinh thường chạy theo ánh hào quang, sự nổi bật của ngành nghề đó mà không tìm hiểu về khoảng lặng của nó, dẫn đến khi làm việc gặp rất nhiều áp lực, mệt mỏi, thậm chí bỏ ngang nghề. Do vậy, trước khi chính thức lựa chọn ngành nghề để theo đuổi, các em nên tìm hiểu rõ, bao gồm cả ánh hào quang lẫn mặt trái để dễ dàng chấp nhận, sẵn sàng thích nghi với ngành nghề đã chọn”, ThS. Lê Ngọc Hải khuyên.

Chiến tranh, khng hong kinh tế s nh hưng đến ngành ngh?

Trước ánh hào quang và khoảng lặng của ngành nghề, một số học sinh lo lắng: “Hiện một số nước trên thế giới xảy ra chiến tranh, khủng hoảng kinh tế và không hợp tác phát triển du lịch với Việt Nam. Liệu trong tương lai, sinh viên học ngành du lịch có bị ảnh hưởng không?”. Trả lời vấn đề này, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Kinh tế – Tài chính TP.HCM) cho hay, từ năm 2019 về trước, ngành du lịch đứng đầu khu vực Đông Nam Á, nhưng dịch bệnh, chiến tranh ở một số nước đã ảnh hưởng không nhỏ đến lĩnh vực này. Tại Việt Nam, sau thời gian “đóng băng”, ngành du lịch đã khởi sắc trở lại. Du lịch quốc tế cũng có nhiều tín hiệu khả quan. Dù thế giới biến động, một số nước có chiến tranh, khủng hoảng kinh tế, không hợp tác với Việt Nam nhưng nước ta vẫn có thể hợp tác với nhiều nước khác để phát triển du lịch và có thể chứng minh qua những tour du lịch quốc tế đến các nước như: Ấn Độ, Mỹ, Hàn Quốc… Vì vậy, các em không nên quá lo lắng về vấn đề này. “Hiện du lịch Việt Nam đang phát triển và thiếu nguồn nhân lực rất lớn. Nếu các em học ngành này, 3-4 năm nữa ra trường sẽ được các doanh nghiệp săn đón. Có điều các em cần lưu ý, lĩnh vực này có hào quang nhưng cũng có khoảng lặng, đó là phải đi sớm về trễ, đi nhiều, áp lực cao… Về cơ hội việc làm, lĩnh vực du lịch có thể tham gia nhiều vị trí việc làm như làm hướng dẫn viên du lịch, phụ trách buồng, phòng; thiết kế tour…”, ThS. Nguyễn Ngọc Thạch thông tin.


Hc sinh Trưng THPT Thnh Lc đang nh ban tư vn gii đáp các thc mc

Giải đáp thắc mắc cho học sinh về ngành ngôn ngữ Anh, ThS. Vũ Quang Huy (Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Công nghệ TP.HCM) cho hay, trong xu thế hội nhập, tiếng Anh đã trở thành ngôn ngữ chung của toàn cầu. Hiện thế giới có trên 50 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, gần 80 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai. Trong tất cả các lĩnh vực từ kinh doanh, thương mại, truyền thông cho đến du lịch, ngoại giao…, tiếng Anh đều đóng vai trò là ngôn ngữ số một. Do đó, sinh viên giỏi ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh sẽ có nhiều cơ hội học tập, giao lưu và phát triển nghề nghiệp. Không chỉ vậy, người giỏi tiếng Anh còn có cơ hội làm việc ở nước ngoài. “Tại Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, ngành ngôn ngữ Anh đào tạo kiến thức nền tảng, chuyên sâu về ngôn ngữ – văn hóa Anh để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo. Đồng thời trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng – khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế. Ra trường, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh có thể làm biên, phiên dịch trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế – xã hội của Việt Nam và quốc tế; làm chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý… trong các công ty nước ngoài. Ngoài ra, các em còn có thể làm hướng dẫn viên, giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường ĐH, CĐ, TC, THPT, trung tâm ngoại ngữ…”, ThS. Vũ Quang Huy thông tin.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)