Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghề & nghiệp

Tạp Chí Giáo Dục

1.Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6), nhắc nhở mọi người nhớ đến người làm báo. Nhà giáo thì nhớ nhà báo là phóng viên giáo dục. Cũng như các bạn nhà báo nhớ các nhà giáo hưu trí Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11), mời cà phê, thăm hỏi và ôn lại nhiều kỷ niệm.


Tác gi (bìa trái hàng sau) cùng mt s nhà giáo hưu trí và các bn phóng viên giáo dc

Mỗi lần gặp nhau, thật là vui vẻ! Các bạn thật chu đáo, ân cần. Bao câu chuyện ngày xửa ngày xưa nhắc lại thú vị pha chút dí dỏm, tiếc nuối nhưng đậm đà tình nghĩa trong sự nghiệp chung của giáo dục TP.HCM.

Nhân Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, tôi xin được viết những dòng này với tấm lòng biết ơn chân thành đến các bạn là phóng viên trong lĩnh vực giáo dục mà cả xã hội mỗi ngày quan tâm, theo dõi vì trên trang báo, trong mỗi bài viết có con em của các bậc phụ huynh đang ngồi học tập dưới mái trường.

Tôi biết là các bạn cũng thật nhiều cực nhọc, trăn trở và cả khổ tâm khi đưa lên trang báo bao điều còn chưa tốt, những áng mây đen trôi trên bầu trời xanh thẳm của giáo dục. Các bạn cũng hạnh phúc, phấn khởi khi gửi đến người đọc những việc làm, những hình ảnh thật đẹp của những người thầy hết lòng hết dạ dạy dỗ học sinh thân yêu cũng như với ngôi trường của mình.

Tôi bày tỏ những điều này xem như món quà nhỏ trong Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. Khi chọn nghề làm báo và là phóng viên trong lĩnh vực giáo dục, các bạn cũng là những người cùng chúng tôi đóng góp cho sự nghiệp trồng người. Phải quan sát, nghe ngóng, đi tìm hiểu thực tế để viết bài. Rồi phải thận trọng từng câu, từng hình ảnh trong từng sự việc mà các bạn biết những thông tin ấy có tác động rất lớn trong cái mênh mông của ngành giáo dục.

Trong gần 20 năm công tác ở Sở GD-ĐT TP.HCM, tôi cũng đã thấm thía, lo lắng, ân hận, hối tiếc và cũng đã vui mừng, hân hoan với nhiều bài viết của các bạn. Có khi đọc xong bài báo, nghe chuông điện thoại reng reng, tôi giật thót tim. Đầu dây bên kia có một bạn hỏi rằng: “Thầy đọc báo chưa? Thầy có ý kiến gì không? Có giận, có thấy ghét tụi em lắm không?”… Thật sự lúc ấy, tôi thấy đầu óc mình có chút bần thần nhưng chưa bao giờ giận các bạn mà chỉ giận bản thân có việc làm còn sai sót, giận bản thân làm nhiều việc mà các bạn chưa hiểu hết.

Tôi luôn luôn nhận thức trong đầu rằng, các bạn đang nhắc nhở, đang giúp cho giáo dục mỗi ngày phải tốt hơn. Tôi luôn biết ơn điều đó. Các bạn đang đồng hành cùng chúng tôi trong giáo dục và mong ước mỗi ngày phải hay hơn, đẹp hơn nữa.

2.Các bạn phóng viên thân mến! Người xưa nói nghề nghiệp, nghề gắn với nghiệp. Sống bằng nghề và làm tốt thì nghiệp tốt. Hay nói đó là luật nhân quả. Tôi tin như vậy và tôi mong ước các bạn sẽ có sự nghiệp tốt, những bài viết hay với quả lành trái ngọt.

Nhân đây có vài chuyện cùng đọc để chia sẻ với các bạn trong nghề làm báo rất gian nan về chữ nghĩa.

Tôi học Đại học ban Việt Hán nên các giáo sư hay đem điển tích Trung Hoa ra dạy. Các giáo sư nói “nhất ngôn ký xuất tứ mã nan truy”, tức là người xưa nhắc nhở nên đánh lưỡi bảy lần, suy nghĩ trước sau cho cặn kẽ rồi mới nói vì lời nói là mật ngọt mà cũng là gươm đao. “Thiện ý một câu, ấm ba đông. Lời độc, lạnh người sáu tháng ròng” (Lương ngôn nhất cú tam đông noãn. Ác ngữ thương nhân lục nguyệt hàn).

Trong lịch sử thi ca cổ điển của Trung Quốc, có một câu thơ nổi tiếng: “Ngữ bất kinh nhân tử bất hưu” (語不驚人死不休), nghĩa là: “Lời mà không kinh động được lòng người thì có chết cũng không nguôi”.

Giáo sư đọc bài thơ tứ tuyệt của Giả Đảo để sinh viên biết rằng thi nhân thời đại nào cũng hết sức cẩn trọng, moi hết tim ruột mình chọn lọc từng chữ từng câu. Ba năm mà nhà thơ chỉ làm được có 2 câu:

Nhị cú tam niên đắc

Nhất ngâm song lệ lưu

Tri âm như bất thưởng

Qui ngọa cố sơn thu

Dịch nghĩa:

Ba năm mới làm được hai câu

Ngâm lên một tiếng, hai dòng lệ

rơi không cầm được

Người tri âm nếu không cùng hưởng

Mùa thu sang ta về núi cũ nằm

Dịch thơ:

Hai câu làm mất ba năm

Một ngâm, lã chã hai hàng lệ rơi

Tri âm nếu chẳng đoái hoài

Trở về núi cũ, nằm dài với thu

(Bản dịch: Trần Trọng San)

Sinh viên cũng dịch bằng thơ:

Ba năm làm được chỉ hai câu

Ngâm lên dòng lệ đẫm sông sầu

Tri âm tìm mãi mà không thấy

Trở về núi cũ ở ngàn thu.

3.Xin cảm ơn các bạn! Những nhà báo viết về giáo dục, những con người cũng hết sức nỗ lực, vất vả và đóng góp rất nhiều tim óc, trí tuệ, công sức trong sự nghiệp trồng người của thành phố thân yêu này.

Chúc các bạn thành công và mừng Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21-6.

Lê Ngc Đip
(Nguyên Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT TP.HCM)

 

 

 

i năm đi qua

i năm đi qua gió thi mênh mông

Khi nng vàng vui, lúc lnh xót lòng

Chào ngày mi ngm mt tri ta sáng

Bui chiu trôi rng r áng mây hng.

 

i năm đi qua chân bưc trên đi

H hng mt nhìn lnh lo đôi môi

Ôm tay vi, khong vô tình ht hng

Như k bên đưng m mt xa xôi.

 

i năm đi qua nhng đóa hoa hng

T ơn đi! Tình dài như dòng sông

Âm thm chy nhng bn, trò tình nghĩa

Quý và thương còn mãi nhng tm lòng.

 

i năm đi qua yêu tui hc trò

Áo trng đến trưng ôm gic mơ hoa

Thy cô dy tht vi trò hc tht

Là nim tin giáo dc chng phai nhòa.

Lê Ngc Đip

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)