Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghề nuôi cá thương phẩm đang gặp khó

Tạp Chí Giáo Dục

Giá thc ăn và nhiu chi phí khác tăng mnh trong khi giá cá thương phm nhiu năm nay vn như cũ, thm chí thp hơn khiến ngưi nuôi cá TP.HCM lao đao.


Ngh
 nuôi thương phm hin nay rt bp bênh

Tốc độ đô thị hóa nhanh nhưng đến nay, một số địa phương thuộc vùng ven TP.HCM vẫn còn duy trì và phát triển nông nghiệp, trong đó diện tích đất lớn nhất dành cho nuôi cá. Khoảng 20 năm trước, nhiều người phất lên nhờ nuôi cá, nuôi tôm nhưng hiện nay, mỗi đợt kéo cá sau khi trừ chi phí, có lãi chút đỉnh đã là thành công.

Qua ri thi hoàng kim

Trở lại làng cá giống thuộc xã Phong Phú, huyện Bình Chánh mới thấy thời hoàng kim của nghề nuôi cá đã lùi vào dĩ vãng. Những cái tên như Út Đồng Tháp, Năm Hồng, Ba Thái… nổi đình nổi đám suốt gần 20 năm đã không còn nữa. Nguyên nhân là thị trường cá giống bão hòa, nhiều cơ sở, công ty ép giống và phân phối với giá thấp, chất lượng con giống cao nên nhiều ao phải đóng cửa, số còn lại cũng lay lắt với nghề nuôi cá thương phẩm.

“Khoảng 15 năm trước, mỗi đợt bán cá giống sắm một cây vàng là ít, nay phải nuôi thêm cá thịt, cả năm không lỗ là mừng”, ông Hai – hộ nuôi cá ở đây nhớ lại.

Dày dạn kinh nghiệm trong nghề như ông Hai nhưng cũng phải bỏ nghề sau hai mùa lỗ hơn 1 tỷ đồng. Ông Hai cho rằng việc mình thôi nuôi cá không phải là bỏ cuộc bởi đã hơn 20 năm trong nghề, mất nhiều và được cũng lắm.

“Thấy làm được nhiều người ham nhưng nhảy vào là “dính”, số thành công đếm trên đầu ngón tay. Thời gian trước, nguồn nước ở khu vực này sạch, không nhiễm mặn, cá có giá. Thời hoàng kim của nghề đã qua rồi, lơ tơ mơ là đổ nợ bạc tỷ như chơi. Nếu quyết tâm theo nuôi trồng thì nên đầu tư theo hướng công nghệ cao bởi mô hình nuôi trồng truyền thống không còn phù hợp. Nông dân không thể “tay không bắt giặc” khi điều kiện thời tiết, khí hậu thay đổi nhanh”, ông Hai đúc kết. 

Khó thì khó, song ông Hai vẫn quyết tâm giữ lại 4 ao cá với tổng diện tích hơn 3.000 mét vuông, chủ yếu nuôi cá tra cung cấp cho các công ty. “Mỗi giai đoạn có cái khó riêng, ráng chịu khó chăm chút, giữ mối lái thì cũng ổn chứ không đến nỗi nào. Bây giờ sang ao thì cũng không được bao nhiêu, thôi thì mình còn khỏe thì làm, đến khi nào không làm được nữa thì giải nghệ. Mà có thể còn nuôi được một thời gian nữa thôi vì đô thị hóa đến nơi rồi, phải làm để mai mốt muốn làm nông cũng không còn cơ hội”.

Xã Nhơn Đức (huyện Nhà Bè), địa phương từng được cho là vùng cung cấp cá giống, cá thịt các loại với số lượng lớn cho TP.HCM và các tỉnh, thành. Tuy nhiên khoảng 5 năm trở lại đây, diện tích ao nuôi đã dần thu hẹp do nhiều nguyên nhân. Theo đó, từ diện tích ao nuôi khoảng 200ha thì đến nay chỉ còn xấp xỉ 100ha.

Khó nhưng vn tr đưc

Một trong những hộ nuôi cá lâu năm và đến nay còn giữ diện tích ao nuôi khá lớn là hộ anh Nguyễn Văn Đức (trại cá Anh Đức). Anh Đức cho biết, nghề nuôi cá bây giờ khá bấp bênh do giá thức ăn ngày càng tăng trong khi giá cá chỉ 14.000-21.000 đồng, tùy loại.

Đến với nghề nuôi cá từ năm 1995, ban đầu anh Hùng chỉ cung cấp cá giống nhưng sau thị trường cá giống bão hòa, anh quyết định mở rộng ao nuôi thêm cá thương phẩm, chủ yếu là cá tra, cá chim… cung cấp cho các công ty.

“Lúc bấy giờ nghề nuôi cá sống khỏe, không phải lo lắng hồi hộp như bây giờ. Giá thức ăn tăng nhưng giá cá thì vẫn vậy, thậm chí thấp hơn giá thị trường do thương lái ép giá. Nếu có nguồn thức ăn và đầu ra ổn định thì sống được, còn phải mua thức ăn công nghiệp thì chết chắc.

Hiện giá cá tra thương lái thu mua chỉ 18.000 đồng/kg, cá vồ đém được 21.000/kg, cá chim chỉ 14.000 đồng/kg…, thấp hơn cá nuôi ở miền Tây vì nước vùng Nhà Bè pha chè, 6 tháng mặn, 6 tháng ngọt nên cá không được trắng. Cá nuôi miền Tây cho ăn thức ăn viên, nước ngọt quanh năm nên thịt cá trắng. Với giá này mà phải mua thức ăn công nghiệp thì từ lỗ tới lỗ”, anh Đức nói.

Được biết, hiện trại cá Anh Đức còn 5 ao với tổng diện tích trên 2.000 mét vuông. Theo anh, sở dĩ còn trụ được là nhờ có nguồn thức ăn thừa từ công ty cung cấp suất ăn, được mua lại với giá rẻ. Đây là nguồn thức ăn sạch, không ôi thiu nên cá thương phẩm có chất lượng cao hơn cá cho ăn thức ăn tạp cũng như thức ăn viên. Nhờ đó mà thương lái thu mua ổn định. Thuận lợi nữa là ao của anh em trong gia đình, không phải thuê mướn.


Anh Nguy
n Văn Đc – ch tri cá Anh Đc

Cách đó không xa là ao nuôi cá thương phẩm của hộ anh Thế Tâm. Dù đến với nghề khá muộn so với các hộ khác trên địa bàn nhưng anh Tâm cũng đã đầu tư khá kỹ lưỡng từ chất lượng con giống cũng như kỹ thuật nuôi.

Anh Tâm chia sẻ: “Với giá cá như hiện nay thì không thể có lãi nếu phải thuê đất cải tạo ao. Nguồn thức ăn chủ yếu của ao là cá chim, mua với giá 3.000 đồng/kg, một ao nhỏ ít nhất cũng phải đổ xuống vài trăm kg/ ngày, rất nặng vốn. Đó là chưa kể điều kiện thời tiết bất thường, dễ trắng tay, nợ nần”.

Ông Huỳnh Văn Hùng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè cho biết, hiện trên địa bàn xã có gần 100 hộ nuôi cá với tổng diện tích khoảng 100ha. Bà con ở đây chủ yếu nuôi quảng canh, theo kinh nghiệm chứ chưa áp dụng khoa học kỹ thuật cao bởi phần lớn diện tích nuôi là đất của chủ khác, không biết đến khi nào bán hoặc lấy lại nên nông dân không dám đầu tư lớn. Thực tế nghề nuôi cá trên địa bàn có khó khăn so với trước nhưng sống được. Nếu nuôi tôm thì cần vốn lớn, trung bình 1ha với 4 ao đầu tư khoảng 1 tỷ đồng, đạt năng suất thì vẫn có lãi. Nuôi cá thì không phải lo nhiều nếu có nguồn thức ăn.

“Địa phương cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn về kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, cách phòng ngừa, trị bệnh cho tôm cá và vệ sinh môi trường trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn hỗ trợ bà con vay vốn với lãi suất thấp (0,6%) từ ngân hàng chính sách xã hội. Bà con làm ăn lớn, thay đổi mô hình nuôi trồng ứng dụng khoa học kỹ thuật cao sẽ được hỗ trợ vay vốn theo Quyết định 655 của UBND TP.HCM”, ông Hùng nói.

T.Anh

Bình luận (0)