Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghề phục chế sách xưa

Tạp Chí Giáo Dục

La chn ngành hc hàn lâm, ít ngưi theo đui nhưng anh Bùi Tiến Phúc (cu sinh viên Trưng ĐH Khoa hc Xã hi và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM) li gt hái đưc thành qu ngt ngào.


Anh Bùi Tiến Phúc đang chia s v công vic hi sinh sách cũ

Anh Phúc đã chứng minh cho các bạn trẻ thấy rằng, sự thành công không nhất thiết phải chạy theo xu thế mà nằm ở chính bản thân mình. Dù lựa chọn hướng đi nào, nếu người học thật sự quyết tâm thì sẽ tạo ra giá trị cho xã hội.

Không chy theo xu thế

Sau khi tốt nghiệp THPT, anh Phúc đứng trước nhiều sự lựa chọn để tìm cánh cửa tương lai cho mình. Trong khi nhiều bạn bè chạy theo ngành học mới, công việc “hot” để làm giàu thì anh Phúc quyết định chọn học ngành Hán Nôm. Đây là ngành học hàn lâm và khó, từ trước tới nay rất ít bạn trẻ theo đuổi. Dù vậy, anh Phúc không hề lo lắng cho tương lai. Trái lại, càng tiếp cận với chữ Hán Nôm, anh càng thấy được nhiều điều thú vị. Niềm yêu thích của anh mỗi ngày được nhân lên, nhất là giai đoạn anh được đi thực tập ở nhiều đình, chùa, miếu… “Tại đây, tôi không chỉ được tận mắt nhìn và đọc được những câu đối thời xa xưa mà còn thấy những cuốn sách quý có tuổi đời hàng trăm năm tuổi. Càng tiếp cận tôi cảm giác như mình có một lực hút rất mạnh đối với những điều xưa cũ và có sự kết nối với ông cha ta”, anh Phúc chia sẻ.

Càng đi nhiều, anh Phúc càng nhìn thấy kho tàng di sản Hán Nôm đồ sộ của nước ta. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bất cập là những di sản này đang dần xuống cấp do bảo quản chưa đúng cách. Như vậy cũng đồng nghĩa với việc những kho tàng quý báu đó có nguy cơ mất đi trong tương lai và thế hệ trẻ sẽ không còn nhìn thấy nữa. Sự băn khoăn, lo lắng đã thôi thúc anh Phúc đi tìm giải pháp để bảo tồn các tư liệu quý. “Với nhiều người, một cuốn sách hay tài liệu không chỉ là ấn phẩm đơn thuần cho việc đọc, học hỏi, giải trí mà đôi khi đó chính là kỷ vật gia truyền, chứa đựng những giá trị tinh thần quý báu mà không một vật chất nào sánh được. Cách duy nhất để lưu giữ chúng là phải tìm ra cách phục hồi nhưng phải bằng phương pháp khoa học hợp lý mới mang đến hiệu quả lâu dài”, anh Phúc khẳng định.


Nhng cun sách xưa đưc anh Phúc hi sinh

Năm 2003, anh Phúc lấy bằng cử nhân Hán Nôm, được Thư viện Huệ Quang – nơi lưu giữ những giá trị văn hóa mời về làm việc, sưu tầm tài liệu Phật giáo bằng chữ Hán Nôm. Nhận thức sự cần thiết của việc tu bổ sách quý, anh Phúc xin học bổng ngành bảo tồn và phát huy di sản văn hóa tại Trường Fo Guang University (Đài Loan). Để có được nền tảng kiến thức và kỹ năng vững chắc như hôm nay, chàng trai gốc Bình Thuận đã trải qua hành trình 6 năm đầy gian nan, thử thách ở xứ người. “Khó khăn lớn nhất đối với tôi thời điểm đó là kinh phí. Dù được hỗ trợ học bổng nhưng vẫn có nhiều thứ phải lo. Gia đình tôi lại rất nghèo nên không thể chu cấp cho tôi, trong khi để phục chế sách phải có dụng cụ. Một cây nhíp tính bằng tiền Việt ở Đài Loan lúc đó là 800 ngàn đồng. Ở đây có nhiều sinh viên Việt Nam theo học nhưng họ không học ngành giống tôi nên không thể nhờ vả được. Tôi đã từng đơn độc trên hành trình tìm tòi kiến thức phục chế thư tịch trên xứ Đài”, anh Phúc nhớ lại.

Trước quá nhiều khó khăn khiến anh Phúc đôi lần nản chí. Nhưng khi nghĩ về tương lai của đất nước, của thế hệ trẻ cùng với tình yêu và nhiệt huyết của bản thân đã tạo cho anh động lực để vượt qua. Kết thúc những ngày tháng học hành gian khổ, bù đắp lại cho anh là một công việc tốt, đồng thời là trợ giảng cho các lớp bảo quản và tu bổ hiện vật chất liệu giấy tại xứ Đài. Công việc thu nhập cao nhưng anh Phúc vẫn quyết định quay về Việt Nam và thành lập Hán Nôm Đường chuyên phục chế thư tịch…

“Bác sĩ tr bnh… sách quý” 

Với công việc của mình, anh Phúc được mọi người ví như một “bác sĩ sách”. Anh đã “chữa bệnh” và làm hồi sinh rất nhiều tài liệu xưa, cũ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Anh cho biết: Ban đầu không ai biết tới tôi, nhưng từng ngày số người tìm đến tôi nhiều không kể hết. Có lần, có một người tìm đến tôi nhờ phục hồi cuốn gia phả cho dòng họ Lộ. Nhìn thấy cuốn gia phả, tôi choáng váng vì đó không còn là cuốn sách nữa mà là xấp giấy vụn, xoắn lại, rách nát được bỏ vào túi ni-lông. Nhận “bệnh nhân” trong tình trạng “hấp hối”, tôi bắt đầu nghiên cứu để tìm ra phương pháp cứu chữa. Tôi dùng nước làm cho các tờ giấy phẳng ra rồi dùng kỹ thuật phục chế của mình giúp cuốn gia phả nhiều đời hồi sinh ngoạn mục. “Chủ nhân cuốn gia phả mừng rớt nước mắt vì lần đầu đọc được những nội dung viết trong cuốn gia phả. Nhờ đó họ hiểu hơn về tổ tiên, ông bà của mình cũng như lưu truyền lại cho đời sau”, anh Phúc nói. Cũng có lần, anh Phúc phục chế thành công bảng sắc phong có từ mấy thế kỷ trước. Sau khi hoàn thành, ban quản lý Đình đích thân đến cảm ơn anh khiến anh vô cùng xúc động. Chỉ vậy thôi đã tiếp thêm nguồn động lực cho anh Phúc tiếp tục theo đuổi nghề nghiệp của mình.  


Đ ngh hi sinh sách cũ

Theo anh Phúc, để hồi sinh một cuốn sách hay tài liệu có tuổi đời hàng trăm năm, người “bác sĩ sách” phải am hiểu sâu sắc về tài liệu đó. Đầu tiên là việc “giải phẫu” cuốn sách. Ở công đoạn này, người làm công tác phục chế phải hết sức tỉ mỉ, quan sát nhận diện được loại giấy, kỹ thuật in và lối đóng. Tiếp đó là hàng loạt các kỹ thuật phục chế hết sức công phu. “Bác sĩ sách” cần ghi chép chi tiết hiện trạng của sách, đánh số trang; tiến hành làm vệ sinh tùy theo tình trạng; yêu cầu cứu chữa với những chất liệu chuyên biệt. Kế đó là kiểm tra độ PH; thử axit cho giấy. Một công đoạn cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ không kém là nấu hồ; tu bổ cục bộ (vá rách, bổ khuyết), bồi nền. Đối với thư tịch Hán Nôm, các công việc tiếp theo là gấp trang, ép sách, xếp trang, cố định ruột sách bằng đinh giấy, xén sách (đối với sách bồi nền), chuẩn bị bìa sách; đục lỗ, may sách. Sách chữ Quốc ngữ, tiếng Pháp (đóng kiểu Tây) thì sau bước gấp trang là phải ép các tay sách; đục lõi, may sách; phục hồi bìa; vào nbìa; đóng bìa mới…

Khi được hỏi về sự lựa chọn của mình, anh Phúc cho rằng đó là quyết định đúng đắn. “Hiện tôi sống rất khỏe với nghề phục chế thư tịch. Bởi ở Việt Nam nghề này hiếm người làm nên mình thuộc loại hiếm, không phải cạnh tranh với bất kỳ ai. Khi lựa chọn nghề nghiệp, các bạn trẻ không cần phải chọn nghề quá “hot”, chỉ cần chúng ta có đam mê, quyết tâm theo đuổi thì sẽ thành công với nghề đã chọn”, anh Phúc chia sẻ.

Bài, ảnh: H Trinh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)