Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghệ thuật múa thời hiện đại

Tạp Chí Giáo Dục

Cũng như mt s loi hình ngh thut khác, ngh thut múa cũng dn mai mt theo năm tháng bi thi công ngh s. Tuy nhiên, bng lòng yêu ngh cùng s n lc ca nhng ngưi làm ngh, ngh thut múa đang tng bưc ci tiến đ phù hp vi xu thế mi.


Tác phm “Xóm tr” khai thác đ tài v cuc chiến chng dch Covid-19 ca Đoàn văn công Quân khu 7

Mi m, sáng to

Liên hoan Nghệ thuật múa TP.HCM mở rộng lần VII năm 2022 do Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM tổ chức diễn ra ở Nhà hát TP.HCM từ ngày 24 đến 26-10 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo khán giả. Qua từng năm, liên hoan đã có sự thay đổi tích cực, những tác phẩm tham dự được đầu tư, cải tiến mang màu sắc vừa truyền thống vừa hiện đại giúp cho tác phẩm múa toát lên một màu sắc mới. Đây cũng là điều mà khán giả mong chờ và quan tâm ở nghệ thuật múa.

Chị Nguyễn Thị Mộng Tuyền (khán giả) chia sẻ: “Tôi là người rất mê nghệ thuật múa cho nên những liên hoan múa như thế này là cơ hội để tôi được thưởng thức những tác phẩm nghệ thuật mới lạ. Tôi cũng cảm nhận được nghệ thuật múa ngày càng đổi mới, khai thác những vấn đề mới, thời sự chứ không còn là múa nón, múa hoa sen… như trước”.

Tác phẩm nghệ thuật múa được cải tiến rất nhiều so với trước đây. Tác phẩm mang cả truyền thống văn hóa của một vùng quê nhưng trông rất hiện đại, cho thấy biên đạo múa rất năng động, sáng tạo. Có thể kể đến tác phẩm “Âm vang cao nguyên” của vũ đoàn Bạch Dương tái hiện không khí đại ngàn sinh động, ấn tượng. Tác phẩm “Xóm trọ” khai thác đề tài về cuộc chiến chống dịch Covid-19 của Đoàn văn công Quân khu 7. Hay tác phẩm “Mót chị” của Đoàn nghệ thuật tỉnh Đồng Nai…

NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy (Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể  thao TP.HCM) cho rằng, nghệ thuật múa ngày càng được đổi mới, sáng tạo vì những người trẻ đã nhanh nhạy cập nhật thông tin và những kiến thức mới để đưa nghệ thuật múa đến gần hơn với công chúng. Từ đó góp phần đẩy mạnh công tác quảng bá, lan tỏa trong đời sống hiện đại và tiếp cận dần với quy chuẩn của các liên hoan múa khu vực và trên thế giới. “Các cấp lãnh đạo thành phố luôn khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo, để các tác phẩm văn học nghệ thuật nói chung cũng như tác phẩm lĩnh vực múa hướng đến các chủ đề về TP.HCM, về biên cương, hải đảo và đặc biệt là hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh”, bà Thúy nói.

Nhng trăn tr

Bên cạnh mặt tích cực, những người làm nghề múa cũng rất trăn trở, nhất là thể loại múa dân gian. Bởi thể loại này có “đất sống” nhưng đang dần biến tướng, không rõ ràng.

Ông Lê Nguyên Hiều (Chủ tịch Hội Nghệ sĩ múa TP.HCM) cho rằng, trong các lễ hội hiện đại ngày nay rất nhiều các điệu múa dân gian đã được các biên đạo coi là “nguồn” để khai thác, sử dụng tùy theo từng lễ hội của từng vùng, miền, tỉnh, thành sao cho phù hợp. Việc sử dụng “nguồn” múa dân gian để dàn dựng trong các lễ hội của các biên đạo là một dấu hiệu đáng mừng, chứng tỏ di sản múa dân gian vẫn còn “đất sống” trong một xã hội hiện đại ngày nay.

Nhưng bên cạnh mặt tích cực cũng có vấn đề đã và đang gây “bão”. Vì hàng năm nước ta có hàng ngàn lễ hội, điều này dẫn đến việc “lạm phát” lễ hội. Thậm chí có lễ hội chỉ chú ý tới hình thức để kinh doanh mà không quan tâm đến yếu tố của văn hóa từ đó chất lượng của chương trình nghệ thuật không được coi trọng. Đây chính là nguyên nhân để việc xây dựng, dàn dựng chương trình “có cho vui”. Do đó các biên đạo múa nếu có được mời tham gia dàn dựng chương trình cũng chẳng cần phải đầu tư nên chỉ “làm cho có”… Đó chính là vì sao chất lượng các tiết mục múa dân gian trong các loại chương trình lễ hội này hầu như nhạt nhòa, thậm chí là phản cảm.


Tác phm múa “Mót ch” ti Liên hoan Ngh thut múa TP.HCM m rng ln VII năm 2022 

Về công tác quản lý, ông Hiều cho hay có nhiều nơi những người làm công tác quản lý văn hóa nhưng ít có kiến thức hiểu biết về văn hóa. Khi xây dựng các kế hoạch lễ hội, họ đã không xác định được lễ hội là gì, không xác định được các giá trị văn hóa cơ bản, chủ yếu mà lễ hội cần phải truyền tải đến công chúng, cộng đồng. Chính điều này cũng là nguyên nhân dẫn đến sự hạn chế, tính bất cập của việc khai thác sử dụng múa dân gian dân tộc trong các chương trình lễ hội hiện nay.

Ông Lê Nguyên Hiu (Ch tch Hi Ngh sĩ múa TP.HCM) cho rng, múa dân gian chính là hình thái múa ph biến ca cng đng các dân t Vit Nam và do nhân dân sáng to đưc lưu truyn t đi này qua đi khác, đưc s dng rng rãi trong sinh hot văn hóa cng đng. Nó tiêu biu cho bn sc văn hóa ca tng cng đng và là cơ s đ phát trin các hình thái múa khác…

Đội ngũ biên đạo múa hiện nay dồi dào, đa dạng với nhiều độ tuổi và đều được đào tạo qua trường lớp. Để biên đạo được tác phẩm múa dân gian đặc sắc, người biên đạo phải có trải nghiệm nhưng không phải biên đạo nào cũng được như vậy. “Có nhiều biên đạo tuy được học về múa dân gian của các dân tộc nhưng chưa có thực tế được lăn lộn cùng ăn, cùng ở với người dân ở vùng sâu, vùng xa để sống và tìm hiểu cuộc sống của các dân tộc nên không nắm rõ được nguồn gốc, xuất xứ cũng như nội dung ý nghĩa của các điệu múa. Chính vì thế khi khai thác, sử dụng chất liệu múa dân gian đã không thổi được “hồn” của dân tộc đó vào trong tác phẩm. Thậm chí có những tiết mục “râu ông nọ cắm cằm bà kia” nên xem xong không biết là của dân tộc nào. Đã có những tiết mục phản ánh cuộc sống của đồng bào vùng Tây Bắc nhưng động tác thì thấy na ná của Tây Nguyên, hay tiết mục phản ánh cuộc sống của đồng bào vùng Tây Nguyên nhưng động tác thì thấy na ná của Khmer… hoặc âm nhạc thì của người Kinh, động tác múa lại na ná của người Thái hay H’Mông hoặc Tây Nguyên…”, ông Hiều cho biết.

Theo ông Hiều để phát huy và bảo tồn di sản múa dân gian của các dân tộc Việt Nam trong các chương trình lễ hội, các đơn vị tổ chức, các nhà quản lý, các biên đạo múa cần nắm rõ, thấu hiểu đặc tính của lễ hội và của hình thái múa dân gian của các dân tộc Việt Nam. Khi nắm rõ, thấu hiểu được đặc tính trên chúng ta mới có thể phát huy được những mặt tích cực, khắc phục mặt hạn chế của hình thái múa dân gian trong đời sống hiện tại.

Thúy Kiu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)