Tuyên truyền pháp luậtVăn minh đô thị

Nghệ thuật nói lấp lửng

Tạp Chí Giáo Dục

Lp lng là “có tính cht mp m không rõ ràng mt cách c ý, đ cho mun hiu cách nào cũng đưc”. C th, đó là ăn nói lp lng, nói theo kiu nưc đôi, lp l, na úp na m, khiến cho ngưi nghe áy náy, phân vân, không rõ thc hư thế nào, chính là mt dng mơ h c ý.


Theo tác gi, cn tránh trưng hp vô tình to nên nhng câu lp lng tai hi, đi ngưc li ý đ ca chính ngưi nói (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

Trong kho tàng dân gian người Việt có vô vàn những câu ca dao, tục ngữ, truyện cười có chứa các yếu tố, tình tiết, từ ngữ… mang tính chất lập lờ nước đôi một cách cố ý như vậy, tạo thành một biện pháp tu từ hàm ẩn hẳn hoi chứ không phải phạm lỗi vô tình mà tạo nên tình huống mơ hồ nữa! Nó được sử dụng trong văn học và đời sống, nhằm chơi chữ, trào lộng, hay châm biếm người/sự việc nào đó. Đó là những phát ngôn phiếm chỉ, nội hàm không xác định được các yếu tố: ai, việc gì, ở đâu, lúc nào…, cứ lập lờ nước đôi, như kiểu “hôm qua, ai, bên đường, hôm nao…” trong bài ca dao “Anh đi anh nhớ quê nhà…”. Phê phán bà lão đã già mà còn ham hố chuyện chồng con, tác giả dân gian mỉa mai bằng cách dùng biện pháp chơi chữ đồng âm từ “lợi” trong bài ca dao quen thuộc: Bà già đi chợ Cầu Đông/ Bói xem một quẻ lấy chồng lợi (1) chăng?/ Thầy bói gieo quẻ nói rằng/ Lợi (2) thì có lợi nhưng răng không còn. “Lợi” (1) là tính từ chỉ “cái có ích mà con người thu được”, đồng âm với danh từ “lợi” (2) chỉ một bộ phận trong khoang miệng con người: bộ “nướu răng”, là “phần thịt bao giữ xung quanh chân răng”, ý nói: bà sẽ gặp được một ý trung nhân cũng già không kém bà, tuy bộ lợi (tất nhiên) vẫn còn nguyên nhưng hàm răng đã “sơ tán” hết! Hoặc trong quan hệ tình cảm nam nữ, khi gặp tình huống khó nói thẳng được, chàng trai đành phải nói xa nói gần, lấp lửng đặt vấn đề: Trời xanh, bông trắng, nhụy huỳnh/ Đội ơn bà ngoại đẻ má, má đẻ mình dễ thương! Để khen một cô gái đẹp mà mình muốn tỏ tình, thật khó nói thẳng bằng lời, dễ trở nên vô duyên, bị từ chối. Thế nên, chàng trai đã nói lấp lửng, vừa nhớ ơn bà ngoại và má, vừa khen cô gái dễ thương, anh chàng lại cố tình gọi được tiếng ngoại, tiếng má – như bản thân cô gái nọ thường dùng, mà thông thường, cách gọi như vậy, chỉ diễn ra khi hai người đã nên duyên chồng vợ! Nhưng đặc sắc nhất có lẽ phải kể đến câu ca dao “tán tỉnh” thần sầu, kinh điển: Còn trời, còn nước, còn non/ Còn cô bán rượu, anh còn say sưa! Chắc chắn rằng, giả sử như gặp tình huống: hoặc người bán rượu là ông già/bà lão, hoặc tác giả câu ca dao là anh chàng bợm rượu suốt ngày say khướt, bét nhè thì câu ca dao trên không có cơ hội ra đời và lưu truyền trong dân gian đến ngày nay! Riêng kiểu nói lập lờ nước đôi “say sưa” lấp lửng giữa hai trạng thái: say rượu “bị ngây ngất, choáng váng, nôn nao do tác động của rượu” hoặc say mèm “say rượu đến mức như bủn rủn cả chân tay, không gượng được nữa” và say tình, say hoa đắm nguyệt “say đắm sắc đẹp đến mức như đã mất lý trí và không còn biết gì đến xung quanh nữa” hoặc say như điếu đổ “yêu, thích đến mức mê mẩn, không còn biết gì nữa”… thì quả là tuyệt ngôn! Anh chàng đã tính đến bài “cài số dze”, nhỡ như có bị cô gái khước từ tình cảm, phản ứng “đồ sàm sỡ”, thì anh ta không những còn có đường lùi, mà còn phản pháo được rằng: “Cái cô này hay chửa, tôi nói tôi say rượu, chứ đố có thèm say cô đâu, mà cô ăn nói hồ đồ như vậy, tưởng báu lắm đấy?!”, ắt cô bán rượu phải mắt tròn mắt dẹt mà chưng hửng, á khẩu luôn!

Cần tránh trường hợp nhiều khi chúng ta vô tình tạo nên những câu lấp lửng tai hại, đi ngược lại ý đồ của chính mình; nhưng đồng thời cũng khuyến khích sử dụng biện pháp tu từ diễn đạt lấp lửng, tạo hàm ý để đạt hiệu quả giao tiếp tối ưu trong những tình huống, ngữ cảnh cần thiết.

Đ Thành Dương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)