Hội nhậpGiáo dục phát triển

Nghề “vàng” trên thị trường lao động

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Dù là nam hay nữ cũng đều phù hợp với nghề, quan trọng là có niềm đam mê và tính cách phù hợp

Sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam kéo theo sự phát triển của các doanh nghiệp cũng như những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Các khối ngành kế toán – kiểm toán, tài chính ngân hàng, quản trị kinh doanh… đang “khát nhân lực” hơn bao giờ hết, vì thế, ngày càng có nhiều thí sinh đăng ký thi các ngành này.
Kế toán tài chính – nghề “vàng” trên thị trường lao động
Nhu cầu về nhân lực của ngành kế toán trong xã hội hiện nay là vô cùng to lớn. Bởi vì tất cả các dịch vụ, công ty, cơ sở sản xuất lớn, vừa và nhỏ đều cần phải tiến hành công tác kế toán, kiểm toán. Theo số liệu thống kê, đến năm 2010, nước ta cần khoảng 2.000.000 đến 3.000.000 nhân viên kế toán. Trong khi đó, các chuyên gia dự báo, trong 5 năm tới nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực tài chính – ngân hàng tiếp tục khan hiếm. Bà Hoàng Thị Lan Phương, Giám đốc nhân sự Ngân hàng Quốc tế (VIB Bank), cho biết: “Hiện VIB Bank có 2.100 nhân viên, dự báo nhu cầu nhân lực đến năm 2015 sẽ là 6.000 người và đến năm 2020 khoảng 9.000 người”.
Chỉ riêng ví dụ điển hình của VIB Bank cũng đủ thấy hiện nay và trong vài năm tới, nguồn nhân lực kế toán và tài chính – ngân hàng tạo nên thách thức lớn đối với nhu cầu của doanh nghiệp và công tác đào tạo của các trường. Hàng loạt doanh nghiệp liên tục ra đời, và rất nhiều chi nhánh thuộc các doanh nghiệp tài chính ngân hàng mở rộng trên phạm vi toàn quốc đưa kế toán, tài chính – ngân hàng trở thành nghề “vàng” trên thị trường lao động.
Do hấp lực của những ngành nghề này quá lớn nên số lượng thí sinh đăng ký chọn khối ngành kinh tế luôn đứng hàng đầu. Theo thông tin tuyển sinh năm 2009, có 814.072bộ hồ sơ (chiếm 38%) đăng ký khối ngành kinh tế – quản trị kinh doanh. Trong đó có 253.708 hồ sơ đăng ký ngành quản trị kinh doanh, 218.367 hồ sơ đăng ký ngành kế toán – kiểm toán, 214.566 hồ sơ đăng ký ngành tài chính – ngân hàng và 127.431 hồ sơ đăng ký ngành kinh tế.
Năm nay, số lượng thí sinh đăng ký thi các ngành nghề trên tiếp tục tăng cao. Thế nhưng, bên cạnh việc dựa vào nhu cầu của xã hội, các thí sinh cần tìm hiểu kỹ xem tính cách, sở trường và sở thích của mình có hoàn toàn phù hợp với các khối ngành kinh tế hay không. Từ đó, xác định việc chọn nghề, chọn trường cho tương lai phía trước được vững vàng.
Nhóm tính cách phù hợp với khối ngành kinh tế

Nơi sinh viên kế toán, tài chính ngân hàng học tập và thực hành

Có nhiều phương pháp để phát hiện sở thích, kỹ năng, tính cách, năng khiếu… của từng cá nhân, như trắc nghiệm tự khám phá sở thích nghề nghiệp, trắc nghiệm về màu sắc. Học sinh có thể làm bài trắc nghiệm theo lý thuyết của Holland, bất kì ai cũng thuộc một trong sáu nhóm sở thích nghề nghiệp đặc trưng sau: Realistic – tạm dịch là thực tế (R); Investigate – tìm tòi (I); Artistic – nghệ thuật (A); Social – xã hội (S); Enterprising – dám làm (E) và cuối cùng là Conventional – quy củ (C). Ứng với mỗi nhóm sẽ có những lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp. Để trả lời câu hỏi trắc nghiệm và tìm hiểu xem mình thuộc nhóm sở thích nghề nghiệp nào, các bạn có thể đăng ký tham gia tại: http://toilaai.vn/trac-nghiem-holland.html.
Ngành nghề quản trị kinh doanh, thương mại, kế toán, tài chính phù hợp với người có khả năng kinh doanh, dám nghĩ dám làm, có thể gây ảnh hưởng, thuyết phục người khác. Ngoài ra, bạn phải có đức tính cẩn thận, trung thực, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt phải có tính quyết đoán, nhanh nhạy để làm tốt trong lĩnh vực tư vấn tài chính.
iSPACE có điểm gì khác biệt về đào tạo?
Trung bình mỗi năm cả nước có trên 50.000 sinh viên đại học hệ chính quy và khoảng 30.000 sinh viên cao đẳng hệ chính quy, hơn 31.000 sinh viên hệ vừa học vừa làm, 2.700 đến 3.000 sinh viên trung cấp chuyên nghiệp thuộc khối ngành kinh tế ra trường. Đó là chưa kể hàng ngàn sinh viên sau khi du học ngành này trở về làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, số sinh viên tốt nghiệp đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chỉ chiếm khoảng 1/3 và 2/3 còn lại đều trong diện phải đào tạo lại. Nguyên nhân là do các trường chưa chú trọng đến việc nâng cao chất lượng giáo án, giáo trình, sinh viên ra trường chưa thích ứng với công việc cũng như thiếu hụt kỹ năng làm việc.
Giải pháp đưa ra tại iSPACE là thiết kế một khung chương trình đào tạo, trong đó giáo trình học luôn được cập nhật từ các doanh nghiệp và nguồn tài nguyên thực hành cũng được cung cấp từ các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp CNTT chuyên phát triển những phần mềm kế toán. Tính khả thi trong qui trình đào tạo ngành kế toán doanh nghiệp và tài chính – ngân hàng tại Trường Cao đẳng nghề iSPACE thể hiện ở 60% thời lượng học chuyên môn chủ yếu là học thực hành, 30% thời lượng ứng dụng sâu sắc CNTT, số thời gian còn lại sinh viên sẽ được học, thực hành và thực tập với doanh nghiệp.
Sau khi hoàn thành chương trình đào tạo hệ cử nhân các chuyên ngành trên, với kinh nghiệm thu được trong quá trình thực hành, thực tập, sinh viên có khả năng hiểu rõ và phân tích được cơ sở hệ thống tài chính – kế toán tại các doanh nghiệp, từ đó phát triển được các modun ứng dụng phục vụ cho nhu cầu công việc, tham mưu về quản lý doanh nghiệp trong các quyết định kinh doanh và chiến lược đầu tư – kinh doanh, có khả năng thích ứng trong môi trường kinh tế đa chiều, luôn biến động.
Phan Ngọc

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)