Y tế - Văn hóaThư giãn

Nghị định quản lý hoạt động biểu diễn còn xa thực tế

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

 Ngày 21-3, tại Hà Nội, Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) tổ chức hội nghị tổng kết 1 năm Nghị định 79 có hiệu lực trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp người mẫu… Tại đây, đại diện Sở VH-TT-DL các địa phương đã chỉ ra nhiều bất cập trong thực tế và trái bóng “trách nhiệm” ở khâu cấp phép và hậu kiểm vẫn đang bị đùn đẩy.
Theo ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VH-TT-DL, việc triển khai Nghị định 79 trong lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật tuy mới có hiệu lực 1 năm nhưng đã phát hiện khá nhiều tồn tại. Theo quy định, việc cấp phép biểu diễn cần phải được hội đồng thẩm định ở địa phương duyệt song thực tế tại một số địa phương chất lượng thẩm định yếu, thậm chí do điều kiện không thuận lợi, nhiều nơi còn không lập được hội đồng vì thế việc cấp phép chỉ dựa trên hồ sơ. Chất lượng của các chương trình nghệ thuật cũng vì thế mà cao – thấp khác nhau.Thêm nữa, thanh tra bộ cũng phát hiện một số trường hợp Sở VH-TT-DL địa phương cấp phép biểu diễn “cả mớ” gồm một danh sách 360 bài hát và hơn 290 nghệ sĩ cho một đơn vị tổ chức biểu diễn. Lợi dụng giấy phép “tổng” này, đơn vị nghệ thuật ấy đường hoàng đi diễn khắp nơi này, nơi khác. Cũng vì cấp phép theo “mớ” nên khiến nhiều trường hợp có tên, có hình của nghệ sĩ quảng cáo nhưng thực tế diễn lại không có, dẫn đến mâu thuẫn giữa đơn vị tổ chức và người xem.
Đại diện Sở VH-TT-DL Hà Nội nêu yêu cầu: “Chuyện xin giấy phép biểu diễn ở địa phương này nhưng lại biểu diễn ở nơi khác khiến việc quản lý rất khó khăn. Nếu đơn vị cấp phép mà không có khả năng duyệt thì phải có đơn đề nghị nơi tiếp nhận giấy phép duyệt thay”.
 Thực tế, việc thành lập doanh nghiệp tổ chức biểu diễn hiện nay rất dễ dàng. Vì vậy, có những doanh nghiệp tổ chức biểu diễn sai phạm bị tước giấy phép hoặc đình chỉ tổ chức biểu diễn sẵn sàng thay đổi tên doanh doanh nghiệp để tiếp tục hoạt động, đây là hiện tượng “bình mới rượu cũ”.

Có một thực tế tồn tại là chuyện các sở VHTT-DL cấp phép cho chương trình biểu diễn nhưng không tổ chức Hội đồng thẩm định cho chương trình, và trái bóng “trách nhiệm” được chuyển cho địa phương làm giấy phép tiếp nhận chương trình biểu diễn đó. Dù việc có đề nghị đơn vị khác duyệt thay hay không thì đây cũng chính là lỗ hổng của khâu quản lý cấp phép chương trình biểu diễn hiện nay.
Sau hội nghị này, ngày 28-3, tại TPHCM, Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng tổ chức hội nghị tương tự để tổng hợp các ý kiến trước khi xây dựng đề án sửa chữa, bổ sung nghị định này cho gần gũi hơn với thực tế.

 

Theo SGGP

 

 

 

 

 

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)