Cuộc đời của học sinh (HS) vùng biển đảo là chuỗi ngày dài ngóng chờ cha giữa muôn trùng sóng biển, tâm trạng cứ mãi thấp thỏm, lo âu. Các em không chỉ thiếu thốn về tinh thần mà còn cả vật chất.
Tuy nhiên, chính những khó khăn đó đã trui rèn thêm nghị lực sống để những “mầm xanh của đất nước” vững bước đến trường.
Lận đận đường đến lớp
Tuy thuyền trưởng Lê Minh Tân (ngụ ở khu dân cư số 1, thôn Đông, An Vĩnh, Lý Sơn, Quảng Ngãi) mất tích ở vùng biển Hoàng Sa đã khá lâu, nhưng mỗi lần nghe ai hỏi thăm là nước mắt người vợ và con gái anh lại lặng lẽ rơi. Vừa thút thít, em Lê Thị Thanh Thanh (con gái thuyền trưởng Lê Minh Tân) vừa nói: “Cho đến bây giờ, em vẫn không tin ba vĩnh viễn không trở về. Em mơ ước được ôm lấy ba mỗi khi được điểm 10”.
Em Lê Thị Thanh Thanh cùng mẹ vẫn ngóng chờ điều kỳ diệu trở về từ Hoàng Sa
Thanh hiện là HS lớp 10B1, Trường THPT Lý Sơn. Suốt 10 năm qua, em luôn đạt danh hiệu HS giỏi. Không chỉ học giỏi, Thanh còn là bí thư chi đoàn
Hưởng ứng chương trình học bổng “Sức sống biển đảo” (do Báo Tuổi Trẻ TP.HCM tổ chức với sự tài trợ của Công ty Đức Khải), bạn đọc Báo Giáo Dục TP.HCM hỗ trợ 1.000 cuốn tập và 500 cây viết cho 100 HS Lý Sơn. Bên cạnh, Báo Giáo Dục TP.HCM đang vận động học sinh và bạn đọc ủng hộ 30.000 cuốn tập cho hơn 5.000 HS đảo Lý Sơn trước khi vào năm học mới sắp tới. |
kiêm lớp phó học tập của lớp. Dù cuộc sống chất chồng khó khăn nhưng cô học trò “hạt tiêu” vẫn cố gắng vươn lên giữa biển đảo đầy nắng và gió. Anh Trương Văn Sửu – Bí thư Huyện đoàn Lý Sơn nhận xét: “Gia cảnh của em Thanh thật đáng thương khi nguồn thu nhập chính không còn hiện hữu. Cuộc sống thiếu thốn là vậy nhưng ngoài việc chăm chỉ học hành, cô bé có dáng khắc khổ ấy luôn thể hiện tốt vai trò thủ lĩnh trong mọi hoạt động Đoàn”.
Cách đây 4 năm trước, chiếc phà trị giá 500 triệu đồng của gia đình anh Tân bị chìm giữa trùng khơi. Nợ nần theo đó mà ngày một tăng lên. Giờ đây, con tàu mới trị giá khoảng 400 triệu đồng cũng “bỏ mạng” dưới đáy đại dương. Để có tiền đóng tàu, một phần hai vợ chồng ki cóp, tiết kiệm, phần còn lại phải đi vay mượn khắp nơi. Niềm tin và hy vọng kiếm khoản tiền để trả nợ cho người ta cuối cùng đã bị dập tắt vĩnh viễn. Chị Ngô Thị Việt (vợ anh Tân) rầu rĩ: “Tôi không có nghề nghiệp gì, mọi chi tiêu trong gia đình chỉ trông chờ vào bàn tay của chồng. Giờ anh Tân mất đi gia đình không biết lấy gì để mưu sinh khi hai con đang tuổi ăn học. Khó khăn mấy tôi cũng chịu được chứ không thể để tương lai các cháu bị thất học”. Người anh trai Lê Nhật Vương của Thanh hiện đang là sinh viên Trường ĐH Quang Trung (Bình Định). Việc người cha ra đi mãi mãi cũng đồng nghĩa với việc học hành của hai em bị đe dọa.
Trong căn nhà nhỏ, hai mẹ con Thanh ngày qua ngày buồn rầu bên di ảnh người chồng, người cha thân yêu. Không chỉ ở nhà, mà cả ở trường, Thanh vẫn thường ngóng chờ điều kỳ diệu ngoài biển khơi và thầm gọi “ba ơi”. Thanh trải lòng: “Ba không còn nữa, gia đình em sẽ rất khó khăn. Có lẽ, em sẽ nghỉ học để đỡ đần mẹ và giúp anh Hai học ra trường”.
Vừa học vừa nuôi mẹ
Cùng hoàn cảnh với Thanh, em Trần Văn Mỹ (HS lớp 10 Trường THPT Lý Sơn) cũng nặng lòng với nỗi đau vắng cha. Chuyến đi biển đầu tiên đã cướp đi
Được biết, trong số 8 học sinh con của 6 thuyền viên mất tích ở quần đảo Hoàng Sa dịp Tết vừa qua, ngoài 2 em đã nhận học bổng, còn 6 em khác đang gặp hoàn cảnh khó khăn. Ông Tạ Vĩnh Ảnh, thân hữu của Báo Giáo Dục đã tặng tiếp 6 suất (6 triệu đồng) cho 6 em này, thông qua Phòng GD-ĐT Lý Sơn. |
tính mạng anh Trần Văn Lanh (ba của Mỹ, là 1 trong 6 ngư dân mất tích ở vùng biển Hoàng Sa). Là con út trong gia đình, nhưng từ ngày mất cha, Mỹ phải vừa đến trường vừa kiếm kế sinh nhai, và chăm sóc người mẹ đang bị bệnh tim. Mỹ tâm sự: “Mẹ em bị bệnh tim nên phải thường xuyên đi khám bệnh. Khả năng lao động của mẹ không còn, chỉ có thể làm những việc nhẹ. Thương mẹ nên ngoài giờ học em phụ giúp gia đình kiếm thêm thu nhập để trang trải chi tiêu”. Gia đình gần như “sức cạn lực kiệt”, con đường đến trường của Mỹ cũng ngày càng hẹp dần. Giấc mơ gõ cửa giảng đường của em không biết rồi sẽ ra sao khi gánh nặng mưu sinh cứ mãi đè lên đôi vai gầy gò của cậu học trò đất đảo.
Chạnh lòng với nỗi đau và sự mất mát to lớn của các em HS, thầy Ngô Đình Mẫn – Hiệu trưởng Trường THPT Lý Sơn, bày tỏ: “Khi nghe tin 6 ngư dân mất tích vĩnh viễn, tôi buồn và lo cho tương lai của những em HS là con trong các gia đình bất hạnh này. Vì vậy, nhà trường đã vận động toàn thể giáo viên và HS trong trường hỗ trợ bước đầu cho gia đình các em. Ngoài ra, chúng tôi còn tạo điều kiện thuận lợi để các em đến trường. Hai em Thanh và Mỹ đều có học lực giỏi, thông minh, lanh lẹ…”.
Có thể nói, trong gian khổ, nghị lực của HS Lý Sơn càng thêm vững vàng, vượt qua mọi khó khăn để vươn lên học tập tốt.
Bài, ảnh: Kim Long
Bình luận (0)