Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Nghị lực của Nam

Tạp Chí Giáo Dục

Sinh ra đã b bi lit, phi trưng k điu tr vt lý tr liu nhiu bnh vin nhưng cơ th ca Nam vn mm nhũn, không th ci thin đưc. Ngi trên chiếc xe lăn, Nam càng ý thc đưc giá tr ca vic hc. Sut nhiu năm lin cu hc trò nh đu vươn lên là hc sinh gii toàn din, là tm gương sáng vưt lên nghch cnh.

Hai tay quá yếu, Nam phi lt sách v bng ming

Đó là câu chuyện về cậu học trò Nguyễn Thành Nam (SN 2007, ngụ phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM). Hiện nay Nam là học sinh lớp 6, Trường THCS Lê Quý Đôn (Q.Thủ Đức, TP.HCM).

Chiến thng nghch cnh

Tìm đến nhà Nam trong một buổi chiều nắng chưa tắt hẳn, đó là một căn nhà cấp bốn cũ kỹ nằm sâu trong 3 con hẻm ngoằn ngoèo chỉ vừa lối cho một người đi, lọt thỏm giữa những căn nhà tầng khang trang kiên cố khác. Nam ngồi trên chiếc xe lăn, đăm chiêu nhìn những ánh nắng vàng cuối chiều đang xiên xiên ngay trước mặt, cố gắng lắm nhưng bàn tay cong vẹo cũng không thể nào vươn tới chạm vào dải ánh vàng đẹp. Thấy khách lạ, Nam nghiêng cổ về bên phải cất tiếng gọi ông ngoại đầy khó khăn. Còn ông Nguyễn Mộc (67 tuổi) tất tả chạy từ phía sau lên, mồ hôi lấm tấm trên mặt.

Ông Mộc kể, vợ chồng ông quê ở Bình Định, có 5 người con đều sinh sống tại Sài Gòn, đa số đều làm công nhân. Năm 2006, hay tin con gái lớn là chị Nguyễn Thị Kiều (nay 42 tuổi) mang thai, còn người đàn ông nọ đã bỏ đi biệt tăm, rũ bỏ hết trách nhiệm. Thương con, vợ chồng ông liền dắt díu nhau vào Sài Gòn để làm chỗ dựa tinh thần cho con. Ông nhớ lại: “Vợ chồng tôi và con gái đều chung suy nghĩ là dù khó khăn cỡ nào cũng quyết tâm cho cháu bé chào đời. Khi thai được 7 tháng tuổi, đột nhiên bác sĩ thông báo thai trong bụng của con gái tôi bị dị tật bẩm sinh. Cả gia đình đều chết lặng, đau đớn. Bác sĩ khuyên không nên giữ nhưng chúng tôi đều không thể…”.

Nam b bi lit t nh, mi sinh hot cá nhân đu nh vào ngưi thân

Nam được sinh mổ tại Bệnh viện Từ Dũ, sau khi chào đời, suốt 1 tuần liền Nam phải được nuôi trong lồng kính vì dị tật quá nặng kèm theo sức khỏe yếu. Nhờ những nỗ lực của các y bác sĩ, Nam được rời lồng kính nhưng một năm đầu đời Nam phải ở lại Bệnh viện Từ Dũ để điều trị vật lý trị liệu. Sau đó là quãng thời gian trường kỳ mà gia đình đưa Nam đi “vái tứ phương” từ Bệnh viện Nhi đồng 2 đến Trung tâm Khuyết tật Thị Nghè, Bệnh viện Q.Thủ Đức. Ông Mộc kể, vì nhiều năm trời ròng rã Nam phải tập vật lý trị liệu ở các bệnh viện, nên chưa một ngày được đi học mẫu giáo. Lúc bấy giờ điều mà ông và tất thảy mọi người trong gia đình lo sợ là Nam có thể tiếp tục được sống, được cải thiện sức khỏe, hoàn toàn chưa có mong ước cháu được đến trường. “Khoảng 5 tuổi, tình trạng nó vẫn đâu vào đó, không đi lại được, không thể cầm nắm… mọi việc đều nhờ vào người thân. Tôi thất vọng nghĩ tới lúc vợ chồng tôi đều “thác” thì nó biết nhờ cậy vào ai? Rồi tình cờ tôi hỏi nó những câu hỏi về phép toán cộng, trừ, nó trả lời vanh vách. Tôi vui mừng quá chạy đi khoe cả phường… vì hi vọng đã lóe lên. Nó có thể ngồi hoặc nằm để làm việc nhờ vào trí thông minh, tự mình nuôi được mình sẽ giúp nó chiến thắng được nghịch cảnh”.

Chưa tng nghĩ mình kém may mn

Sinh ra đã phải hứng chịu nhiều thiệt thòi, không cha, bại liệt, gia đình nghèo khó… thứ Nam có là đôi mắt sáng, trí thông minh bẩm sinh. Quyết tâm không để cháu thất học, ông Mộc chạy đôn chạy đáo tìm trường cho cháu. Ông nhớ lại: “Năm đó, tôi đưa cháu và hồ sơ lên nộp vào trường tiểu học ở gần nhà, thầy giáo hiệu trưởng thấy nó ngồi oặt ẹo trên xe lăn liền lắc đầu từ chối vì sợ rằng nó không thể học được. Tôi ngấn nước mắt xin mãi nhưng không ăn thua. Quẫn quá tôi cùng cháu lại chạy lên Phòng GD-ĐT Q.Thủ Đức, may mắn là xin được”.

Nhiu năm lin Nam đu vươn lên là hc sinh gii toàn din

Trong 5 năm học tiểu học vừa qua, mỗi ngày đối với ông Mộc và Nam lịch trình đều trùng nhau và lặp đi lặp lại như một quy trình không thể bị lỗi. Ông Mộc kể, mỗi sáng vợ chồng tôi thức dậy vào lúc 4 giờ sáng để vệ sinh cá nhân, tập thể dục, rồi giúp cháu vệ sinh cá nhân. Còn mẹ của cháu thức dậy sớm để lo cơm nước, đút cơm thay quần áo cho cháu. Khoảng 6 giờ 20 phút, tôi xoay trở ẵm cháu lên xe gắn máy để chở tới trường học. Nhân lúc trường còn vắng để dễ dàng ẵm cháu vào lớp, đặt cháu ngồi gọn gàng vào chiếc xe lăn. Ở lớp, Nam được tạo điều kiện ngồi học trên chiếc xe lăn ngay cạnh bàn của giáo viên. Ông Mộc hồi ức: “5 năm qua tôi đều cùng cháu đi học, như hình với bóng dù bất kể trời mưa hay nắng. Nó học ở bên trong thì tôi ngồi ở bên ngoài phòng bảo vệ hoặc ngồi ở ghế đá của trường, chờ cháu tan học thì đón về, hoặc có sự cố gì tôi sẽ chạy vào nhanh nhất…”.

Không phụ sự trông mong của ông ngoại và gia đình, suốt những năm học tiểu học, Nam đều tiếp thu rất nhanh. Nhiều năm liền đều giữ vững danh hiệu học sinh giỏi, là tấm gương sáng về nghị lực vượt lên chính mình. Ngồi trên chiếc xe lăn, Nam lật từng trang vở bằng miệng một cách chuyên nghiệp, miệt mài ôn bài. Nam cười tươi chia sẻ: “Em chưa từng nghĩ là mình kém may mắn bởi em vẫn còn có ông bà ngoại yêu thương, có mẹ bên cạnh và được đến trường học chữ. Vì vậy em sẽ luôn nỗ lực hết mình”. Nam chia sẻ thêm: “Em thích nhất là học môn toán, tin học và tiếng Anh. Không những nỗ lực học vì thích thú, em còn nghĩ đó là những môn học sẽ giúp đỡ mình rất nhiều trong tương lai. Em nỗ lực hết mình để sau này sẽ tự nuôi được mình bằng nghề ổn định…” – Nam vẫn cười với đôi mắt sáng và niềm tin vào chính mình.

Hoài Thương

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)