Nhịp cầu sư phạmGương sáng

Nghị lực của nữ sinh “tí hon”

Tạp Chí Giáo Dục

Đó là em Đ Trn Tú Uyên (sinh năm 2000, s nhà 46, đưng Đinh Công Tráng, TP.Buôn Ma Thut, tnh Đk Lk). Mc dù không đưc may mn như bao bn cùng trang la, em b mc căn bnh “xương thy tinh” nhưng bng ngh lc phi thưng em vươn lên trong hc tp. C th, đim xét hc b THPT theo t hp môn đăng ký ca em là: 24,55 đim. Vi s đim trên, em đã tr thành sinh viên năm th nht lp công ngh thông tin K19, Trưng Đi hc Tây Nguyên.

Gi hc bài ca em Đ Trn Tú Uyên

Ngh lc chưa bao gi dp tt

Tìm đến nhà Tú Uyên vào một chiều cuối tuần, trong căn nhà nhỏ nằm trên đường Đinh Công Tráng (TP.Buôn Ma Thuột), một cô gái nhỏ bé ngồi lọt thỏm giữa chiếc ghế nhựa, xung quanh chất đầy sách vở. Thấy chúng tôi bước vào, em nhanh nhảu lễ phép chào hỏi rồi nở một nụ cười tươi, rất cảm động. Ấn tượng đầu tiên về Uyên đó chính là vẻ ngoài xinh xắn, hiền hậu với làn da trắng, đôi mắt sáng, nụ cười đầy ắp niềm lạc quan. Do mắc bệnh bẩm sinh, cộng với nhiều lần bị gãy xương và các chứng bệnh khác như tim, phổi, dạ dày, phế quản nên sức khỏe của Uyên rất yếu và hoàn toàn không tự đi lại được. Với trọng lượng cơ thể chưa đầy 12kg, các chân bị teo lại, biến dạng, tất cả mọi sinh hoạt cá nhân phải nhờ mẹ giúp đỡ. Tú Uyên rất tâm đắc với câu nói: “Chiều cao của con người được tính từ đỉnh đầu lên trời chứ không phải là từ chân lên tới đầu”. Câu danh ngôn trên của Napoleon chính là sức mạnh vô hình tiếp thêm nghị lực giúp Tú Uyên không đầu hàng số phận đã sắp đặt để hướng về một tương lai tươi sáng phía trước.

Trao đổi với chúng tôi, bà Vũ Thị Nguyệt (70 tuổi), bà nội của Uyên cho biết: “Từ lúc mới sinh ra đã phát hiện cháu bị bệnh xương thủy tinh, một chân bị quặt không thể duỗi thẳng”. Còn chị Trần Thị Lệ Thu (47 tuổi), mẹ của Tú Uyên tạm gác công việc trong nhà để tiếp chuyện. Sau giây phút gặp gỡ, mắt chị bỗng đỏ hoe, chị lần về ký ức: “Uyên là con gái thứ 2 trong gia đình, khi mới lọt lòng em chỉ nặng 2kg. Những tưởng em lành lặn bình thường, nhưng càng chăm sóc càng thấy con ốm yếu, có biểu hiện co rút bất thường. Thương con, gia đình chạy chữa khắp nơi nhưng các bác sĩ kết luận Uyên bị bệnh “xương thủy tinh”, thuộc loại nan y. Lúc Uyên chào đời, cũng là lúc gia đình lâm vào cảnh khó khăn, chị Thu không thể làm được việc gì khác ngoài việc chăm sóc Uyên, còn anh Đỗ Quốc Khánh, bố của Uyên suốt ngày “đầu tắt mặt tối” ngoài rẫy cà phê. Thời điểm bấy giờ, giá cà phê sụt giảm (chưa đầy 4.000 đồng/kg). Tất cả mọi gánh nặng đều đổ dồn lên đôi vai người đàn ông này. Nguồn sống của cả gia đình trông chờ vào 1ha cà phê, không đủ ăn, nên bố em phải đi làm thuê, làm mướn để nuôi các con ăn học. Vất vả hơn khi đôi chân của Uyên teo dần không thể đứng lên đi lại được, chỉ ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt tất cả đều nhờ vào mẹ. Tuy sức khỏe yếu, đau liên tục nhưng Uyên luôn ấp ủ ước mơ được đến trường.

Những ngày vượt gần 360 cây số cùng Uyên xuống TP.HCM để chữa bệnh là chuỗi ngày cơ cực nhất đối với chị Thu. Theo căn dặn của bác sĩ, 3 tháng phải xuống tái khám một lần, nhưng vì không có tiền nên chị đành lần lữa để con ở nhà cả năm mới xuống. Ý thức được sự vất vả của mẹ, Uyên tự nhủ mình phải cố gắng, nỗ lực hơn trong học tập. Dù có lúc căn bệnh hiểm nghèo vò xé, làm em đau đớn nhưng chỉ cần nghĩ đến mẹ là em lại có thêm sức mạnh lạ kỳ! Chưa bao giờ em tuyệt vọng! Nhắc đến mẹ, em nghẹn ngào: “Mẹ đã quá vất vả vì em, em không thể làm gì để giúp mẹ chỉ còn cách học thật giỏi để đền đáp công lao của mẹ”, Uyên xúc động nói. Sự phấn đấu vươn lên trong học tập của em đã được đền đáp, từ lớp 1 đến lớp 5 em luôn là học sinh giỏi; từ lớp 6 đến lớp 12 em đạt danh hiệu học sinh tiên tiến. Để theo kịp bạn bè, ngoài nắm vững các kiến thức học trên lớp, về nhà em tự nghiên cứu bài vở và học online.

ThS. Lê Đình Hồng giáo viên chủ nhiệm năm Uyên học lớp 12, cho biết: “Ở trường, trong lớp, Tú Uyên lúc nào cũng là một học sinh ngoan, có quan điểm sống hết sức lạc quan. Chính vì thế mọi người ai cũng thương cô bé “tí hon” này. Tú Uyên là học sinh sống nội tâm, giàu tình cảm, và rất lễ phép. Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, hoàn cảnh đáng thương, nhưng trong học tập mà em vẫn tự giác, nỗ lực hết mình, học đều các môn”.

Ưc mơ tr thành k sư công ngh thông tin

Tú Uyên chia sẻ: “Mặc dù bị bệnh hiểm nghèo, không có được sự phát triển về thể chất như các bạn, nhưng không lúc nào em thấy buồn hay mặc cảm vì thân thể của mình cả. Với em, đó là sự ban tặng của tạo hóa, và mình phải biết vượt lên số phận để trưởng thành hơn”. Tú Uyên rất ngưỡng mộ nhân vật Nick Vujicic, sinh ra đã không có cả tay chân. Nhưng anh vẫn cố gắng vượt qua số phận bằng nghị lực sống cùng với nụ cười luôn nở trên môi. Anh Nick Vujicic trở thành người truyền cảm hứng cho em bằng những câu chuyện về cuộc đời mình. Câu nói mà Uyên tâm đắc là: “Nếu bạn không nhận được một điều kỳ diệu, hãy tự mình trở thành một điều kỳ diệu!”. Có lẽ, tình yêu thương ba mẹ và những người thân vô bờ, cùng với khát vọng sống mãnh liệt đã giúp Uyên có thêm sức mạnh để chiến thắng chính mình. Từ nhà đến trường đại học cách 6 cây số, ngày nhập học, em được mẹ chở đến trường vui mừng khôn xiết. Không những thế, em còn được cả nhóm bạn khiêng xe lăn lên tầng 4 để học. Dường như các bạn cũng hiểu được hoàn cảnh của em, vì vậy các bạn giúp đỡ, yêu quý em nhiều hơn.

Khi nói về những dự định trong tương lai, Uyên cho biết, trước mắt em sẽ tập trung học cho tốt để sau này trở thành kỹ sư công nghệ thông tin. Chia tay gia đình Uyên, nhìn thân hình bé nhỏ của em, chúng tôi không khỏi cầm lòng. Chặng đường phía trước sẽ còn vô vàn thử thách, chúng tôi chúc cho em có thật nhiều sức khỏe để biến ước mơ thành hiện thực như phương châm sống của em: “Em biết chắc chắn rằng chừng nào em còn thở thì chừng ấy cuộc sống của em vẫn còn hy vọng”.

TS. Đoàn Tiến Dũng
(Trưng THPT Thc hành Cao Nguyên)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)