Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết 11: Đòn bẩy để TP.HCM phát triển hậu Covid-19

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Thc hin quyết tâm phi đt đưc nhng ch tiêu kinh tế – xã hi quan trng giai đon 2021-2025 mà TP.HCM đã đt ra đòi hi đến nhiu gii pháp, trong đó phi có các gii pháp tháo g khó khăn cho doanh nghip, ngưi lao đng. Đc bit, cn có gii pháp tiếp cn Ngh quyết 11 ca Chính ph mt cách hiu qu. Đây đưc xem là cơ hi đ thc hin thành công mc tiêu năm 2022 là năm TP.HCM quyết tâm ly li nhng gì đã mt, qua đó to đà phát trin cho các năm tiếp theo.


Các doanh nghip TP.HCM đang phc hi sn xut kinh doanh sau dch

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 11/NQ-CP về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ chương trình, với những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp rất cụ thể đối với tiến trình vực dậy và tạo sức bật cho nền kinh tế, với quy mô 350.000 tỷ đồng.

Thêm các t công tác kết ni Ngh quyết 11

Ông Trần Hoàng Ngân – Viện trưởng Viện phát triển Kinh tế TP.HCM – nhấn mạnh điều này khi nói đến giải pháp phát triển kinh tế. Ông Ngân cho biết, ngay từ đầu năm, dưới sự hỗ trợ của các sở ngành, TP đã ban hành quyết định 132 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội giai đoạn 2022-2025, với quyết tâm năm 2022 lấy lại những gì đã mất để bằng với năm 2020. Thực hiện quyết tâm này, TP còn được tiếp sức thêm bởi Nghị quyết 11 của Chính phủ, Nghị quyết 43 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ.

Tuy nhiên, để thực hiện được quyết tâm, TP cần ban hành, hình thành thêm các tổ công tác, tổ chỉ đạo để kết nối, tiếp cận được Nghị quyết 11 của Chính phủ dành cho TP với tỷ trọng cao nhất.

“Trong khó khăn nhưng TP vẫn thu ngân sách 383.000 tỷ đồng, đóng góp Trung ương trên 300.000 tỷ đồng trong năm 2021. Với gói 350.000 tỷ đồng thì người dân, người lao động, doanh nghiệp TP phải được tiếp cận với mức cao nhất. Tổ công tác kết nối cung cầu vốn sẽ giúp người lao động, doanh nghiệp tiếp cận được dễ dàng”, ông Ngân nói.

Cũng theo ông Ngân, TP sẽ tiếp tục thực hiện chủ đề của năm là thích ứng an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, chính quyền đô thị hiệu quả và đồng hành cùng doanh nghiệp. Qua đó tạo điều kiện, môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Đức Lệnh – Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP.HCM – cũng cho biết, giải pháp đột phá năm 2022 hiệu quả nhất là thực hiện tốt Nghị quyết 11 của Chính phủ.

“Đối với ngành ngân hàng có nhiệm vụ liên quan đến an sinh xã hội do ngân hàng chính sách xã hội và nhiệm vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Trên tinh thần đó, trong khi chờ hướng dẫn cụ thể từ Ngân hàng Trung ương, trong năm nay, chúng tôi thực hiện kết nối ngân hàng – doanh nghiệp, phối hợp các sở ngành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi suất… Cùng với đó, ngành ngân hàng sẽ tiếp tục cải cách hành chính nâng cao chất lượng dịch vụ, đẩy mạnh hiệu quả, năng suất, chi phí đầu vào để trên cơ sở đó giảm lãi suất cho vay”, ông Lệnh thông tin.

Theo các chuyên gia kinh tế, thời gian qua, TP.HCM đã triển khai nhiều giải pháp, trong đó đã tiến hành 3 gói hỗ trợ từ khi dịch bùng phát tới nay cho người dân, người lao động, doanh nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19. Dù nguồn lực chưa đáp ứng hết nhu cầu nhưng phần nào giúp người lao động yên tâm và đến nay, nhiều doanh nghiệp TP.HCM đã phục hồi sản xuất – kinh doanh.

Tuy nhiên, thêm các giải pháp hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện TP vừa ban hành quyết định 132 là rất cần thiết. Bởi lẽ, trong dịch Covid-19 chuỗi cung ứng lao động cho TP bị đứt gãy. Lao động cho sản xuất trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng được về số lượng, chất lượng và liên kết trong chuỗi lao động cũng khó khăn.

Ông Trần Du Lịch – Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho biết, TP.HCM nhận thức được rằng đầu tiên là cần tạo môi trường thể chế tốt nhất để nền kinh tế hấp thụ được vốn. Theo đó, phải cải cách thể chế và môi trường kinh doanh, tháo điểm nghẽn để hấp thụ nguồn vốn đầu tư công và vốn tư nhân.

“Rất mừng là ở phiên họp bất thường của Quốc hội, việc thông qua 1 luật sửa 9 luật đã gỡ được những vấn đề quan trọng. Với Nghị quyết 11 và việc thông qua 1 luật sửa 9 luật, tôi tin rằng TP.HCM sẽ đi từ suy giảm kinh tế 6,78% trở thành dương 6,5%. Với TP.HCM, yếu tố thời gian là yếu tố quyết định”, ông Lịch nhấn mạnh.

X lý gói h tr mt cách thng nht

Các chuyên gia kinh tế nhìn nhận, năm 2022 và những năm tiếp theo, rủi ro, khó khăn, thách thức do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 vẫn còn. Vì thế, sau khi Quốc hội ban hành Nghị quyết 43, Chính phủ ban hành Nghị quyết 11, các địa phương bắt tay vào thực hiện.

Ông Cấn Văn Lực – thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia – cho rằng, đây là chương trình rất quan trọng và phụ thuộc rất lớn vào quá trình thực thi của chúng ta. Mới đây, các thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính đã đưa ra 2 kịch bản. Ở kịch bản thứ nhất, nếu năm nay giải ngân được 40% và năm sau 50%, Việt Nam sẽ hoàn toàn đạt được GDP 6%-6,5% và năm sau cao hơn, đạt khoảng 7%. Còn kịch bản thứ hai, trong 2 năm nếu tỷ lệ giải ngân khoảng 70%, tăng trưởng chỉ đạt 5%-5,5% năm 2022 và 6% năm 2023.

Để triển khai hiệu quả các chương trình hỗ trợ, ông Lực kiến nghị Chính phủ nên ban hành Chương trình phòng chống dịch với kế hoạch bài bản và nhất quán hơn. Mặt khác, các bộ, ngành, địa phương cần triển khai Nghị quyết 43 của Quốc hội và Nghị quyết 11 của Chính phủ, Chương trình phục hồi kinh tế – xã hội 2022-2025 nhưng cần một vài cập nhật, điều chỉnh cho phù hợp với thời điểm hiện tại. “Đây là thời cơ vàng để đẩy nhanh cải cách thể chế, nhất là môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Hiện có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài quan tâm tới Việt Nam sau những năm qua, vì vậy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là rất quan trọng”, ông Lực nhấn mạnh.

Ông Trần Đình Thiên – nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam – cũng nhấn mạnh: “Vấn đề hiện nay là làm sao xử lý được gói hỗ trợ 350.000 tỷ đồng một cách thống nhất. Chính gói 350.000 tỷ đồng cũng thúc chúng ta có cách sử dụng các giải pháp để phục hồi kinh tế – xã hội. Theo đó, từ nhận thức cho đến cách triển khai, hành động phải thống nhất. Đối với Việt Nam, có ba từ đi liền với nhau là quyết tâm, hành động là phải quyết liệt và mục tiêu phải quyết thắng. Ba từ này thể hiện cho tất cả tuyến hành động, là phải đạt được cam kết đối với quốc gia, nhà đầu tư phải làm”.

Ngc Trinh

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)