Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết 24: Đưa Đông Nam bộ trở thành vùng có tiềm lực kinh tế mạnh

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

B Chính tr va t chc hi ngh toàn quc quán trit và trin khai Ngh quyết 24-NQ/TW (NQ24) ca B Chính tr v phát trin kinh tế – xã hi và bo đm quc phòng, an ninh vùng Đông Nam b (ĐNB) đến năm 2030, tm nhìn đến năm 2045. Tng Bí thư Nguyn Phú Trng ch trì hi ngh.


Ngh quyết 24 s thúc đy Đông Nam b nói chung và TP.HCM nói riêng phát trin nhanh và bn vng hơn. Ảnh: S.G.G.P

Ly ngun nhân lc cht lưng cao làm đng lc phát trin

NQ24 đặt mục tiêu đến năm 2030, ĐNB trở thành vùng phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước; trung tâm khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế có tính cạnh tranh cao trong khu vực. Phát triển nhanh hệ thống đô thị thông minh và hiện đại. Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, GD-ĐT, y tế phát triển đứng đầu cả nước; quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; khối đại đoàn kết các dân tộc được tăng cường. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được cải thiện rõ nét và dẫn đầu cả nước…

Đến năm 2045, ĐNB trở thành vùng phát triển, có tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu kinh tế hiện đại; trung tâm khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo, công nghiệp công nghệ cao, logistics và trung tâm tài chính quốc tế thuộc nhóm đầu khu vực và thế giới. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm quốc phòng, an ninh;  trình độ y tế, giáo dục thuộc nhóm dẫn đầu Đông Nam Á…

Để thực hiện hiệu quả NQ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các ngành từ Trung ương đến địa phương thực hiện nhiều công việc, trong đó phải nhận thức đầy đủ và sâu sắc mục đích, ý nghĩa, yêu cầu, nội dung của NQ. Nắm vững quan điểm, tư tưởng chỉ đạo những công việc phải làm; nhận thức và giải quyết thật đúng mối quan hệ giữa phát triển vùng và phát triển chung của cả nước.

“Cả nước vì vùng và vùng vì cả nước chứ không phải khoán trắng cho vùng. Tất cả các ngành, các cấp Trung ương phải có trách nhiệm với vùng vì chỉ riêng vùng sẽ không làm được”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Tổng Bí thư cũng đề nghị phải xác định rõ tiềm năng, lợi thế và những khó khăn, thách thức, những điểm nghẽn phải khắc phục và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng có vai trò đặc biệt quan trọng. Trên cơ sở đổi mới về tư duy và nhận thức, phải đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển vùng. Đổi mới tư duy, tầm nhìn, phát huy sự năng động, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành phát triển của từng địa phương. Lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao làm động lực phát triển của vùng.

Chính phủ và các cơ quan Trung ương cần tăng cường phối hợp với các địa phương trong vùng, khẩn trương xây dựng, hoàn thiện ban hành và triển khai thực hiện luật pháp, chính sách ưu tiên, có cơ chế đặc thù cho sự phát triển vùng. Tổ chức thực hiện thật tốt quy hoạch phát triển vùng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2045 theo hướng xanh, bền vững và toàn diện, phù hợp với quy hoạch tổng thể của quốc gia.

Bảo đảm tích hợp đa ngành, gắn kết chặt chẽ giữa phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp và dịch vụ; giữa phát triển đô thị với nông thôn mới; giữa phát triển kinh tế với quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng, xâm nhập mặn.

Đặc biệt, hình thành các chuỗi giá trị ngành, sản phẩm của vùng. Đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, thu hút và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển. Ưu tiên bố trí nguồn lực, vốn ngân sách Nhà nước, kết hợp với huy động có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội cho đầu tư phát triển những công trình trọng điểm, có sức lan tỏa, giải quyết các vấn đề phát triển vùng và liên vùng…

“Phải tổ chức thật tốt NQ quan trọng này của Bộ Chính trị, đáp ứng đầy đủ các mục đích, yêu cầu đã đề ra, cố gắng tránh tình trạng như lâu nay chúng ta luôn nói là thiếu. NQ hay nhưng làm phải hay hơn NQ”, Tổng Bí thư nhấn mạnh.

Cn th chế tháo g “chiếc áo đã cht”

Phát biểu tại hội nghị, nhiều đại biểu đánh giá NQ24 tạo ra động lực mạnh mẽ mới cho vùng ĐNB tiếp tục khẳng định vai trò, vị thế là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Vấn đề là triển khai như thế nào để NQ đi vào cuộc sống.

Ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM – cho rằng, trách nhiệm trước hết thuộc về Đảng bộ và chính quyền các địa phương trong vùng, nhưng thực tiễn cũng cho thấy nếu thiếu sự vào cuộc một cách tích cực và trách nhiệm của các bộ ngành Trung ương thì việc đưa NQ vào cuộc sống rất khó khăn.

Theo đó, Chủ tịch UBND TP.HCM kiến nghị cần có sự phối hợp đồng bộ và kịp thời giữa các địa phương trong vùng và các bộ ngành có liên quan trong việc triển khai các nhiệm vụ cụ thể của NQ24. Trước mắt là sự phối hợp và điều phối chung trong công tác quy hoạch của các địa phương và quy hoạch vùng; triển khai các dự án hạ tầng giao thông kết nối như đường vành đai 3, 4, các đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài; TP.HCM – Chơn Thành;  Biên Hòa – Vũng Tàu; Đồng Nai – Lâm Đồng; mở rộng cao tốc TP.HCM – Long Thành…

“Với kinh nghiệm có được từ thực hiện NQ54 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM, TP sẽ chủ động phối hợp với các địa phương để xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và vận hành cơ chế liên kết, điều phối vùng; nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế đặc thù phát triển vùng… để làm cơ sở hoạch định chiến lược, kế hoạch, chính sách phát triển và điều phối hoạt động liên kết”, ông Mãi cho biết.

Ngoài ra, ông Mãi cũng đề nghị cần có cơ chế mở rộng hợp tác giữa vùng ĐNB với các vùng khác, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, mở rộng hợp tác quốc tế.

Ông Trần Hồng Hà – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường – cho rằng, nên có một thể chế vùng để quyết định được những vấn đề quan trọng, đặc biệt là các dự án quy hoạch giao thông, các dự án kết nối liên vùng. Bởi thời gian qua ĐNB cũng như nhiều khu vực khác trong cả nước gặp không ít khó khăn, thách thức, trong đó vấn đề thể chế hiện nay như “chiếc áo đã chật”. Những khó khăn, thách thức liên quan đến khung đột phá chiến lược, hạ tầng, kinh tế, môi trường, nguồn nhân lực, chống biến đổi khí hậu… Do đó, cần phải có thể chế vùng để cùng nhau bàn bạc đưa ra các nhiệm vụ.

Ông Hà cũng cho rằng, vùng ĐNB phải đi đầu trong chuyển đổi xanh như xây dựng xanh, giao thông xanh. Xây dựng các quy hoạch cần đồng bộ thích ứng biến đổi khí hậu. Bởi dưới tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng làm gia tăng xâm nhập mặn, lượng mưa giảm và dẫn đến 3 nguy cơ thiếu nước, thừa nước, ô nhiễm nước.

Phú Cát

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)