Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

“Nghị quyết 54 mới” cho TP.HCM: Không nên kiểu “xin – cho”

Tạp Chí Giáo Dục

Theo nhiu đi biu Quc hi (ĐBQH) TP.HCM, vi vai trò, v trí đu tàu ca TP.HCM, vic kiến ngh Quc hi ban hành ngh quyết mi thay thế Ngh quyết 54 (NQ54) không nên kiu “xin cho”. Kiến ngh ban hành “NQ54  mi” chính là làm sao đ TP.HCM có cơ chế thc hin đưc các mc tiêu Đi hi Đng ln th XIII đ ra.


TP.HCM cn mt “Ngh quyết 54 mi” đ thc hin đưc các mc tiêu Đi hi Đng ln th XIII đ ra

TP.HCM sẽ tổ chức tổng kết, báo cáo Quốc hội về kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết số 54/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vào cuối năm nay. Trong đó, TP.HCM đang xây dựng nhiều nội dung mới trong nghị quyết thay thế NQ54.

TP.HCM là mt đòn by

ĐBQH Trương Trọng Nghĩa – Phó Chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM – cho rằng, TP.HCM chưa mạnh dạn trong đề xuất các cơ chế, chính sách. NQ54 về cơ chế đặc thù nhưng không có nghĩa là TP xin ưu đãi; NQ54 để TP.HCM tiếp tục vai trò đầu tàu, là động lực thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra. Kiến nghị thay thế NQ54 chính là làm sao TP.HCM có cơ chế để hoàn thành vai trò, nhiệm vụ thực hiện được mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra trước mắt và lâu dài.

“Kiến nghị nghị quyết mới phải gắn với tinh thần thực hiện các mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra cho TP.HCM. Đề xuất, thuyết phục phải bằng số liệu khoa học, không nên tạo cảm giác ưu ái, cho thêm cái này, cho thêm cái kia. Đơn cử đường Vành đai 3 là một dự án vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tuy phân bổ ngân sách cho TP.HCM là chính nhưng cách đặt vấn đề giống như TP.HCM xin cho Vành đai 3. Chúng ta phải nhấn mạnh yếu tố đường Vành đai 3 tạo ra động lực, thu hút đầu tư cho cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, trong đó có vấn đề hội nhập quốc tế”, ông Nghĩa nói.

Theo ông Nghĩa, đất nước có một số địa phương đầu tàu như TP.HCM là điều may mắn, giống như là một điểm tựa, một đòn bẩy. Nếu biết cách sử dụng điểm tựa sẽ bẩy được đất nước đi lên. Cơ chế cho TP.HCM trong nghị quyết mới phải đủ, tương xứng và đột phá. Vừa rồi TP có tăng hệ số thu nhập cho cán bộ, công chức, viên chức nhưng chưa đủ. Việc tăng hệ số thu nhập của TP không phải là tạo ra hệ thống lương mới cho đội ngũ khác hẳn các nơi khác mà đòi hỏi phải phù hợp. TP cần tiến tới thoát khỏi cảnh công chức vẫn phải đi làm thêm để tăng thu nhập. Điều này đòi hỏi yếu tố tương xứng và đột phá, phải làm tới nơi tới chốn và rõ ràng…

Một số ĐBQH nêu ý kiến, trong báo cáo triển khai thực hiện NQ54 của UBND TP, có những vấn đề cần đề xuất cơ chế chung tương tự như cơ chế cho TP.Thủ Đức, tránh đề xuất nhỏ lẻ, chi tiết vì sau này quy định pháp luật thay đổi lại phải làm lại.

ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan – Trưởng ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM – chia sẻ, đặc thù của TP là trung tâm lớn nhất nước về y tế. Ở kỳ họp Quốc hội trước, ĐBQH TP.HCM có nêu những ý kiến về các chính sách vực dậy y tế, nhất là y tế cơ sở. Sở Y tế TP cũng đã tham mưu đề án nâng cao năng lực hệ thống y tế. Tuy nhiên, trong báo cáo của UBND TP không đề cập đến tiến trình đề án được phê duyệt như thế nào, được áp dụng triển khai đến đâu, phải bổ sung những gì… mà chỉ nói đến đề mục để làm.

“Đối với một báo cáo, các đề xuất, kiến nghị phải nêu cụ thể việc triển khai đề án cần những gì, vướng mắc ở đâu… mới có tính thuyết phục. Đây còn là cơ hội để TP.HCM đề nghị các cơ quan Trung ương vào cuộc giải quyết vấn đề”, bà Lan nhấn mạnh.

Theo bà Lan, TP.HCM là địa phương đi đầu nhưng khi thực hiện các chính sách còn gặp nhiều khó khăn, rào cản pháp luật. Một địa phương đi đầu còn giúp cho các địa phương khác được hưởng theo những chính sách. TP.HCM phải “cố gắng” có được các chính sách cho y tế, ít nhất để ngành y tế phát triển được.

Đng lãng phí… cơ chế

NQ54 của Quốc hội trao cho TP.HCM các cơ chế đặc thù thuộc 4 lĩnh vực: quản lý đất đai; quản lý đầu tư; quản lý tài chính ngân sách; cơ chế phân cấp, ủy quyền cũng như chế độ chính sách cho cán bộ công chức, viên chức.

Thời gian đầu TP.HCM triển khai thực hiện tốt NQ54. Nhiều chủ trương, chính sách, đề án được ban hành, xây dựng. Tuy nhiên, sau này việc triển khai thực hiện chưa tốt, một phần do tác động của đại dịch Covid-19 nhưng quan trọng hơn vẫn là việc khai thác các cơ chế của NQ54 chưa thật sự hiệu quả.


Ngh quyết 54 đã có tác đng tt đến phát trin kinh tế – xã hi TP.HCM

Đoàn ĐBQH TP.HCM đánh giá các cơ chế, chính sách NQ54 đã có tác động tốt đến phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn TP; động viên tinh thần đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong thực hiện công việc. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề UBND TP cần nghiên cứu để rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện nghị quyết mới nếu sắp tới được Quốc hội thống nhất ban hành. Trong đó, Đoàn ĐBQH TP nhấn mạnh đến việc TP.HCM ban hành sớm kế hoạch thực hiện NQ54 nhưng nhiều nội dung chưa triển khai thực hiện được, hoặc triển khai rất chậm, nhất là liên quan đến quản lý tài chính, ngân sách. Có nhiều nội dung đề án giao từ đầu nhưng đến nay chưa trình được. Một số nội dung đề xuất nhưng chưa hợp lý như ngân sách cải cách tiền lương đang thiếu nhưng TP lại đề xuất cho sử dụng thêm vào mua sắm… 

ĐBQH Văn Thị Bạch Tuyết – Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH TP.HCM – cho rằng, trong nghiên cứu đề xuất các cơ chế chính sách và kiến nghị nghị quyết mới, UBND TP cần cân nhắc kỹ hơn các điểm còn hạn chế để TP tận dụng, khai thác được các cơ chế. Tránh trường hợp TP có được cơ chế rồi nhưng cuối cùng chính chúng ta lại không thực hiện được. Đồng thời, cần cung cấp, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm đối với những nội dung còn hạn chế chưa thực hiện được, kể cả những nội dung chưa thực hiện được đầy đủ để làm cơ sở xây dựng cơ chế chính sách mới phát triển TP và trước khi chúng ta đề xuất với Trung ương.

“Quốc hội chắc chắn sẽ có buổi giám sát TP.HCM về thực hiện NQ54 trước khi TP trình Quốc hội ban hành một nghị quyết mới. Đoàn ĐBQH TP mong TP.HCM đánh giá kỹ các vấn đề để rút kinh nghiệm cho chuyện điều hành khi nghị quyết mới được thông qua; cũng như chuẩn bị phục vụ cho hoạt động giám sát của Quốc hội”, bà Tuyết nói.

Minh Phương

Bình luận (0)