Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết 98: Đột phá của đột phá

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Đây là khng đnh ca TS. Trn Du Lch  – thành viên Hi đng tư vn chính sách tài chính, tin t quc gia. Theo TS. Lch, TP.HCM có 2 đim nghn nh hưng đến s phát trin, đó là th chế và h tng. Ngh quyết 98 ra đi đã g đưc đim nghn v th chế. Và khi đim nghn th chế g đưc thì cũng đng nghĩa vi vic g đưc đim nghh tng…

Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM quy định 44 cơ chế, chính sách đặc thù  trên 7 lĩnh vực về: Quản lý đầu tư; Tài chính, ngân sách Nhà nước, quản lý đô thị, tài nguyên môi trường; Ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược; Quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Tổ chức bộ máy của TP.HCM và tổ chức bộ máy của TP.Thủ Đức.

Trong số 44 cơ chế, chính sách đặc thù có 7 cơ chế kế thừa từ Nghị quyết 54/2017/QH14 của Quốc hội; 4 cơ chế đã ban hành cho các địa phương khác; 6 cơ chế đang trong quá trình trao đổi, thông qua thời gian tới mà TP.HCM được áp dụng trước; 27 cơ chế, chính sách chỉ dành riêng cho TP.HCM.

Tại Hội thảo “Hiện thực hóa Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM” tổ chức đầu tháng 7, bà Lê Thị Huỳnh Mai – Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM – cho biết, Nghị quyết 98 với mong muốn làm sao khơi thông nguồn lực để TP.HCM có thể tự bứt phá. Nghị quyết này đã được ban hành một cách tâm huyết ngay khi Quốc hội cho phép gia hạn Nghị quyết 54. Rút kinh nghiệm của 3 khía cạnh từ Nghị quyết 54 không đạt như kỳ vọng, lần này TP đặt mục tiêu là tổ chức thực hiện phải đạt hiệu quả nhất, đáp ứng mong đợi của người dân TP và cả nước. Dự kiến trong năm 2023 sẽ hoàn thành tất cả cơ chế chính sách để thực hiện.

Nghị quyết 98 chính thức có hiệu lực từ ngày 1-8-2023. Theo đó, để nghị quyết nhanh chóng đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả cao nhất, thời gian qua TP.HCM đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt Nghị quyết 98 tới cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân.

Mới đây, Đảng ủy Khối Dân – Chính – Đảng TP.HCM đã tổ chức Hội nghị quán triệt Nghị quyết 98 cho các đơn vị trong khối. Tại đây, TS. Lịch nhấn mạnh: “Nếu so với những gì Trung ương đã phân cấp cho TP.HCM thì đây là lần đầu tiên đầy đủ nhất. Hơn 30 năm gắn bó với TP.HCM, chưa bao giờ tôi thấy TP.HCM được khung phân cấp, phân quyền như Nghị quyết 98. Có thể nói, Nghị quyết 98 như một đạo luật. Với TP.HCM, những gì luật chưa quy định thì cứ theo nội dung Nghị quyết 98 mà làm là đúng…”.

TS. Lịch khẳng định, Nghị quyết 98 giải được bài toán khó về đầu tư công ở TP.HCM. Theo Luật Ngân sách, vốn đầu tư công cho việc này thì không thể lấy làm việc khác. Ví dụ, tiền này ngay từ đầu là để mua muối thì dù không mua muối hay chưa mua muối thì cũng không thể lấy tiền đó mua gạo. Tuy nhiên với Nghị quyết 98 thì TP.HCM được linh hoạt chuyển vốn đầu tư công sang dự án khác.

Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM triển khai mô hình TOD (Transit Oriented Development – công trình phát triển theo định hướng giao thông công cộng). Theo đó giải quyết được bài toán giao thông của TP.

Nghị quyết 98 cũng cho phép TP.HCM đổi đất lấy hạ tầng. Ví dụ, muốn xây cây cầu A thì có thể bán miếng đất B để lấy kinh phí xây cầu. Còn theo quy định hiện hành thì miếng đất B sau khi bán phải nộp tiền vào ngân sách, việc xây cây cầu A phải làm dự án để cấp kinh phí. Quá trình này rất lâu…

Ông Bùi Hòa An – Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP.HCM – thông tin, đối với cơ chế áp dụng mô hình TOD, Sở Giao thông Vận tải TP đã chủ động rà soát, xác định phạm vi vùng phụ cận các nhà ga thuộc các tuyến đường sắt đô thị, vùng phụ cận các nút giao thông dọc tuyến đường Vành đai 3 thuộc địa phận TP; phối hợp với Sở Quy hoạch Kiến trúc đề xuất danh mục các dự án đầu tư công độc lập để khai thác quỹ đất bảo đảm đồng bộ, hiệu quả.

Với những nội dung trong Nghị quyết 98, các công trình sử dụng ngân sách Nhà nước đang thi công vẫn có thể mở rộng và mời tư nhân tham gia. Ngoài ra TP cũng được tự vay tiền và tự trả để đầu tư các công trình văn hóa, thể dục thể thao… tầm cỡ khu vực và quốc tế. Đây là những việc mà lâu nay TP không làm được, hậu quả là khá nhiều công trình văn hóa, thể thao phải nằm trên giấy…

TP cũng có thể phát hành trái phiếu quốc tế để phát triển hạ tầng giao thông, nhất là hệ thống tàu điện. Lâu nay phải vay vốn ODA…

Theo tìm hiểu của phóng viên thì, đi kèm với nguồn vốn vay ODA, các nước cho vay yêu cầu nước đi vay phải mua thiết bị, thuê dịch vụ, nhân sự… của nước cho vay với chi phí khá cao; nhập khẩu tối đa sản phẩm nào đó của nước cho vay. Dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia, nước cho vay ODA sẽ tham gia gián tiếp vào các dự án sử dụng nguồn vốn vay đó của nước đi vay. Như vậy, nước cho vay không chỉ được tiếng là nước viện trợ ODA mà các doanh nghiệp của họ cũng được lợi khi hoạt động tại thị trường nước đi vay, được nhiều quyền lợi kinh tế, chính trị. Ngoài ra, sự biến động của tỷ giá hối đoái có thể làm cho giá trị dòng vốn ODA tăng lên rất cao, đến khi trả nợ thì giá trị ODA cũng sẽ rất lớn.

Theo ông Nguyễn Quang Thanh – Phó Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư tài chính Nhà nước TP.HCM (HFIC), Nghị quyết 98 cho phép nguồn thu từ cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn TP được dùng để tăng vốn điều lệ cho HIFC; HĐND TP được bố trí vốn đầu tư công từ ngân sách TP để hỗ trợ lãi suất cho các dự án đầu tư được HFIC cho vay thuộc lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội của TP. Đây là chương trình kích cầu mà TP mong muốn phát triển ngay trong năm nay. Trước đó, giai đoạn từ 2016-2020, tổng nguồn vốn huy động được từ chương trình kích cầu này lên tới 30.000 tỷ đồng và vốn được hỗ trợ khoảng 15.000 tỷ đồng. Hy vọng, chương trình này sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi kích cầu trong lĩnh vực GD-ĐT, y tế, công nghệ cao, đổi mới sáng tạo, các lĩnh vực về môi trường (như sử dụng phương tiện sạch, xe buýt chạy điện, phương tiện công cộng chạy điện), các ngành công nghiệp (như tự động hóa, hóa dược, công nghệ thực phẩm, dệt may và da giày)… Có thể nói, đây là chương trình tiếp sức cho doanh nghiệp để doanh nghiệp cùng TP phát triển mạnh mẽ hơn nữa.

Từ đó có thể thấy, việc TP.HCM phát hành trái phiếu sẽ giúp TP chủ động trong việc sử dụng kinh phí (tiền phát hành trái phiếu) để phát triển hạ tầng mà không cần bị ràng buộc bởi các bên cho vay.

Về bộ máy, TS. Lịch cho rằng, lâu nay chỉ xử lý những người làm sai nhưng với Nghị quyết 98 thì những người không làm cũng bị xử lý. Việc của anh mà anh không làm, cứ đùn đẩy lên trên là phải xử lý nghiêm. Vì vậy, chức danh, công việc của từng cán bộ, công chức sẽ rất rõ ràng; bộ máy tinh gọn nhưng phải thông…

Tóm lại, với những quy định trong Nghị quyết 98, TP.HCM hoàn toàn có thể bứt phá để phát triển nhanh và bền vững…

Hòa Triu

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)