Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết thu học phí đối với các trường công lập chất lượng cao

Tạp Chí Giáo Dục

Năm hc 2024-2025, ti Hà Ni, 19 trưng công lp cht lưng cao, t ch tài chính đưc thu hc phí t 1,8 đến 6,1 triu đng mi tháng đi vi mi hc sinh.

Nghị quyết góp phần vào xã hội hóa GD-ĐT, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn thủ đô (ảnh minh họa)

Nội dung này được thể hiện trong Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN), giáo dục phổ thông (GDPT) công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở GDMN, GDPT công lập chất lượng cao của thành phố Hà Nội năm học 2024-2025, được HĐND thành phố Hà Nội thông qua tại kỳ họp thứ 18 vừa qua.

Theo nghị quyết, học phí của cơ sở GDMN có mức từ 2,4 đến 5,1 triệu đồng mỗi tháng. Cụ thể, Trường MN Linh Đàm thu học phí mỗi học sinh mẫu giáo là 2,4 triệu đồng/tháng. Các trường MN đô thị Sài Đồng, MN 20-10, MN đô thị Việt Hưng, MN Việt Triều Hữu Nghị thu mức cao nhất là 5,1 triệu đồng/tháng.

Với khối tiểu học (TH), Trường TH Tràng An thu mức thấp nhất 3,3 triệu đồng mỗi học sinh/tháng. Trường TH Nam Từ Liêm thu học phí mức thấp nhất hơn 4,1 triệu đồng mỗi học sinh/tháng. Trường TH đô thị Sài Đồng thu mức cao nhất 5 triệu đồng mỗi học sinh/tháng.

Ở khối THCS, Trường Chu Văn An – Long Biên thu 3,9 triệu đồng/học sinh mỗi tháng; Trường Lê Lợi thu 4,05 triệu đồng mỗi tháng.

Khối THPT, Trường Hoàng Cầu (trường tự đảm bảo chi thường xuyên) thu 1,81 triệu đồng mỗi tháng với khối 10 và 11, còn khối 12 thu 1,97 triệu đồng. Trong khi đó Trường Phan Huy Chú – Đống Đa (trường chất lượng cao) thu 6,1 triệu đồng mỗi tháng.

Là trường đạt tiêu chí chất lượng cao và thực hiện tự chủ từ năm 2019 đến nay, bà Lê Thị Thu Hường – Hiệu trưởng Trường TH đô thị Sài Đồng đánh giá Nghị quyết quy định mức thu học phí đối với các cơ sở GDMN, GDPT công lập tự bảo đảm chi thường xuyên; cơ sở GDMN, GDPT công lập chất lượng cao là rất cần thiết, là cơ sở định hướng xây dựng mức thu học phí. “Trong nhiều năm qua, HĐND thành phố Hà Nội ban hành mức trần học phí quy định thu không được phép vượt trần. Khi xây dựng mức học phí, nhà trường luôn phải báo cáo và trả lời các câu hỏi chất vấn căn cứ nào để xây dựng mức học phí đó. Với nghị quyết này đã giải quyết được câu chuyện mức học phí được xây dựng trên cơ sở định mức giá kỹ thuật”, bà Hường nói.

Theo bà Hường, trường chất lượng cao giúp cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường có kỹ năng làm việc tốt hơn và tiến bộ hàng năm. Đặc biệt, chất lượng giáo dục và dịch vụ cam kết được cha mẹ học sinh và nhân dân chấp nhận. Và với chủ trương đưa trường chất lượng cao đã hiện thực hóa các chủ trương, nghị quyết của Đảng là tiết kiệm chi phí tự chủ để đầu tư. “Bình quân mỗi năm chúng tôi đã tiết kiệm cho địa phương từ 4-5 tỷ đồng tiền ngân sách. Trong 6 năm qua, chúng tôi tiết kiệm khoảng hơn 30 tỷ đồng. Như vậy, trong khoảng 6-8 năm thì chi phí của một trường chất lượng cao có thể giúp địa phương đủ chi phí cơ bản để đầu tư được một trường công lập cho một quận”, bà Hường cho hay.

Nhiều ý kiến khác cũng đồng tình và đánh giá nghị quyết phù hợp với các quy định hiện hành của pháp luật và các hoạt động thực tế tại các cơ sở GDMN, GDPT công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, cơ sở GDMN, GDPT công lập chất lượng cao.

TS.Lê Anh Tuấn – Phó Chủ tịch Hội Khoa học kinh tế Hà Nội đánh giá việc ban hành nghị quyết này là một yêu cầu hết sức cấp thiết. Trong đó, nghị quyết góp phần vào xã hội hóa GD-ĐT, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng của các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Nghị quyết phù hợp theo tinh thần nâng cao chất lượng GD-ĐT cơ bản của Luật Giáo dục, Luật Thủ đô, phù hợp với lộ trình tăng học phí, cho các đối tượng đào tạo công lập của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ và Nghị định số 97/2013/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 81.

PGS.TS Bùi Thị An – Phó chủ nhiệm Hội đồng thành viên kiểm tra Ủy ban MTTQ ΤΡ.Ηà Νội cũng đánh giá việc ban hành nghị quyết là hợp lý và cần thiết. Bởi từ 1-7-2024, số người hưởng lương từ ngân sách hoặc có nguồn gốc ngân sách đều đã được tăng lương, vì vậy các mức thu học phí trước đây sẽ không còn phù hợp và cần điều chỉnh để đủ bù khoản chênh lệch do tăng lương, đảm bảo cuộc sống cho giáo viên.

Minh Phương

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)