Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM: Cả nước vì TP.HCM, TP sẽ tập trung làm tốt

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

T ngày 26 đến 30-6, các đi biu Quc hi Đoàn đi biu Quc hi TP.HCM đã và s có các bui tiếp xúc c tri trên đa bàn TP.HCM sau k hp th 5, Quc hi khóa XV. Theo đó ti các bui tiếp xúc, các đi biu Quc hi thông báo vi c tri kết qu ca k hp ln này, đc bit là vic Quc hi thông qua ngh quyết (NQ) v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM…


Ti k hp th 5, Quc hi đã thông qua ngh quyết v thí đim mt s cơ chế, chính sách đc thù phát trin TP.HCM

TP.HCM s n lc trin khai tt ngh quyết

Chiều 24-6, tại phiên họp cuối cùng của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua NQ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM với 97,37% đại biểu biểu quyết tán thành.

Sau khi Quốc hội thông qua NQ này, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi khẳng định, TP.HCM sẽ nỗ lực triển khai tốt NQ, cả nước đã vì TP.HCM, TP sẽ tập trung làm tốt để đáp ứng niềm tin đó. Ngay sau đây, TP.HCM sẽ khẩn trương triển khai các công việc thực hiện NQ.

NQ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM có hiệu lực từ ngày 1-8-2023; đến kỳ họp Quốc hội cuối năm 2026, báo cáo sơ kết 3 năm việc thực hiện; tổng kết việc thực hiện NQ, báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2028.

NQ quy định 2 nhóm chính, gồm: nhóm các chính sách đã được quy định tại NQ 54 và các NQ về cơ chế đặc thù đã được áp dụng tại các địa phương khác, hoặc đang quy định tại các dự thảo luật trình Quốc hội; nhóm các chính sách mới lần đầu tiên được quy định tại dự thảo NQ với 4 nhóm vấn đề về đầu tư, tài chính – ngân sách, quản lý đất đai – quy hoạch, tổ chức bộ máy TP.HCM và TP.Thủ Đức.

Trình bày báo cáo tiếp thu, giải trình dự thảo NQ, ông Lê Quang Mạnh – Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội – cho biết, về các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP), có ý kiến đề nghị bổ sung áp dụng cơ chế hợp tác công tư PPP đối với cả lĩnh vực y tế, giáo dục mà không áp dụng định mức. Tiếp thu ý kiến đại biểu, để tăng cường thu hút đầu tư, phát huy nguồn lực xã hội, bao quát cả các dự án PPP trong lĩnh vực y tế, GD-ĐT, tạo sự chủ động cho TP.HCM trong thực hiện các dự án PPP, không bị ràng buộc bởi quy định quy mô từ 100 tỷ đồng trở lên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định tại dự thảo NQ giao HĐND TP.HCM quyết định quy mô của dự án PPP trong lĩnh vực y tế, GD-ĐT, thể thao và văn hóa.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Quốc hội cho phép được quy định miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các khoản thu nhập từ việc chuyển nhượng góp vốn, quyền góp vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo như dự thảo NQ.

Để đảm bảo nguồn lực lãnh đạo quản lý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép quy định tăng số lượng phó chủ tịch UBND huyện và phó chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn có số dân từ 50.000 người trở lên.

Để tiếp tục tạo động lực cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động gắn bó, cống hiến, cơ bản đáp ứng mức sống tại TP.HCM, góp phần hỗ trợ tích cực cho sự phát triển của cả nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Quốc hội cho phép TP.HCM được tiếp tục thực hiện chính sách chi thu nhập tăng thêm. Dự thảo NQ cũng đã quy định rõ phần tăng thêm không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc phạm vi quản lý theo đúng NQ 27.

8 lut và 17 ngh quyết đưc thông qua

Cũng tại phiên họp cuối của kỳ họp này, sau khi nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo NQ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và dự thảo NQ kỳ họp thứ 5, Quốc hội đã tiến hành biểu quyết thông qua dự thảo NQ. Kết quả có 481 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 97,37% ).

Theo đó, NQ kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV quyết nghị kỳ họp đã xem xét, thông qua 8 luật: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Luật Đấu thầu; Luật Giá; Luật Giao dịch điện tử; Luật Hợp tác xã; Luật Phòng thủ dân sự; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam và Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Đồng thời thông qua 17 NQ: NQ về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phê chuẩn; NQ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM; NQ Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023; NQ về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2024; NQ thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện NQ số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi, phát triển kinh tế – xã hội và các NQ của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023”; NQ thành lập Đoàn giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023”; NQ về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV; NQ giám sát chuyên đề về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng; NQ phê chuẩn quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2021; NQ về phân bổ vốn Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội, phân bổ, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách Trung ương năm 2023 của Chương trình mục tiêu quốc gia…

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức quán triệt, triển khai các luật, NQ nêu trên; đồng thời, đánh giá tình hình thực hiện luật, NQ được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay.

Cũng tại kỳ họp này, Quốc hội cho ý kiến lần thứ hai về dự án Luật Đất đai (sửa đổi); cho ý kiến lần đầu về 8 dự án luật: Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi); Luật Nhà ở (sửa đổi); Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Viễn thông (sửa đổi); Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự; Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

NQ yêu cầu Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội và các cơ quan hữu quan phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội, hoàn thiện các dự thảo luật, bảo đảm chất lượng, tiến độ, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV.

Hòa Triu (Tng hp)

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)