Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghĩ về một nền giáo dục tự học

Tạp Chí Giáo Dục

Hc là mt nhu cu hết sc quan trng ca mi con ngưi. Hc trưc hết là đ có nhng kiến thc, k năng cn thiết cho s sinh tn, sau đó, hc đ có th hòa nhp xã hi, phát trin bn thân, góp phn thúc đy ngưi khác, cng đng, xã hi phát trin. Hc là mt quá trình lâu dài, thưng xuyên và bng nhiu hình thc.

Giáo dc t hc nếu đưc thc hin hp lý s là mt phương pháp giáo dc tích cc, vì ngưi hc. Ảnh: Anh Khôi

1. Đầu tiên là bắt chước, tức là học làm theo mà không cần biết vì sao, để dần tạo ra một thói quen. Sau nữa là học qua các bài học có phân tích, lý giải, thực hành và có người hướng dẫn. Sau cùng là tự học, tức là tự cho mình bài học, tự mình tìm đáp án, tự mình đánh giá, tự mình rút kinh nghiệm… Ứng với ba hình thức học tập đó về cơ bản là ba giai đoạn của một đời người: từ lúc sơ sinh đến lúc đến trường, lúc đi học ở trường, lúc không còn học ở trường mà bắt đầu vào đời. Dĩ nhiên, đây là sự xác định mang tính tương đối, bởi các hình thức học tập đó đan xen lẫn nhau, bổ trợ cho nhau.

Từ đó có thể thấy rằng, tự học là quãng thời gian dài nhất, quan trọng nhất, có ý nghĩa thiết thực nhất trong cuộc đời mỗi người. Việc học bắt chước thì hầu như ai cũng có, còn học ở trường lớp hoặc học từ ai đó dạy bảo thì có độ dài ngắn và lượng kiến thức với từng người lại không giống nhau bởi có những người đến trường rất ít, còn lại đều tự học. Nhiều người hẳn nhớ chuyện của nhà bác học lừng danh Thomas Edison, người đã bỏ học từ rất nhỏ, do mẹ ông bất đồng với cách dạy và cách nhận xét của thầy giáo nên đã đưa ông về tự dạy ở nhà, chủ yếu là ông tự học, tự nghiên cứu… Học ở trường lớp cơ bản giống nhau ở chỗ cùng nguồn và lượng kiến thức, nhưng sự tiếp thu của từng người thì khác nhau, do sự khác biệt về nhu cầu, sở thích, tư chất, các điều kiện khác. Còn tự học thì chủ động về thời gian, phương tiện, điều kiện và gắn trực tiếp với nhu cầu, sự quan tâm, sở thích của từng người. Có người không thích học toán nhưng trong trường phải hoàn thành các bài tập toán, thuộc các công thức, vượt qua các bài kiểm tra, bài thi, lấy đủ các chứng chỉ liên quan…; nếu người đó tự học, anh ta sẽ chỉ học nội dung nào anh thấy cần cho nhu cầu của mình, thấy hứng thú, có điều kiện và có năng lực. Dĩ nhiên, như vậy sẽ hiệu quả hơn nhiều.

2. Trong một nền giáo dục hướng đến nâng cao khả năng tự học của người học thì nền giáo dục đó phải đáp ứng được các yêu cầu sau đây:

Thứ nhất, giúp người học xác định được mục tiêu học tập của mình. Đây là điều không hề dễ dàng, bởi trong nhiều trường hợp, chính người học cũng không biết mình muốn gì, mình cần gì. Dẫu vậy, giáo viên, nhà trường phải làm cho được điều đó, nhằm giúp người học thấy được ý nghĩa thiết thực của việc học. Nhiều trẻ sẽ thấy không hứng thú với việc làm quen với các phép tính, đặc biệt càng lên cao, với toán đại số, lượng giác, hình học không gian…, nhiều học sinh còn ngán hơn. Vì vậy, trẻ phải được chỉ dẫn rằng, toán học rất cần thiết cho đời sống của tất cả chúng ta, bởi có thực hiện được các phép tính mới đáp ứng các nhu cầu, hoạt động hàng ngày như tính toán việc mua bán, chi tiêu…, xa hơn là có thể sử dụng được máy tính phục vụ vào những tính toán phức tạp, và nhất là nâng cao năng lực tư duy về nhiều mặt. Thứ hai, giúp người học có phương pháp học tập thích hợp. Tự học và học bắt chước, học chủ động và học thụ động hoàn toàn khác nhau về phương pháp. Với cách dạy cũ, phần nhiều học sinh nghe giảng, ghi chép, học thuộc, trả bài, thực hiện tốt các bài thi thì coi như hoàn thành; nhưng để có thể tự học tốt, cách học đó phải thay đổi. Người học phải chuẩn bị bài trước theo hướng dẫn của giáo viên, rồi thể hiện sự nắm bắt kiến thức của mình như thế nào (thông qua thuyết trình, trao đổi nhóm, làm bài luận…), cần giáo viên bổ sung những kiến thức gì, cần làm rõ hoặc tranh luận những điểm nào. Vì vậy, giáo viên phải giúp cho người học có một phương pháp học hoàn toàn mới, từ đó phát huy sự tự giác, năng động, làm chủ giờ học… Thứ ba, giúp người học có những kỹ năng học tập tốt. Để thực hiện được phương pháp đó, người học phải có những kỹ năng cần thiết như làm việc nhóm, lắng nghe, đặt câu hỏi, thuyết trình, tranh luận, phản biện, xây dựng các báo cáo, cây tư duy… Để có kỹ năng tốt, buổi đầu, học sinh phải được làm quen với các thao tác, công việc đó và rèn luyện thường xuyên cho thuần thục để trở thành một kỹ năng, một phản xạ có điều kiện. Làm được điều này, học sinh sẽ tự tin hơn, chủ động hơn, làm việc khoa học hơn và sẽ có hiệu quả hơn.

3. Trong buổi lễ tổng kết năm học 2016-2017 và triển khai nhiệm vụ năm học 2017-2018, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM Lê Hồng Sơn khẳng định, thành phố sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp giảng dạy và học tập; chú trọng hướng dẫn học sinh phương pháp tự học, tự nghiên cứu, phương pháp làm việc theo nhóm và các phương pháp dạy học tích cực khác thay cho việc nhồi nhét kiến thức… Đây là một định hướng có ý nghĩa rất quan trọng cho năm học nói riêng và góp phần vào việc xây dựng nền giáo dục tự học nói chung. Thời gian qua, chúng ta thường xuyên nghe câu “Chữ của thầy trả cho thầy” vì phương pháp giáo dục cũ chỉ truyền đạt một chiều đối với tất cả các đối tượng học nên sẽ có những người không thể tiếp thu được đầy đủ “chữ” của người thầy.

Dĩ nhiên, đây là một quá trình dài lâu, đòi hỏi nhiều yếu tốt. Trước hết, về mặt quan điểm, cần phải thống nhất mục tiêu, định hướng của phương châm, triết lý giáo dục mới, đó là lấy người học làm trung tâm và việc dạy học thực sự vì sự phát triển của người học trên tất cả các mặt văn, trí, lễ, đức, dục. Bên cạnh đó, cần có những người thầy có kiến thức, quan điểm và phương pháp dạy học mới, là những người có vai trò dẫn dắt, định hướng thực sự chứ không phải người thầy cung cấp những “khuôn vàng thước ngọc” để buộc người học phải theo. Phải xây dựng cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện cách giáo dục mới, như đủ trường, lớp, với sĩ số vừa phải, điều kiện học tập được bảo đảm. Và dĩ nhiên, về thiết bị, phương tiện cũng phải được cung cấp đầy đủ, hợp lý, như các thiết bị nghe nhìn, đồ dùng dạy học thông minh, kết nối internet đến từng phòng học.

Giáo dục tự học nếu được thực hiện hợp lý, hiệu quả thực sự là một phương pháp giáo dục tích cực, vì người học, và đó là tiền đề quan trọng để xây dựng xã hội học tập, xây dựng tinh thần tự học suốt đời ở mỗi người.

Trúc Giang

Bình luận (0)