Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghĩ về nơi đầu sóng

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Có l bt c ai đã mt ln đưc đến Trưng Sa – mt phn lãnh th thiêng liêng ca T quc – chc chn s gi mãi nhng k nim rt khó quên trong đi…

Bin tr Trưng Sa

Lần đầu tiên trong đời, tôi được tận mắt chứng kiến cuộc sống, sinh hoạt, lao động, chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ nơi đầu sóng ngọn gió hết sức khắc nghiệt; thấm thía tình yêu nước, ý chí bảo vệ bờ cõi thiêng liêng của Tổ quốc mà ông cha đã hy sinh không biết bao nhiêu máu xương để gìn giữ cho đến hôm nay. Và, tôi hiểu cuộc sống bình yên, hạnh phúc mà thế hệ con cháu đang được thừa hưởng hôm nay có giá trị biết dường nào!

1. Dù thời gian chuyến đi đã hơn 5 năm rồi, nhưng ký ức về Trường Sa vẫn cứ mãi hiện về. Tất cả những hình ảnh các đảo nổi, đảo chìm, các nhà giàn bé nhỏ cheo leo giữa mênh mông trùng dương biển cả; những hình ảnh thân thương, những con người dễ mến, ánh mắt, nụ cười của những người lính trẻ rạng ngời trong sóng gió biển Đông… cứ hiện ra tươi nguyên trong nỗi nhớ của tôi!

Đại tá Nguyễn Đức Nho – Phó Tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân (người trực tiếp làm Trưởng đoàn điều khiển tàu Hải quân HQ 957 đưa đoàn công tác của chúng tôi ra thăm cán bộ, chiến sĩ Trường Sa) – cho biết, thường mỗi năm có khoảng 14-16 đoàn công tác của các bộ, ban, ngành, các đoàn thể ở Trung ương và các tỉnh, thành từ đất liền ra thăm Trường Sa. Quân chủng Hải quân đều bố trí các đoàn công tác ra thăm Trường Sa tập trung từ tháng 3 đến đầu tháng 5. Bởi theo kinh nghiệm, “Tháng ba bà già đi biển” – thời điểm trời yên biển lặng, các tháng khác còn lại trong năm, biển Đông thường có bão giông, sóng dữ và những ẩn họa rất khó lường…

Các chiến sĩ hi quân đang làm nhim v trên qun đo Trưng Sa

Còn Trung tá Trương Văn Thủy – Trưởng nhà giàn DKI/8 – người có “thâm niên” trên 20 năm gắn bó với các nhà giàn DKI tâm sự: “Mỗi năm có hơn 7 tháng (từ tháng 9 năm trước đến tháng 3 năm sau) là mùa mưa nên trên biển Đông thường xuyên có bão; cán bộ, chiến sĩ trên các nhà giàn phải luôn đương đầu với bão tố và sóng, công tác trong điều kiện thời tiết hết sức khắc nghiệt. Bởi vị trí các nhà giàn bố trí ở khu vực thềm lục địa, “trung tâm” của bão, nơi có tần suất bão rất lớn; trung bình mỗi tháng có ít nhất từ một đến hai trận bão quét qua đây; rồi áp thấp nhiệt đới, chế độ thủy triều không ổn định, thời tiết biến đổi thất thường, phức tạp… Đặc biệt, đây còn là khu vực biển chịu ảnh hưởng trực tiếp của hầu hết các trận bão trong mỗi năm thường xuyên đi qua “mắt bão” – đảo Luzon (Philippines) trước khi đi vào biển Đông. Để bảo vệ các nhà giàn DKI (Cụm Kinh tế – Khoa học kỹ thuật – Dịch vụ) có vị trí hết sức quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của nước ta, lính nhà giàn là những con người gan góc dạn dày, sẵn sàng đón nhận phong ba, bão tố và sự quấy nhiễu của các tàu nước ngoài thường xuyên xâm lấn vi phạm chủ quyền của nước ta…

2. Như một quy luật luôn hiện hữu trong đời sống của công dân đảo (chẳng cần tính tháng tính ngày): khi biển cả cuồng phong mịt mù bão tố – mùa đông khắc nghiệt bao trùm biển Đông; khi sóng yên, biển lặng – nghĩa là mùa nắng đã sang, mùa biển đẹp nhất trong năm; đây là thời điểm cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, nhà giàn khấp khởi chờ đợi người thân, bạn bè, các đoàn công tác từ đất liền mang niềm vui ra đảo. Đặc biệt, khi hoa bàng quả vuông bâng khuâng nở trắng, công dân đảo nôn nao chờ đón xuân về! Cán bộ, chiến sĩ ở các đảo nổi, đảo chìm, nhà giàn DKI trên quần đảo Trường Sa rất yêu hoa bàng quả vuông và đặt cho loài hoa này cái tên rất lãng mạn “hoa báo mùa”! Nếu hoa dã quỳ báo hiệu hết mùa mưa, chuyển sang mùa nắng Tây Nguyên; hoa đào (miền Bắc); mai vàng (miền Nam) báo hiệu mùa xuân, thì hoa bàng quả vuông báo hiệu mùa xuân về trên miền đất đảo!

Đối với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa, xuân về mang theo bao niềm vui khấp khởi. Mùa xuân về, người lính đảo thêm một tuổi đời, thêm một tuổi quân, thêm dạn dày sương gió, dạn dày bản lĩnh và ý chí để bảo vệ vững chắc biển trời của Tổ quốc thiêng liêng. Mùa xuân về, người lính đảo xa nhà khấp khởi chờ đợi những chuyến tàu chở nặng tình thương từ đất liền mang niềm vui ra đảo – nối đất liền với hải đảo xa xôi!

Tác gi (th hai t trái sang) chp hình lưu nim vi gia đình anh Võ Văn Trưng sinh sng  Trưng Sa

Để ấm lòng những người lính xa nhà trong mỗi dịp Tết đến, xuân về, liên tục nhiều năm qua, trước thềm mỗi mùa xuân mới, Bộ Tư lệnh Vùng 4 – Hải quân phối hợp với các cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố tổ chức các đoàn công tác vượt sóng to, gió lớn và những trận bão giông bất thường (giáp Tết là thời điểm biển Đông đang trong mùa mưa bão) để đưa những chuyến hàng Tết đến với cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, điểm đảo và nhà giàn DKI trên quần đảo Trường Sa. Hương vị Tết từ đất liền lan tỏa trên những miền đất đảo thân thương. Ngoài lợn, gà, gạo nếp, lương thực, thực phẩm thiết yếu…, hoa đào, hoa mai từ đất liền cũng đã lên tàu và cùng khoe sắc với hoa bàng quả vuông, hoa phong ba trên miền đất đảo trong mỗi dịp Tết về!

Đời sống, sinh hoạt của cán bộ, chiến sĩ trên các đảo, điểm đảo ở Trường Sa những năm gần đây dù đã có nhiều cải thiện đáng kể; song vẫn còn những “cái thiếu” rất cần sự quan tâm sẻ chia. Trong đó, tình cảm và niềm động viên từ đất liền là món quà có ý nghĩa lớn lao nhất!

Tháng năm, được quây quần bên mâm cơm đoàn tụ gia đình trong những ngày mưa gió bão bùng nơi phố núi, thương lắm những cán bộ, chiến sĩ vì nhiệm vụ thiêng liêng của Tổ quốc phải xa nhà! Để giữ gìn giang sơn gấm vóc; giữ gìn từng rẻo đất máu thịt của tổ tiên; vì sự bình yên trên vùng biển đảo thường xuyên rập rình ngoại bang xâm lấn và những ẩn họa chực chờ; Và, giữ cho mùa xuân yên vui, hạnh phúc của mỗi gia đình, mỗi con người… Các anh đang từng ngày, từng giờ chắc tay súng đứng canh giữa biển trời xa thẳm trùng khơi…

Thanh Dương Hng

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)