Nhịp cầu sư phạmChuyện học đường

Nghĩ về tình thầy trò

Tạp Chí Giáo Dục

1. Vừa rồi tôi đến nhà thăm anh Lê Bình, một người anh, vốn là “đồng môn”, vì anh học trên tôi nhiều khóa ở trường cấp III cũ. Anh đã ngoài 60 tuổi nhưng khi nhắc lại thời đi học thì vẫn rơm rớm nước mắt kể về những người thầy mà anh rất mực tri ân. Hồi đó đất nước thống nhất được vài năm, điều kiện học hành, sinh hoạt rất khó khăn. Gia đình anh đi kinh tế mới ở Đồng Hiệp (nay thuộc huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai), nhưng với lòng ham học, anh xin cha mẹ được về thành phố ở trọ nhà người quen để học lớp 11, vì bấy giờ ở huyện Tân Phú chưa có trường cấp III. Ở thành phố, anh đi làm thêm để kiếm tiền tự trang trải, trong đó nhiều lần mua những món phụ tùng để nhờ một thầy giáo trong trường làm nghề tay trái là sửa xe đạp ráp thành một chiếc xe cũ, giúp anh có phương tiện đi học. Học được một năm, anh Bình trở về tỉnh Đồng Nai và học tiếp lớp 12 ở Trường cấp II-III Tân Phú (nay là Trường THPT chuyên ban Tân Phú, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai). Năm đó, trường có một cơ sở tại Đồng Hiệp. Bấy giờ trường chỉ là mấy căn nhà tranh, vách nứa, học sinh đi học thì vào rừng lấy gỗ, dọn cỏ, trồng rau cải thiện… cùng với giáo viên nên thầy trò rất chan hòa. Khi vừa thi tốt nghiệp cấp III xong, anh tình nguyện đăng ký đi bộ đội (lúc này chiến trường K còn rất ác liệt). Các thầy ở trường khuyên anh nên học đại học rồi trở về huyện công tác vì địa phương rất thiếu người. Nhưng thấy sự quyết tâm, tha thiết của cậu học trò nhỏ, thầy hiệu trưởng đã viết thư gửi lên Phòng Giáo dục huyện trình bày để huyện đồng ý cho anh Bình được nhập ngũ… Câu chuyện không chỉ có những người thầy đã trực tiếp giúp đỡ anh mà còn nhắc nhiều đến ân tình với một người thầy dạy văn của anh. Thầy đó đã là hiệu trưởng khi tôi vào học. Trải qua gần 45 năm, anh Bình vẫn tìm đến thăm thầy, dù chỉ học thầy trong một năm ngắn ngủi; từ thầy hiệu trưởng, tôi được biết anh và được gặp anh, rồi nghe kể về những ký ức thầy trò trong veo, cảm động… Chính tôi cũng có nhiều kỷ niệm về những người thầy ở mái trường này, trong đó thầy hiệu trưởng đã dành cách gọi trân trọng với cha tôi khi có vài lần thầy gặp ông, trong lần nộp hồ sơ cho tôi hay những buổi họp phụ huynh… Nhớ lại, tôi vô cùng biết ơn những người thầy năm cũ, không chỉ dạy kiến thức mà còn truyền động lực, gợi mở nghề nghiệp, lối sống để tôi vững bước vào đời.


Theo tác gi, trong vic xây dng tình thy trò, phía ngưi thy phi ch đng và đóng vai trò tích cc (nh minh ha). Ảnh: Y.Hoa

2. Thương các thầy cô giáo cũ, tôi thấy rất buồn khi bắt gặp những chuyện không vui về người thầy, về quan hệ thầy trò. Có những vụ việc thay vì dùng tình thương, người thầy lại dùng bạo lực, khiến học đường lấm lem mùi của sự xô bồ, hỗn tạp. Hồi đầu năm nay, một thầy giáo (là giáo viên dạy hóa kiêm giám thị) ở thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) bị buộc thôi việc vì nhiều lần đánh học sinh khiến em này luôn trong trạng thái sợ hãi. Một thầy giáo ở tỉnh Bạc Liêu bị kỷ luật Đảng bằng hình thức cảnh cáo sau khi dùng cây gỗ tập đánh trống đánh vào mông một học sinh đến bầm tím, sưng phù. Hay gần đây nhất, trong đoạn clip dài 20 giây được chia sẻ trên mạng, một thầy giáo ở Trường THPT Phan Huy Chú (huyện Thạch Thất, TP.Hà Nội) đứng trên bục giảng, bóp cằm, chỉ vào mặt và liên tiếp buông những lời chỉ trích học sinh với những ngôn ngữ thô bạo, thậm chí nói “mày – tao”… Còn ở chiều ngược lại, người thầy bị người ta rẻ rúng, ứng xử đầy bạo lực. Một thầy hiệu phó của một trường THPT ở huyện Hàm Tân (tỉnh Bình Thuận) bị chính phụ huynh đưa giang hồ đ?n t?n nh? ri?ng ?? h?nh hung ??n g?y x??ng m?i, h?n m?ến tận nhà riêng để hành hung đến gãy xương mũi, hôn mê vì thầy cùng giáo viên chủ nhiệm cho gọi một học sinh lớp 11 lên nhắc nhở về việc tương tác với những tài khoản Facebook đăng thông tin xấu độc. Trước đó, một thầy giáo Trường THPT Trần Quang Diệu (huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) bị một học sinh dùng cây sắt đánh ngay tại trường phải nhập viện, dù giáo viên này không có liên hệ gì với học sinh được cho là “cá biệt” đó. Hay trong một số chuyện thầy trò đánh nhau thì tại Trường THPT Tầm Vu (huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang), một giáo viên dạy toán và là chủ nhiệm lớp đã “giằng co” với một nữ sinh khi thầy nhắc nhở em này không được nói chuyện riêng thì em đã có phản ứng vô lễ… Sao học sinh có thể manh động và vô phép khi sẵn sàng ứng xử bạo lực với người thầy của mình? Và sao người thầy không thể dùng tình thương, sự nêu gương để giáo dục, cảm hóa học sinh mà lại dùng bạo lực?

3. Những hành động sai trái đối với người thầy như thế nên hiểu bằng cách nào đây? Có thể bào chữa cho hành động này bằng lý do “xốc nổi”, “bồng bột”… chăng? Cũng có thể lắm chứ! Thậm chí cũng có thể ngụy biện rằng đó là một “sự trả đũa” cho cách dạy học của thầy. Nhưng nếu ai cũng hành động như vậy thì liệu điều gì sẽ xảy ra? Thành ra, chỉ có thể coi những hành động này là một biểu hiện tiêu cực, có sự yếu kém về văn hóa, về tính người, về nhận thức, về đạo thầy trò. Nhưng hành động không đúng của người thầy thì có thể giải thích như thế nào? Lý ra người thầy với sự trưởng thành về tuổi tác, nhận thức, kinh nghiệm… thì không thể nào hành xử vụng về, bột phát như vậy. Người thầy có thể nóng giận, có thể bức xúc nhưng thật khó bào chữa cho hành động sử dụng bạo lực (dù bằng hành động hay bằng lời nói) ngay trên bục giảng. Bởi khi dùng bạo lực và xem đó là một biện pháp giáo dục thì thực sự người thầy đã thất bại. Quan niệm “yêu cho roi cho vọt” chỉ nên hiểu tính hình tượng của nó, chứ không thể đánh học sinh một cách tàn tệ, thô bạo rồi tự bao biện rằng đó là thương yêu học sinh. Và khi “đánh tay đôi” với học sinh thì người thầy đã tự mình “hạ cấp” để thành “cá mè một lứa” với học sinh trong cùng sự sai trái.

Trong việc xây dựng tình thầy trò, chắc chắn phía người thầy phải chủ động và đóng vai trò tích cực. Với những trường hợp không hay đã xảy ra, phải chăng chính người thầy cũng chưa thực sự góp phần vào việc vun đắp đạo thầy trò? Hay người thầy chỉ xem việc đó chỉ có một chiều từ phía người học và gia đình người học? Hình như câu chuyện người thầy vĩ đại của nền giáo dục Việt Nam là Chu Văn An cũng nên được học lại: Mỗi khi có ai cúi chào, dù là một đứa trẻ chăn trâu, thầy Chu vẫn xuống kiệu cúi đầu chào lại.

4. Bất kỳ sự xúc phạm nào đến thầy cô cũng là sự xúc phạm đạo thầy trò – một trong những truyền thống tốt đẹp đáng trân trọng của dân tộc ta. Vẫn còn đó những câu “tiên học lễ hậu học văn”, “nhất tự vi sư bán tự vi sư”, “không thầy đố mày làm nên”… Thầy cô ở bậc trung học thường tác động trực tiếp đến tính cách, suy nghĩ, tình cảm bởi việc học tập ở bậc học này thường mang cả tính định hướng, hình mẫu và cung cấp kiến thức cụ thể; do đó luôn có sự gần gũi, thân tình, thậm chí còn nhiều hơn cả với cha mẹ trong gia đình (nhất là với học sinh tiểu học). Đôi lúc, trên thực tế vẫn còn có những sự xúc phạm đáng tiếc khác, không chỉ do học sinh gây ra. Cá biệt còn có những bậc cha mẹ vung tiền tầm thường hóa việc dạy học; chuyện gửi gắm, lợi dụng lẫn nhau; hay chính những người thầy tự làm hoen ố hình ảnh của mình trước học sinh và trước xã hội…

Có lẽ những việc không hay trong tình thầy trò nói riêng và trong môi trường giáo dục nói chung sẽ giảm hơn nếu mọi người cùng tỉnh. Sự bức xúc, phẫn nộ trong dư luận, sự trừng trị của pháp luật đối với các cá nhân sai trái dĩ nhiên là cần nhưng có lẽ cần hơn là xây dựng một môi trường giáo dục thật trong sáng, lành mạnh, tích cực, nhân văn và tiến bộ. Tự nó sẽ có sức đề kháng để hạn chế những hành vi tương tự!

Nguyn Minh Hi

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)