Y tế - Văn hóaThư giãn

Nghĩa tình mùa thi!

Tạp Chí Giáo Dục

Thi cử là để đem đến sự nghiêm túc và công bằng cho thí sinh trong “cuộc đua trí tuệ” vào ngưỡng cửa học đường. Nhưng cũng theo đó, mùa thi còn đem đến cho mọi người thật nhiều xúc cảm…

Ngoài công tác “tiếp sức mùa thi” của sinh viên, còn có tấm lòng của rất nhiều người tốt khác, như các gia đình nấu và phát cơm thiện nguyện, các chủ phòng trọ miễn phí cho sĩ tử. Mới đây nhất là câu chuyện xúc động tại Đồng Tháp – một thí sinh vì ngủ quên đã được anh công an tận tình đến phòng trọ chở đến điểm thi nếu không sẽ trễ giờ. Và còn biết bao tấm lòng khác nữa… Riêng với những người làm công tác coi và chấm thi, dù công việc nặng nề, thù lao “nhiệm vụ” thấp nhưng sau mỗi mùa thi cứ đọng lại rất nhiều cảm xúc tràn đầy, nghĩa tình, đầm ấm, thân thương.


Thí sinh trao đ
i sau bui thi môn tiếng Anh trong k thi tt nghip THPT 2020. Ảnh: Q.Long

Mùa thi 2020 vừa qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nên công việc coi thi cũng có nhiều điểm mới. Đó là cán bộ coi thi vừa lo coi thi vừa lo việc phòng chống dịch. Nhiệm vụ “2 trong 1” ấy được các hội đồng coi thi quán triệt đến từng điểm thi. Ngoài việc chuẩn bị nước uống, phần ăn sáng, các điểm thi còn không quên trang bị thêm khẩu trang cho những người làm công tác coi thi. Sợ giáo viên đi về buổi trưa, khi vào hội đồng đầu giờ chiều, nhiệt độ thân nhiệt sẽ chạm ngưỡng… cách ly nên lãnh đạo Trường THPT Thạnh Lộc (Q.12, TP.HCM) đã “hào phóng” đãi cơm trưa hai ngày cho cán bộ coi thi.

Coi thi, chấm thi là dịp để giáo viên có điều kiện “hội ngộ” sau nhiều năm không có dịp gặp mặt. Vì thế, sau sự trao đổi về thực hiện nhiệm vụ là sự hàn huyên về gia đình, công việc, nhà cửa… Tôi nhớ mấy năm trước, khi cán bộ coi thi của các trường đại học và phổ thông coi chung, có cán bộ coi thi đã đem rất nhiều sách của chính mình viết để ký tặng cho giáo viên. Kỳ chấm thi môn tự luận vừa rồi, giáo viên Tổ văn Trường THPT Nguyễn Thái Bình (Q.Tân Bình, TP.HCM) đã “đồng phục” đến hội đồng chấm. Họ sinh hoạt, ăn uống, ngủ trưa như một gia đình. Tôi nhớ rất rõ hình ảnh cán bộ thanh tra của Bộ GD-ĐT đến thanh tra điểm chấm thi TP.HCM ngày 17-8 vừa rồi, khi đến giám sát tổ chấm kiểm tra, mà đa số là giáo viên đứng tuổi. Vị thanh tra đứng lại khá lâu trước cửa phòng để giám sát. Trong cuộc họp với điểm thi sau đó, ngoài những nhận xét về nghiệp vụ, vị thanh tra này không quên gửi lời nhắn đến các giám khảo là hãy… giữ gìn sức khỏe! Công việc nặng nề, căng thẳng, áp lực, nhưng sau mỗi mùa thi đọng lại cho những người làm công tác giáo dục nghĩa tình sâu nặng. Cô Trương Thúy Hà (Tổ ngữ văn Trường THPT Nguyễn Trung Trực, Q.Gò Vấp, TP.HCM), khi làm Tổ phó Tổ chấm kiểm tra môn văn tại điểm thi TP.HCM vừa qua bộc bạch: “Dù chỉ cộng sự với nhau hơn một tuần lễ nhưng khi kết thúc việc chấm thi vẫn thấy cái gì đó lưu luyến giữa các giáo viên”. 

Trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 trước đây, có một tình huống khá oái oăm là có thí sinh đi nhầm điểm thi từ trường thi Q.11 (TP.HCM) sang trường thi Q.Tân Phú ngay sát giờ thi, vì 2 trường thi cùng tên (THCS Nguyễn Huệ). Tôi nhớ, trưởng điểm thi lúc ấy là thầy Nguyễn Quang Đạt (Hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh, Q.Tân Phú) đã tức tốc nhờ bảo vệ trường dùng xe máy chở em thí sinh về điểm thi vừa đúng giờ. Coi thi, chấm thi còn là dịp để giáo viên thổ lộ nghĩa tình với thí sinh: lo cái lo của thí sinh khi gặp đề khó, vui cái vui của các em khi làm được bài. Nghĩa tình của thầy cô với các em là rất lớn. Bản thân người viết bài này đã từng có cảm xúc đó trước sự lo lắng của các em trong mùa thi mà đề thi khá khó cách đây mấy năm…

Trn Nhân Trung

 

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)