Y tế - Văn hóaVăn hóa nghệ thuật

Nghĩa tình trong thơ và tranh của Lê Thị Kim

Tạp Chí Giáo Dục

Nhà thơ – ha sĩ Lê Th Kim sinh ra trong mt gia đình gia giáo, coi trng hc hành. T cht ngh sĩ ca ngưi cha đã nh hưng rt nhiu đến ch trong nhng sáng tác thi ca ln hi ha. T năng khiếu này đã tr thành đng lc giúp cht qua khó khăn, giúp nhng mnh đi khó khăn, bt hnh.


Nhà thơ – ha sĩ Lê Th Kim (th 5 t trái sang) ti ta đàm “Nhà thơ Lê Th Kim  – Sâu thm tình đy”

T nhà thơ

Nhà thơ Lê Thị Kim tên thật là Lê Thị Ngà, sinh năm 1950 ở Thanh Hóa. Gia đình chị có 6 chị em và cả mẹ cùng lót chữ “Kim” nên chị chọn bút danh “Kim” đến bây giờ. Chị Kim đến với thơ từ thời sinh viên. Thuở ấy, chị có một buổi hẹn hò và người ấy đã trễ hẹn làm chị buồn và nảy ra bài thơ “Hoa tím”. Đó là sáng tác đầu tay của chị nhưng đến khi bài “Khi tình yêu đến” đăng trên Báo Văn Nghệ TP.HCM năm 1978, sau đó là bài “Đừng nhìn em như thế” được nhiều nhạc sĩ phổ nhạc tên tuổi của nhà thơ Lê Thị Kim mới được biết đến.

Trong năm 1980, chị Kim được trao giải thưởng “Thơ hay” của Báo Văn Nghệ cho cụm thơ 3 bài được giới sinh viên thời đó rất thích: “Thu”; “Vòm me mùa hạ” và đặc biệt là bài “Tôi và cỏ”. Những năm 1979 đến 1982, chị là nhà thơ nữ duy nhất trong nhóm ca khúc của Hội Trí thức yêu nước TP.HCM và đã đi lưu diễn nhiều nơi ở các tỉnh miền Tây. Năm 1990, chị được bạn đọc Báo Tuổi Trẻ bầu chọn là nhà thơ trẻ được yêu thích nhất. Chị cũng vinh dự được biểu dương Văn học trẻ TP.HCM và lọt vào danh sách 13 phụ nữ tài năng của TP.HCM cùng nhiều người nổi tiếng khác.

Thơ của chị Kim luôn giữ nét đài các, giọng thơ nhẹ nhàng mà duyên dáng với ngôn từ ngọt ngào. Thơ của chị luôn phảng phất nỗi buồn và nỗi buồn của chị là do đời đem đến, không cần làm dáng vẫn nên thơ. Chính nét dịu dàng, sâu sắc là một tố chất nâng đỡ chị trong đời, trong thơ, để chị đầy bản lĩnh sống. Không gian thơ của chị Kim đẹp như tranh, trong nhiều họa phẩm cũng như thi phẩm là hình bóng phái đẹp với suối tóc mượt mà.

Đến ha sĩ

Không chỉ là một nhà thơ chị Kim còn là một họa sĩ, một nhà kinh doanh thành công một thời để gánh vác gia đình sau khi người chồng (nhà văn Đông Quân) qua đời năm 1998. Tình yêu chồng, con và bản lĩnh sống đã giúp chị vượt qua những nỗi đau để nuôi hai con nên người. Người con lớn đã lập gia đình, sinh hạ cho chị một cháu nội. Người con thứ được điều trị, vượt qua bạo bệnh, khỏe dần lên và cũng là một họa sĩ.


Nhà thơ – ha sĩ Lê Th Kim cùng nhng ngưi bn yêu thơ giao lưu ti Đưng sách TP.HCM

Gia tài tranh của chị Kim trên dưới 500 bức. Chị đã 2 lần được mời tham gia cuộc triển lãm tranh tại Mỹ. Chị Kim cho biết, chị đã học vẽ từ cha – một thầy giáo dạy toán và Pháp văn nhưng đam mê hội họa. Mỗi lần nhớ cha chị lại cầm cọ… Đầu tháng 1-1993, chị đã mở triển lãm tranh đầu tiên với 38 bức sơn dầu. Trong tranh triển lãm hôm đó đã bán được 22 bức với số tiền 12.000 USD tương đương khoảng 2 tỷ đồng hiện nay. Một nửa trong số tiền đó được đưa vào quỹ từ thiện – xã hội giúp đỡ đồng bào nghèo khắp mọi miền đất nước.

Nhà văn Trnh Bích Ngân – Ch tch Hi Nhà văn TP.HCM nhn xét: “Ch Lê Th Kim có mt trái tim du dàng ca mt ngưi m. Nghĩa tình trong thơ, trong tranh và nghĩa tình nơi nhà thơ, ha sĩ Lê Th Kim dành cho ngưi thân, gia đình, bè bn, cho cuc đi, đc bit là nhng cnh đi khó khăn cơ nh… dưng như mi ngày đy thêm lên, ngay c trong hoàn cnh gieo neo đau m mà ch đang phi chng chi đ vưt qua”.

Đầu tháng 12-2016, tại Hội Mỹ thuật TP.HCM, chị Kim tổ chức triển lãm tranh lần 2 với chủ đề “Thanh âm từ lồng ngực trái”. Lần này tác phẩm của chị triển lãm cùng tác phẩm của con trai là họa sĩ Nguyễn Trọng Hiếu. Hai mẹ con đã trích ra 76 triệu đồng từ tiền bán tranh để góp vào Quỹ học bổng Môtô do hai nhà văn Nguyễn Đông Thức và Đoàn Thạch Biền thành lập từ năm 2012.

Lần thứ 3, tranh của chị Kim xuất hiện trong Gallery Littman – Trường Đại học Portland (Hoa Kỳ) cùng một số họa sĩ nữ Việt Nam như: Cao Thị Được, Đặng Thị Dương, Trần Thùy Linh, Nguyễn Thị Quang Vinh…

Giới họa sĩ đánh giá tranh của chị Kim tràn đầy nữ tính với màu tím chủ đạo. Đây là màu áo dài đồng phục của trường nữ trung học Gia Long ngày xưa – nơi chị từng học. Những nét vẽ duyên dáng, nhẹ nhàng như thơ của chị. Đặc biệt chị thường vẽ những cô gái có cổ dài, rất dài với biểu cảm rất tâm tư, sâu lắng. Chị Kim giải thích: “Trong cuộc sống Kim gặp nhiều điều không may như chồng (nhà văn Đông Quân) mất khi hai con trai còn nhỏ, tôi phải một mình nuôi con. Con trai út của tôi không may bị khuyết tật, tôi phải cố làm mọi cách để giúp con… rồi vô vàn những khó khăn, thử thách khác… Những cô gái trong tranh của tôi muốn ngẩng cao đầu để tìm hướng đi, để vượt qua chính mình, chu toàn bổn phận của mình. Vì thế họ có cổ dài hoặc rất dài”.

Nhờ những ước vọng và tâm tư trong sáng tác này, tranh của chị Kim trở nên độc đáo, rất riêng, không “đụng hàng” và gây tò mò, thích thú cho người mê tranh. Cuối tháng 10-2020, 27 nữ họa sĩ trưng bày 38 tác phẩm tại triển lãm “Nhịp cầu xanh 2020”, nhằm góp tiền bán tranh ủng hộ đồng bào bị thiệt hại vì lũ lụt ở miền Trung. Bức tranh “Mắt tím” của chị Kim vẽ một cô gái cổ rất dài, tóc bay theo gió và hoa đã bán được giá cao nhất (khoảng 1.000 USD). Chị Kim hoạt động từ thiện đã nhiều năm, trái tim của người đàn bà thơ tài hoa dễ khóc dễ cười dễ cảm thông chia sẻ ấy luôn rung lên những nhịp gấp của một tấm lòng nhân hậu.

Kiu Khánh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)