Nhịp cầu sư phạmNhịp sống học đường

Nghịch lý thừa, thiếu GV

Tạp Chí Giáo Dục

Thiếu mt tm nhìn chiến lưc v giáo dc (GD)nói chung và thiếu tm nhìn v d báo nhân lc ngành GD nói riêng là nguyên nhân dn đến thiếu tha giáo viên (GV) như hin nay.

Cô trò Trưng THCS Cu Long (Bình Thnh) trong ngày khai ging năm hc mi 2018-2019

Việc thiếu, thừa GV như hiện nay có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân cơ bản nhất chính là chúng ta thiếu một tầm nhìn chiến lược về GD nói chung và thiếu tầm nhìn về dự báo nhân lực ngành GD nói riêng. Mặc dù tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm liên tục giảm, từ 1,16% năm 2007 xuống còn 0,92% năm 2017, số trẻ em hàng năm được sinh ra trong 10 năm gần đây tăng không đáng kể, nhưng số học sinh (HS) mẫu giáo tăng quá nhanh, từ 2.524.300 HS trong năm học 2006-2007 đã lên đến 4.409.600 HS trong năm học 2016-2017 (tăng 1,75 lần). Tăng HS tất nhiên phải tăng GV. Số GV mầm non trong năm học 2006-2007 là 122.900 GV thì năm 2016-2017 lên đến 250.800 GV, tăng 2,04 lần. Với tốc độ tăng HS mầm non như vậy, rõ ràng nếu không dự báo trước thì rất khó giải quyết bài toán thiếu GV.

Trong khi bậc mầm non có những thay đổi theo xu hướng tăng số HS, song những thay đổi trong bậc phổ thông lại xảy ra theo chiều hướng khác, cũng là điều đáng bàn. Năm học 2006-2007, cả nước có 16.348.000 HS, trong đó tiểu học là 10.352.700 HS, THCS là 4.839.700 HS, THPT là 1.155.600 HS. Đến năm 2016-2017, tổng số HS cả nước là 15.514.300 em, trong đó tiểu học là 7.801.600 HS, THCS là 5.235.500 HS và THPT là 2.477.200 em. Vấn đề là trong 10 năm qua, số HS phổ thông có xu hướng giảm ổn định, nhưng lại có sự giảm đáng kể trong số HS tiểu học, tăng chậm ở THCS, nhưng đặc biệt tăng mạnh ở THPT. Như vậy, nếu không có sự thay đổi sĩ số lớp học thì số GV tiểu học phải giảm đi 1/4 và số GV THPT phải tăng 2,14 lần.

Sự thay đổi này là một trong những yếu tố dẫn đến sự thừa, thiếu GV như trong thời gian vừa qua, đặc biệt là sự thiếu hụt GV mầm non (nhu cầu về GV phải tăng ít nhất 1,8 lần). Nếu có dự báo dài hạn, sự thiếu hụt trầm trọng và thiếu thừa cục bộ thì không thể xảy ra một cách trầm trọng như đầu năm học này.

Khi có chủ trương đưa trẻ 5 tuổi đến trường mẫu giáo, dù có chỉ thị của ngành nhưng phần lớn các trường sư phạm không có khả năng tăng quy mô đào tạo cả bậc đào tạo GV mầm non, dẫn đến tình trạng thiếu GV mầm non là một điều tất yếu. Ví dụ, cách đây khoảng 7 năm, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đã đặt vấn đề với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM đào tạo cho TP khoảng 7.000 GV mầm non có trình độ ĐH. Với chỉ tiêu Bộ GD-ĐT giao hàng năm và với đề nghị này, ĐH Sư phạm TP.HCM phải mất hơn 30 năm mới chỉ đáp ứng được nhu cầu GV mầm non của TP.HCM lúc đó. Và trường đã không làm được điều này.

Hiện nay, GV làm việc theo cơ chế hợp đồng lao động, có hợp đồng dài hạn, có ngắn hạn. Việc ổn định đội ngũ GV là một yếu tố cấu thành văn hóa cũng như chất lượng trường học. Nhưng không phải cứ có sự ổn định GV thì nhà trường sẽ phát triển. Sự luân chuyển GV cũng là một trong những yếu tố khuyến khích các nhà trường tuyển được GV giỏi về làm việc cho trường mình. Phải nhấn mạnh, chỉ khi nào người có quyền tuyển GV toàn tâm toàn ý cho nhà trường mới triệt tiêu được tiêu cực tuyển dụng, không thì ngược lại. Như vậy việc giao quyền tuyển dụng GV cho hiệu trưởng đòi hỏi phải có quy định chặt chẽ về đánh giá GV và có cơ chế giám sát hiệu trưởng. Nhưng hiệu trưởng phải là người được ra quyết định chọn GV (thông qua hội đồng tuyển chọn của trường/tổ bộ môn) là con đường hợp lý hơn cả. Bởi nguyên tắc người sử dụng có quyền chọn sản phẩm cho mình luôn đúng, cả trong trường hợp tuyển dụng GV.

Để giải quyết một cách khả thi tình trạng vừa thừa vừa thiếu GV như hiện nay, nhất là những chuyện đau lòng xảy ra trong ngành GD như: GV tự nhiên mất việc, GV trung học bị điều động xuống dạy tiểu học, mầm non… thì GD trước hết phải làm tốt công tác dự báo. Muốn có dự báo đúng thì phải có cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác bên cạnh có được chính sách phát triển lâu dài. Chính sách GD phải có tính lâu bền nhưng vẫn phải bảo đảm sự nhanh nhạy trong việc đáp ứng nhu cầu ngắn hạn, thậm chí nhu cầu trước mắt.

Sau đó là chính sách tuyển dụng và đãi ngộ GV. Nếu đội ngũ GV quay lưng với GD thì chẳng khi nào chúng ta chủ động được đội ngũ GV. Về nguyên tắc, Nhà nước, bằng cố gắng của mình, phải duy trì cho được cuộc sống người lao động trong ngành GD. Không thể vin vào các điều khoản hợp đồng để sa thải GV hàng loạt mà không lường trước những hậu quả do sa thải mang lại. Chính sự thiếu chính xác (hoặc không) dự báo dài hạn được số HS đến trường là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc thừa thiếu GV, và cả việc một số địa phương đã sa thải GV vì thừa do tuyển dụng.

Ở thời điểm hiện tại, giao cho hiệu trưởng chủ động trong sử dụng biên chế, ít nhất là khoảng 15-20% biên chế được giao để có thể sử dụng nguồn nhân lực GV tốt hơn.

Nguyn Kim Hng
(Trưng ĐH Sư phm TP.HCM)

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)