Kinh tế - Giáo dụcChuyện doanh nghiệp

Nghịch lý trong xuất, nhập khẩu nguyên liệu cao su: Lỗi từ cơ chế điều hành

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Là nước xuất khẩu (XK) nguyên liệu đứng thứ 4 thế giới, nhưng doanh nghiệp (DN) chế biến trong nước lại thường xuyên đối mặt tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất… Nghịch lý này đã tồn tại khá lâu và ngày càng trầm trọng trong ngành sản xuất cao su Việt Nam (VN).  
Ảnh: minh họa – Internet
Xuất cứ xuất,thiếu cứ thiếu
Từ đầu năm đến nay, giá mủ cao su thiên nhiên XK lên xuống thất thường. Trong bối cảnh đó, XK cao su thiên nhiên nước ta 6 tháng qua vẫn đạt 284.000 tấn, tăng 17,7% về lượng và tăng 90,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước. Giá cao su XK bình quân đạt 4.410 USD/tấn, tăng 60% so với năm ngoái. Dự báo cả năm 2011, toàn ngành sản xuất cao su trong nước có thể tăng khoảng 4% sản lượng và nhờ bổ sung nguồn cao su tạm nhập tái xuất, VN sẽ XK 800.000 tấn cao su, trị giá 3 tỉ USD.
Tuy nhiên, ngược với vị trí thứ 4 thế giới về XK mủ cao su, các DN chế biến cao su trong nước lại đang thiếu nguyên liệu trầm trọng. Có những DN như Công ty CP cao su Đà Nẵng, vừa khởi công xây dựng nhà máy sản xuất lốp xe radiant 600.000 chiếc/năm, khi vận hành cần tới 20.000 tấn mủ cao su nguyên liệu/năm, nhưng lại đang không tìm được nguồn mua nguyên liệu ổn định trong nước. Thực tế là ngành cao su đang tập trung cho XK chứ không bán cho DN trong nước, khiến chẳng những DN "nội" mà nhiều DN sản xuất săm lốp ô tô nước ngoài cũng phải nhập nguyên liệu.
Cần một sự gắn kết
Điều đáng bàn là năm 2010, cả nước XK trên 780.000 tấn cao su nguyên liệu, thu khoảng 2,4 tỉ USD, trong khi theo ước tính của Hiệp hội Cao su VN (VRA), DN sản xuất trong nước chỉ sử dụng 140.000 tấn mủ cao su. Vậy không thể nói là thiếu nguyên liệu. Lý giải nghịch cảnh này, Chủ tịch VRA kiêm quyền Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp cao su VN Lê Quang Thung cho rằng, DN trong nước chưa chịu vận hành theo cơ chế thị trường, luôn có tâm lý muốn mua rẻ. Những năm 1999 – 2000, thị trường cao su không ổn định, sản lượng nhiều, DN thu mua nguyên liệu ép giá, nhiều đơn hàng đã ký bị hủy bỏ… khiến DN sản xuất lao đao bởi lượng tồn kho lớn.
Song, khi ngành sản xuất nguyên liệu cao su đã tổ chức lại được lượng khách hàng dồi dào, giá cả phụ thuộc vào thị trường… thì các DN trong nước vẫn kiểu "chộp giật" theo cơ chế cũ. Ngoài ra còn do sự thiếu gắn kết ngay giữa các DN, mà cụ thể là trước đây, Tổng Công ty Cao su muốn được làm cổ đông chiến lược của Tổng Công ty Hóa chất (nay là Tập đoàn Hóa chất) để cung ứng nguyên liệu cho sản xuất nhưng Tổng Công ty Hóa chất không chấp thuận.
Cần khẳng định, việc xuất cứ xuất dù nguyên liệu cho sản xuất trong nước vẫn thiếu bắt nguồn từcông tác điều hành của cơ quan quản lý, không thể đổ hết lỗi cho DN. Tuy vậy, các chuyên gia công thương khuyến cáo, để không chỉ DN mà cả người dân đều hưởng lợi, DN trong nước nên chủ động thu mua nguyên liệu theo cơ chế thị trường, giá bình đẳng như DN "ngoại". Đồng thời, các đơn vị sản xuất, chế biến săm lốp trong nước nên để DN sản xuất nguyên liệu làm cổ đông chiến lược, nhằm giành thế chủ động trong cung cấp nguyên liệu phục vụ sản xuất.
Theo Thanh Hà
Kinh tế & Đô thị

 

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)