Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghiêm ngặt quản lý quảng cáo trên mạng xã hội

Tạp Chí Giáo Dục

Ti k hp th 17 HĐND TP.HCM khóa X, nhim k 2021-2026, ông Lâm Đình Thng – Giám đc S Thông tin và Truyn thông (TT-TT) TP.HCM cho biết hin nay, có nhiu đơn v li dng mng xã hi, bt chp vì li nhun đ đăng các thông tin qung cáo sai s tht. Điu này gây nhiu khó khăn trong qun lý cũng như nh hưng không tt đến ngưi tiêu dùng…


Ông Lâm Đình Thng – Giám đc S TT-TT TP.HCM thông tin v vic qung cáo trên mng xã hi hin nay Đi biu Nguyn Th Nga cht vn ti k hp

Qung cáo sai s tht trên mng xã hi tràn lan

Thời gian gần đây, các trang thông tin quảng cáo sai sự thật đang xuất hiện tràn lan, gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, sức khỏe người tiêu dùng, các trang mạng xã hội này chưa có đại diện pháp lý tại Việt Nam. Những nền tảng này sử dụng tên miền quốc tế và đặt máy chủ ở nước ngoài, chứ không phải tại Việt Nam.

Khi các cơ quan chức năng trong nước yêu cầu gỡ bỏ nội dung vi phạm, các doanh nghiệp vận hành mạng xã hội này thường bao biện bằng các quy định nội bộ để né tránh trách nhiệm. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc quản lý và kiểm soát thông tin, mà còn tạo điều kiện cho tin giả và tin sai lệch lan truyền một cách không kiểm soát.

Thông tin, quảng cáo giả trên mạng xã hội, theo Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM hiện được cung cấp từ hai nguồn chính. Đầu tiên là các trang mạng trong nước với nguồn gốc rõ ràng và được cấp phép. Thứ hai là những thông tin không rõ nguồn gốc xuất hiện trên các mạng xã hội xuyên biên giới như Facebook, YouTube, và TikTok. Hiện nay, phần lớn tin giả đang lan truyền mạnh mẽ trên các nền tảng này.


Qung cáo sai s tht trên nn tng Facebook đã b Thanh tra S Y tế x lý. Ảnh: Sở Y tế

Thực tế hiện nay, việc phối hợp giữa các cơ quan chức năng để xác định thông tin giả hiện chưa được nhịp nhàng và mất nhiều thời gian. Trong thời gian qua, Sở TT-TT đã phối hợp với Bộ TT-TT để xử lý nghiêm các vi phạm. “Cần có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bộ, ngành trong việc xác định tin giả, tin xấu độc, đặc biệt là phải có người chủ trì kết luận tin giả và người phát ngôn chịu trách nhiệm”, ông Thắng đề xuất.

“Luật Quảng cáo hiện nay chưa có quy định chi tiết về việc quản lý cấp phép quảng cáo trên mạng xã hội, các trang thông tin điện tử. Hiện nay, Bộ TT-TT đã nhận thấy vấn đề này, các sở, ngành, các địa phương đang phối hợp cùng Bộ TT-TT dự thảo để sửa Luật Quảng cáo, từ đó có các thể chế quy định pháp luật và xử lý triệt để trong thời gian sắp tới”, ông Thắng thông tin.

Ông Lâm Đình Thắng cũng bày tỏ, hiện nay do sự phát triển của quảng cáo trên mạng xã hội ngày càng tăng nên hầu như các sở ngành địa phương đều thiếu hụt nhân sự để quản lý về nội dung này, nhân sự không có chuyên môn sau về vấn đề quản lý quảng cáo và chưa có phòng ban cụ thể làm việc về vấn đề này.

Ông Thắng nhấn mạnh rằng việc thiếu sự hợp tác từ các mạng xã hội này đã khiến các nỗ lực ngăn chặn thông tin sai lệch của Việt Nam gặp nhiều trở ngại, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ hơn và những biện pháp mạnh mẽ hơn từ phía cơ quan chức năng.

S có quy chế qun lý qung cáo nghiêm ngt và đy đ hơn

Đại biểu Nguyễn Minh Nhựt đặt vấn đề: Việc quảng cáo trên các nền tảng về internet, về mạng xã hội, quảng cáo qua các cuộc gọi, tin nhắn, và người nổi tiếng ngày càng phổ biến và khó kiểm soát, như vậy thì TP có những giải pháp gì để quản lý được các vấn đề này?

Theo Giám đốc sở Lâm Đình Thắng, sắp tới Sở TT-TT sẽ tham mưu ý kiến chỉ đạo và triển khai nhiều cải cách quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý về hoạt động quảng cáo. Cụ thể Sở TT-TT sẽ phối hợp với các đơn vị, cơ quan chức năng thực hiện đề ra các quy chế quản lý quảng cáo nghiêm ngặt và đầy đủ hơn, nhằm đảm bảo hoạt động quảng cáo diễn ra đúng quy định pháp luật, minh bạch và hiệu quả.

Bên cạnh đó, sở cũng kiến nghị Bộ TT-TT tiếp tục rà soát lập một danh sách trắng (white list) gồm các trang, các kênh mạng xã hội được công nhận đã chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật, có giá trị tích cực. Bộ TT-TT đang ngày càng mở rộng hơn danh sách này và sẽ công bố rộng rãi để các đơn vị có nhu cầu quảng cáo sẽ tin tưởng đặt quảng cáo trên các cơ sở này, thay vì những trang không chính thống, thiếu uy tín.


Đại biểu Nguyễn Thị Nga chất vấn tại kỳ họp

“Khi người dân thấy các quảng cáo từ các đơn vị trên các nền tảng, danh sách chính thống được công bố thì sẽ có niềm tin hơn”, ông Thắng nói.

Đại biểu Nguyễn Thị Nga đặt vấn đề: Thương mại điện tử ngày càng phát triển, nhu cầu mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng. Việc quản lý quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội, nhất là việc sử dụng những người nổi tiếng, diễn viên, nghệ sĩ, người dẫn dắt để quảng cáo các sản phẩm được thực hiện ra sao, những thông tin không đúng sự thật thì được TP quản lý như thế nào để bảo vệ người tiêu dùng?

Vấn đề này, Giám đốc Sở TT-TT Lâm Đình Thắng cho biết: Sở đang tổng hợp danh sách các KOLs. “Hiện nay có khoảng 720 KOLs (Key Opinion Leader – người có sức ảnh hưởng lên cộng đồng mạng), là người nổi tiếng trên mạng xã hội đang hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Sở theo dõi danh sách này để tăng cường công tác quản lý, phối hợp xử lý kịp thời nếu có vi phạm sau này”.

Về mặt tích cực, Sở TT-TT cũng đang phát huy nhóm KOLs trong các hoạt động chung của TP. Điển hình như tuyên truyền Nghị quyết 98 và trong lễ hội sông nước thành phố tổ chức vừa qua.

Thương Nguyên

Bình luận (0)