Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghiêm trị hành vi quấy rối tình dục

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Khong 40% ph n và nam gii đã chng kiến các hành vi quy ri tình dc (QRTD); 18,5% ph n b QRTD bt k thi đim nào trong ngày; 11,7% nam gii tham gia phng vn tha nhn đã có các hành vi QRTD đi vi ph n và tr em gái nơi công cng…


Tr ăn xin – đi tưng d b quy ri tình dc

Thông tin này được báo cáo tại Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện chiến lược, Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ giai đoạn 2011-2020” và sơ kết 4 năm thực hiện đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2017-2020” trên địa bàn TP.HCM do UBND TP.HCM tổ chức mới đây.

Ph n và tr em không đưc an toàn

Đây là kết quả “Khảo sát cơ sở dữ liệu đầu vào xây dựng khung giám sát đánh giá phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới, đặc biệt là QRTD/ bạo lực tình dục (BLTD)” trên địa bàn các quận tại TP.HCM do Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) và Sở LĐ-TB&XH TP.HCM thực hiện. Cũng theo khảo sát, những nơi phụ nữ cảm thấy không an toàn nhất là hẻm; nhà hàng/quán bar; công viên; trên xe buýt, nhà chờ, nhà vệ sinh công cộng…

Đại diện UN Women thông tin, kết quả khảo sát này không mang tính đại diện cho TP.HCM, bởi chỉ được tiến hành trên 2 quận được lựa chọn thí điểm can thiệp (quận 1 và quận 10) và địa bàn đối chiếu (quận 3). Bên cạnh đó, khảo sát đã không tiến hành đối với các đối tượng dưới 18 tuổi vì yêu cầu nghiêm ngặt của các tiêu chuẩn đạo đức khi khảo sát với trẻ em. Do đó, các dữ liệu có liên quan đến trẻ em chỉ được rút ra từ những nhận định của người tham gia phỏng vấn (từ 18 tuổi trở lên) nên có thể không phản ánh chính xác số vụ QRTD và BLTD xảy ra trên thực tế.

Tuy nhiên, kết quả xử lý số liệu trên 1.200 phiếu khảo sát (670 nữ và 530 nam); 17 cuộc phỏng vấn sâu; 9 cuộc thảo luận nhóm trọng tâm; 59 phiếu tham vấn ý kiến nhanh cũng đã có được tỷ lệ xác suất tin cậy về thực trạng QRTD ở nơi công cộng trên địa bàn TP.

Bà Thanh cho biết, từ kết quả khảo sát trên, TP đã xây dựng kế hoạch hoạt động cho “Chương trình TP an toàn với phụ nữ và trẻ em gái trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2017-2025” và xây dựng dữ liệu cơ sở đầu vào chương trình nhằm phục vụ mục đích giám sát và đánh giá các can thiệp sau này.

Kết quả khảo sát cho thấy, phụ nữ và trẻ em không được an toàn ở nơi công cộng là tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nổi cộm nhất là hiện tượng QRTD và một số hình thức BLTD đối với nhóm phụ nữ và trẻ em gái dễ bị tổn thương diễn ra tương đối phổ biến ở nơi công cộng tại TP.HCM.

Cn quy đnh pháp lý c th

QRTD, BLTD làm tổn hại lớn đến sức khỏe, tinh thần đối với phụ nữ và trẻ em gái nói riêng và toàn xã hội nhưng mọi người thường bỏ qua, không giải quyết và nhìn nhận đó như là một vấn đề cá nhân. Trầm trọng hơn khi chưa có các quy định pháp lý cụ thể xử lý QRTD nơi công cộng.

Bà Thanh cho biết, TP đã ban hành hệ thống văn bản, đầu tư nguồn lực kinh phí và con người để triển khai thực hiện đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới trên địa bàn TP đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”. Tuy nhiên, thách thức hiện nay là “bạo lực trên cơ sở giới” chưa có định nghĩa rõ ràng, khó tiếp cận thông tin, chưa có số liệu đầy đủ về bạo lực trên cơ sở giới, chỉ thống kê được số liệu về bạo lực gia đình.

Bên cạnh đó, các chuẩn mực về văn hóa truyền thống vẫn còn nặng nề nên bạo lực trên cơ sở giới đã len lỏi trong đời sống người dân, diễn biến phức tạp, khó xác định. Nhiều người không biết mình đang chịu bạo lực nên thường bỏ qua các hành vi bạo lực, do vậy không khai báo hoặc không tìm đến sự hỗ trợ của địa phương.

Vấn đề nổi cộm từ kết quả khảo sát nêu trên của TP, cho thấy các hành vi QRTD theo chuẩn mực quốc tế được coi là một biểu hiện của bạo lực trên cơ sở giới; tuy nhiên, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể nên khó xử lý các vụ việc xảy ra trên thực tế.

Đây là vấn đề rộng, mới và khó đối với đô thị đặc thù như TP.HCM, vì vậy TP rất cần sự hỗ trợ nguồn lực và kỹ thuật từ các bộ, ngành; các tổ chức quốc tế tại Việt Nam nhằm giúp TP xây dựng các giải pháp cụ thể đối với từng ngành, lĩnh vực đảm bảo việc triển khai đồng bộ các quy định, chính sách về TP an toàn với phụ nữ và trẻ em. Đồng thời cần có hướng dẫn cụ thể tiêu chí đánh giá, đo lường, cơ chế phối hợp để tránh đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan liên quan.

CN CÓ KHUNG PHÁP LÝ ĐY Đ VÀ TOÀN DIN

Theo TS. Nguyễn Thị Lan Hương, QRTD là một trong các hình thức bạo lực trên cơ sở giới. Việt Nam cần xây dựng một khung pháp lý đầy đủ và toàn diện theo yêu cầu của Tuyên bố chung về xóa bỏ mọi hình thức bạo lực đối với phụ nữ (CEDAW-1993).

Để có khung pháp lý đầy đủ và toàn diện, bà Hương kiến nghị các nội dung: Xác định rõ hành vi nào là hành vi QRTD; Xác định rõ những không gian công cộng bao gồm tất cả những địa điểm bên ngoài không gian riêng tư (nơi sinh sống) của nạn nhân; Quy định rõ trách nhiệm của người chứng kiến hành vi QRTD; Quy định về các biện pháp chế tài đủ nghiêm khắc để giáo dục người thực hiện hành vi QRTD…


Qu
y ri tình dc nơi công s. Ảnh: I.T

TS. Phan Thị Lan Hương (Trường ĐH Luật Hà Nội) khẳng định QRTD là một trong các hình thức bạo lực trên cơ sở giới. Tuy nhiên, hành vi nào được xem là hành vi QRTD thì có sự khác biệt rõ rệt giữa các quốc gia phụ thuộc vào môi trường văn hóa – xã hội.

Đối với các nước trong khu vực châu Á, QRTD thường được mô tả là vô hại và là một biểu hiện của sự đánh giá cao đàn ông đối với phụ nữ, mà rõ ràng bỏ qua thực tế rằng tán tỉnh là hành vi đồng thuận giữa hai người, trong khi QRTD là hành vi của một bên liên quan.

Bà Hương nói: “Việt Nam chưa có một văn bản pháp luật quy định chính thức, cụ thể về các hành vi QRTD đối với phụ nữ và trẻ em gái. Các hành vi QRTD xảy ra trong thời gian qua đang được áp dụng theo Nghị định 167/2013 với mức phạt trung bình là 200.000 đồng. Mức phạt này quá thấp này đã gây những phản ứng tiêu cực trong xã hội, không đủ nghiêm khắc để giáo dục đối với người thực hiện hành vi vi phạm”.

Riêng đối với TP.HCM, để chấm dứt các hành vi QRTD ở nơi công cộng, TP cần có kế hoạch cải tạo và đầu tư vào sự an toàn và sự phát triển của các không gian công cộng; Hoàn thiện bộ máy chỉ đạo và điều hành thực hiện TP an toàn; Đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các tổ chức xã hội và tổ chức quốc tế để hỗ trợ chuyên gia đào tạo về kiến thức QRTD/BLTD…

T.Anh

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)