Tuyên truyền pháp luậtGia đình - Xã hội

Nghiên cứu của học sinh không còn “trùm mền”

Tạp Chí Giáo Dục

0
(0)

Không còn là lý thuyết suông, nhng đ tài, d án nghiên cu khoa hc ca hc sinh ti TP.HCM ngày càng đi vào thc tin vi tính ng dng cao, hưng ti gii quyết nhng vn đ bc xúc, trăn tr trong đi sng…


Nhiu đ tài, d án nghiên cu khoa hc gii quyết các vn đ trong chính cuc sng hc sinh. Trong nh: Hc sinh Trưng THCS-THPT Hoa Sen t nghiên cu, sn xut nưc ra tay sát khun phòng chng dch Covid-19

Xây dng đ tài t… đi sng ca bn thân

“Hiện nay, có một thực trạng đáng quan ngại nhưng chưa được quan tâm đúng mực đó là việc sử dụng thuốc lá điện tử ở học sinh. Những chất kích thích trong thuốc lá điện tử mà học sinh hút là loại rất khó kiểm soát, nhận biết được. Để tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng trên đồng thời đưa ra những giải pháp để hạn chế, nhóm tiến hành thực hiện một dự án nghiên cứu khoa học về thuốc lá điện tử ở trường THPT…”. Đây là lời mở đầu trong phiếu khảo sát về thực trạng sử dụng thuốc lá điện tử trong học sinh THPT do một nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.Thủ Đức) thực hiện. Theo đó, phiếu khảo sát với 13 câu hỏi trắc nghiệm tìm hiểu về hiểu biết, nguyên nhân và tác hại của thuốc lá điện tử trong học sinh THPT, cùng với đó là ghi nhận những đề xuất, giải pháp để hạn chế việc sử dụng thuốc lá điện tử trong nhà trường nói riêng và xã hội nói chung. Do “đánh” đúng và trúng tâm lý học sinh, ngay lập tức đề tài nhận được sự chia sẻ, thu hút đông đảo học sinh tham gia.

Trước đó, đề tài nghiên cứu tính hiệu quả trong việc học trực tuyến trong mùa dịch của học sinh TP.HCM do một nhóm học sinh khác ở Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thực hiện cũng nhận được sự chú ý của nhiều học sinh. Đặc biệt, một số đề tài về môi trường thiết thực như biến bã mía thành giấy; ứng dụng điện thoại Wecopia “game hóa” thử thách sống xanh, hướng đến bảo vệ môi trường… do học sinh Trường THPT Nguyễn Hữu Huân thực hiện đã từng vượt qua nhiều đề tài của sinh viên, đoạt các giải thưởng về môi trường, tính độc đáo, ứng dụng cao. “Những đề tài nghiên cứu của học sinh đã và đang ngày càng đi vào đời sống. Không quá chuyên sâu hay “đao to búa lớn”, nhiều đề tài nghiên cứu đi vào tìm hiểu những vấn đề của chính cuộc sống xung quanh học sinh, gắn với đời sống các em, có thể là trong chính nhà trường hay gia đình, cộng đồng, qua đó đưa ra những giải pháp để cải thiện”, thầy Phạm Phương Bình (Phó Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân) chia sẻ. Điều này, theo thầy Bình thực sự là một “tín hiệu vui” cho thấy tính gần gũi, thiết thực, sự chuyển đổi nhận thức về nghiên cứu khoa học trong góc nhìn của học sinh, đội ngũ giáo viên hướng dẫn. “Nếu như trước đây, việc nghiên cứu khoa học trong nhà trường thường được quan niệm là liên quan đến lĩnh vực và khoa học tự nhiên, thì hiện nay quan niệm đó đã hoàn toàn thay đổi. Học sinh quan tâm nhiều hơn về các lĩnh vực nghiên cứu như môi trường, xã hội học, tâm lý học… Quan trọng nhất là hình thành cho học sinh tư duy nghiên cứu, tư duy làm việc khoa học, kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, đưa các kiến thức đã học đi vào thực tế”, thầy Bình cho biết.

“Chính nhng đ tài, góc nhìn ca hc sinh giúp nhà trưng điu chnh tt hơn các hot đng giáo dc trong trưng theo hưng tim cn nht vi mong mun ca hc sinh…”, cô Bùi Minh Tâm (Hiu trưng Trưng THPT Lương Thế Vinh, Q.1) nói.

Trong mùa dịch Covid-19, nhiều trường học đã tự sản xuất nước rửa tay sát khuẩn được Viện Pasteur TP.HCM chứng nhận đạt tiêu chuẩn tiêu diệt virus, an toàn khi sử dụng. Việc tự sản xuất, nghiên cứu công thức điều chế nước rửa tay sát khuẩn đã giúp học sinh hiểu rõ hơn về cơ chế của kiến thức từ sách vở đi vào đời sống. “Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, định hướng, còn lại học sinh tự tham gia trải nghiệm vào tất cả các công đoạn. Khi sản phẩm do mình thực hiện, nghiên cứu được đi vào đời sống, sử dụng trong chính nhà trường sẽ giúp học sinh yêu thích, hứng thú hơn việc nghiên cứu khoa học, giúp hoạt động nghiên cứu khoa học thêm phong phú, có sức sống, tăng tính trải nghiệm, học đi đôi với hành”, thầy Phước Hoàng Muội (giáo viên Trường THCS-THPT Hoa Sen, TP.HCM) chia sẻ.

Thay đi hành vi trong nhà trưng

Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học do Sở GD-ĐT TP.HCM phát động hàng năm thu hút hàng ngàn đề tài, dự án nghiên cứu của học sinh trên địa bàn thành phố tham gia. Mục đích của cuộc thi nhằm khơi lên niềm yêu thích nghiên cứu khoa học của học sinh, đưa những kiến thức đã học để giải quyết các bài toán thực tiễn đồng thời tìm kiếm “ứng viên nặng ký” để tham gia tranh tài cuộc thi cấp quốc gia. Theo từng năm, lãnh đạo Sở GD-ĐT TP.HCM đánh giá các đề tài, dự án ngày càng có “sức nặng” khi đã đi sâu vào giải quyết những bài toán trong từng khía cạnh của đời sống thực tiễn song lại vừa sức với học sinh.

Năm học 2020-2021, nhiều đề tài, dự án tranh tài tại vòng chung kết cấp thành phố đã thể hiện những góc nhìn rất riêng, rất khác của học sinh, đi từ chính đời sống học đường, thậm chí đã làm thay đổi tư duy quản lý của lãnh đạo nhà trường. 64% là tỷ lệ học sinh nam bậc THCS tại TP.HCM đang chịu ảnh hưởng bởi tính nam độc hại được một nhóm học sinh Trường THCS Kiến Thiết (Q.3) đưa ra trong đề tài “Thực trạng và giải pháp cho vấn đề tính nam độc hại của học sinh trường THCS”. Tính nam độc hại được hiểu là quan điểm về đàn ông, kiểu như là đàn ông, con trai thì không được thế này, không được thế kia. Quan niệm về tính nam độc hại ảnh hưởng đến tâm lý, nhận thức, là nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện thói đua đòi, tiêu cực, các hành vi hút thuốc lá, tiềm tàng bạo lực học đường… “Khi đọc nghiên cứu này của học sinh, đứng từ góc độ của nhà quản lý, tôi thực sự thấy giật mình. Vấn đề này chưa được đề cập nhiều trong đời sống học đường song lại có tác động không hề nhỏ đến môi trường giáo dục của nhà trường. Từ nghiên cứu này của học sinh sẽ giúp các nhà trường quan tâm hơn đến vấn đề này, xây dựng văn hóa trong trường học, thiết kế thêm các chương trình tư vấn về bình đẳng giới, tăng cường thêm hoạt động của mô hình tư vấn học đường…”, hiệu trưởng một trường THCS tại Q.3 thẳng thắn cho biết. Trong khi đó, sau khi đề tài về “Hội chứng ngày thứ hai” do một nhóm học sinh Trường THPT Lương Thế Vinh (Q.1) đề cập, chỉ ra những tồn tại trong tâm lý của học sinh khi đi học vào ngày thứ hai sau 2 ngày nghỉ cuối tuần; Trường THPT Lương Thế Vinh ngày càng đổi mới hơn nữa trong cách thức tổ chức các hoạt động giáo dục vào ngày thứ hai cũng như xuyên suốt trong tuần để thu hút và giải stress cho học sinh. Các tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần được thiết kế thêm nhiều game show cho học sinh tham gia; các sân chơi, những bài thể dục giữa giờ sôi động được lồng ghép linh hoạt trong giờ ra chơi… nhằm giải tỏa áp lực học tập cho học sinh. “Chính những đề tài, góc nhìn của học sinh giúp nhà trường điều chỉnh tốt hơn các hoạt động giáo dục trong trường theo hướng tiệm cận nhất với mong muốn của học sinh. Từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục và rèn luyện học sinh”, cô Bùi Minh Tâm (Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh) bày tỏ.

Bài, ảnh: Thành Nam

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết 0 / 5. Số lượt đánh giá: 0

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)