Sự kiện giáo dụcVấn đề - Sự kiện

Nghiên cứu của học sinh Việt Nam được đăng trên tạp chí quốc tế

Tạp Chí Giáo Dục

Mi đây, mt tp chí khoa hc ca M đã đăng ni dung đ tài nghiên cu phát trin vt liu y tế h tr điu tr vết thương ca thy và trò Trưng THPT Bùi Th Xuân (Q.1, TP.HCM).


Mt thành viên ca nhóm nghiên cu đang thc nghim trong phòng thí nghim

Cụ thể, đề tài “Zn-Al-lớp kép Hydroxide được nạp thuốc là hệ thống cung cấp kháng khuẩn và chống viêm cho ứng dụng làm lành vết thương” với tên gọi quốc tế “Drug – Intercalated Zn-Al- Layered Double Hydroxides as Antibacterial and Anti-inflammatory Delivery Systems for Wound Healing Applications” do thầy Nguyễn Thế Anh (giáo viên môn hóa học) cùng nhóm học sinh Nguyễn Long Nguyên (lớp 11A1), Thông Ngọc Lan Anh (lớp 11A6), Lê Thị Minh Đán (lớp 11A6) thực hiện được đăng trên tạp chí chuyên ngành quốc tế thuộc danh mục ISI (Q2) – Tạp chí khoa học Journal of Cluster Science. Đây là tạp chí danh tiếng trên thế giới trong cộng đồng nghiên cứu khoa học vật liệu và hóa học vật liệu. Đề tài được nhóm thực hiện từ tháng 1-2022, khi đó các em học sinh mới chỉ học lớp 10.

Chia sẻ về mục tiêu thực hiện đề tài, thầy Nguyễn Thế Anh cho hay, thông thường các vết thương mãn tính như vết thương của người bị bệnh tiểu đường thì điều trị theo hình thức phẫu thuật, cắt bỏ, hoặc sử dụng kháng sinh liều cao. Ưu điểm của phương pháp kháng sinh, kháng viêm tại chỗ là đem lại hiệu quả cần thiết để tiêu diệt mầm bệnh, hạn chế tác dụng tiêu cực của thuốc lên cơ thể. Tuy nhiên, hạn chế của băng gạc có chứa kháng sinh thông thường là thiếu sự giải phóng thuốc có kiểm soát, do đó không thể kéo dài hiệu quả của thuốc để chống lại vi khuẩn trong môi trường vết thương dễ lây nhiễm… “Vấn đề đặt ra là tìm ra vật liệu có thể mang thuốc và phân phối thuốc, có thể duy trì nồng độ thuốc điều trị trong thời gian đủ dài nhằm giảm thiểu tác dụng phụ tiêu cực, giảm số lần dùng thuốc, tránh lãng phí thuốc và nâng cao tác dụng của thuốc. Mục tiêu của nhóm nghiên cứu là phát triển một vật liệu phân phối thuốc giúp đưa thuốc đến vết thương một cách hiệu quả, đúng liều lượng, đúng thời điểm. Nghiên cứu của nhóm tập trung vào vật liệu ZnAl Hydroxide lớp đôi ít độc, mang thuốc; tác dụng kháng khuẩn, nấm…”, thầy Thế Anh cho biết.

Theo thầy Thế Anh, điều khó nhất khi phát triển đề tài là kiến thức phổ thông không đủ để nhóm nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực y khoa. Do đó, nhóm nghiên cứu có sự hỗ trợ của PGS.TS Nguyễn Thị Kim Phượng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) cùng một số giảng viên, nghiên cứu sinh của viện. Trong suốt quá trình nghiên cứu, tìm đọc tài liệu, nhóm đã được biết thêm nhiều kiến thức mới. Với riêng học sinh, từng bước một các em được bồi dưỡng thêm kiến thức, gợi mở để tự nghiên cứu, tìm tòi. Một số kiến thức chuyên ngành phải được bổ sung, giáo viên luôn cố gắng biến thành những kiến thức đơn giản để các em dễ hiểu và từng bước đặt câu hỏi, gợi mở để các em tìm hiểu. “Tháng 9-2022, bài báo được gửi đi, song để được đăng trên tạp chí thì đòi hỏi một quá trình phản biện rất lâu giữa nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học. Đề tài khi phản biện phải làm tiếp nhiều khâu, khâu thí nghiệm xác minh rõ để kết luận cụ thể, chính xác hơn, khảo sát thời gian phóng thích thuốc như thế nào để hiệu quả, có an toàn hay không. Đến tháng 2-2023 đề tài mới được đăng. Quá trình phản biện cũng là cách để các em học sinh học hỏi thêm kiến thức, đặc biệt là sự nghiêm túc khi làm khoa học”, thầy Thế Anh chia sẻ.

Khơi lên nim đam mê nghiên cu khoa hc cho hc sinh

“Zn-Al-lớp kép Hydroxide được nạp thuốc là hệ thống cung cấp kháng khuẩn và chống viêm cho ứng dụng làm lành vết thương” là đề tài nghiên cứu thứ 4 của thầy Nguyễn Thế Anh được đăng trên tạp chí khoa học quốc tế, trong đó có 2 đề tài thầy cùng đứng tên với học sinh nhà trường. Thầy Thế Anh chia sẻ, trong mỗi đề tài nghiên cứu, thầy và trò như những cộng sự, cùng trao đổi, cùng nghiên cứu, học hỏi, cùng thắp lên đam mê nghiên cứu khoa học cho những học sinh thực sự có niềm yêu thích nghiên cứu khoa học. Học sinh không chỉ thấy được sự thú vị trong môn học, đưa kiến thức đến cuộc sống mà còn là hướng đi để các em định hướng nghề nghiệp. Để tìm được những cộng sự, thầy Thế Anh cho hay, ngay từ đầu năm lớp 10, thầy lập ra một nhóm nghiên cứu khoa học nhỏ với những học sinh yêu thích bộ môn hóa học, phỏng vấn, tìm hiểu năng lực, khảo sát về mong muốn nghiên cứu của các em… “Ban đầu có những em tham gia chỉ vì ham thích, tò mò, có những em tham gia vì yêu thích thực sự môn hóa học. Tuy nhiên, để nghiên cứu khoa học được thì cần đi đường dài, sự tâm huyết, kiên trì, tự thân các em phải luôn cố gắng để theo đuổi đam mê của mình”, thầy Thế Anh bày tỏ.

Kể lại quá trình thực hiện đề tài, Thông Ngọc Lan Anh cho hay, ban đầu cả nhóm cùng tìm đọc tài liệu nghiên cứu, sau đó thực nghiệm trong môi trường phòng thí nghiệm của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Do việc nghiên cứu diễn ra trong thời gian học ở trường nên cả nhóm gặp nhiều khó khăn. “Khó khăn trước hết là vấn đề thời gian, chúng em phải sắp xếp hợp lý việc học trên lớp với việc nghiên cứu. Chỉ 3 buổi chiều thứ ba, thứ năm và thứ bảy được nghỉ chúng em mới lên viện nghiên cứu; riêng 3 tháng hè lớp 10, ngày nào cả nhóm cũng có mặt ở viện nghiên cứu. Ngoài ra, công đoạn đọc tài liệu cũng đòi hỏi phải “cân não” rất nhiều vì tài liệu hoàn toàn bằng tiếng Anh với rất nhiều thuật ngữ y khoa”, Lan Anh chia sẻ. Tuy nhiên, Lan Anh cho biết thêm, bản thân em và các thành viên trong nhóm đã học hỏi rất nhiều điều khi thực hiện đề tài. Kiến thức ở bậc phổ thông không đủ để thực hiện các nghiên cứu, nhóm đã được các giáo sư, giảng viên ở Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ bảo, hướng dẫn thêm. Đây là trải nghiệm rất đáng quý để mỗi thành viên tiếp tục theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực y khoa. “Để nghiên cứu khoa học thì không hẳn chỉ có đam mê, theo em, đó còn phải là sự kiên trì. Nếu không kiên trì, đề tài rất dễ dừng giữa chừng. Rất nhiều anh chị ở trường đã tự xin học bổng của các trường ĐH lớn tại Mỹ từ chính những đề tài, dự án nghiên cứu ở lĩnh vực mình yêu thích. Em cũng hy vọng đề tài trên sẽ mở ra cho em và các bạn thêm cơ hội để được học hỏi, theo đuổi đam mê nghiên cứu khoa học”, Lan Anh nói.

Với đề tài “Zn-Al-lớp kép Hydroxide được nạp thuốc là hệ thống cung cấp kháng khuẩn và chống viêm cho ứng dụng làm lành vết thương”, nhóm nghiên cứu đã tham gia nhiều cuộc thi nghiên cứu khoa học quốc tế và giành được giải thưởng cao, như đoạt giải vàng tại Hàn Quốc, giải bạc tại Canada, hai giải đặc biệt tại Canada và giải vàng tại Singapore.

Bài, ảnh: Quang Long

Hãy đánh giá bài viết này!

Số điểm trung bình của bài viết (số sao) / 5.

Chưa có ai đánh giá bài viết này! Hãy là người đầu tiên đánh giá

Bạn đã đánh giá bài viết này hữu ích!

Hãy theo dõi chúng tôi trên mạng xã hội

Bình luận (0)